Thị trường chứng khoán châu Á tăng tích cực trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump
Các thị trường lớn nhất châu Á đã trải qua một chặng đường đầy biến động mạnh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, bất ổn địa chính trị và một đại dịch toàn cầu.
Một chủ đề chính trong những năm nhiệm kỳ Tổng thống Trump là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tổng thống Trump cũng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, điều thú vị là các thị trường chứng khoán thế giới đầu tăng mạnh, bất chấp các bất ổn về địa chính trị và chiến tranh thương mại.
Theo đó, kể từ ngày 8/11/2016 khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ đến tháng 10/2020, chỉ số S&P 500 tăng 65%, trong khi chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng khoảng 40%.
Dù khiêm tốn hơn, nhưng chỉ số Stoxx Europe 600 cũng tăng 17% bao gồm cả chi trả cổ tức.
Biểu đồ tương quan giữa các chỉ số chứng khoán lớn từ ngày 8/11/2016 đến cuối tháng 10/2020
Tại châu Á, chỉ số CSI 300, tính hầu hết các công ty lớn nhất của sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến, đã hoạt động tốt trong giai đoạn này với mức tăng trưởng 52%.
Ngược lại, Hồng Kông, trung tâm tài chính của châu Á đã phải vật lộn trong một cuộc suy thoái kéo dài sau một năm biểu tình và giờ là đại dịch, chỉ gần đây mới có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số MSCI Hồng Kông đã có mức tăng trưởng 17%, trong khi mức tăng của chỉ số Hang Seng là 23%.
Biểu đồ tổng tăng trưởng của các chỉ số chứng khoán khu vực châu Á trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Video đang HOT
Trong khi đó, các thị trường Đông Nam Á có mức tăng trưởng khá thấp, với mức tăng trưởng 3% của Indonesia là tốt nhất trong số 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ở những quốc gia khác trong chỉ số MSCI ở châu Á – Thái Bình Dương như chỉ số S&P/NZX 50 của New Zealand tăng tới 75%. Thị trường chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ cũng là những thị trường hoạt động tốt nhất.
Cuộc tranh luận hiện nay giữa các nhà đầu tư là liệu sự vượt trội của chứng khoán Mỹ và châu Á có thể tiếp tục hay không với việc ông Joe Biden dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò trước Ngày bầu cử Mỹ vào thứ Ba (3/11).
“Chúng tôi kỳ vọng chiến thắng của ông Biden sẽ được thị trường chứng khoán châu Á đánh giá tích cực. Một chiến thắng của ông Biden có khả năng báo hiệu sự quay trở lại cách tiếp cận đa phương trong chính sách đối ngoại của Mỹ”, Lorraine Tan, Giám đốc nghiên cứu cổ phiếu của Morningstar tại châu Á cho biết trong một lưu ý ngày 30/10 cho khách hàng.
Chặng đường quỹ ngoại gắn bó với thị trường
Cùng với chặng hành trình 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành quản lý quỹ đã được định hình trong nền kinh tế, trong đó hoạt động của các quỹ ngoại mang đến nhiều dấu ấn tích cực.
Chặng đường quỹ ngoại
Giai đoạn 1991 - 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam), hoạt động của các quỹ ngoại còn nhỏ lẻ, manh mún.
Quỹ ngoại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là Quỹ Vietnam Fund, thành lập năm 1991, với số vốn là 54,3 triệu USD. Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998, Việt Nam có tổng cộng 7 quỹ quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD. Trong năm 1996 và 1997, có 3 trong số 7 quỹ trên thông báo đóng cửa, giá trị tài sản của 4 quỹ còn lại giảm tới 44 - 48% so với giá trị tài sản thực tế ban đầu.
Lý do khiến các quỹ đầu tư vào Việt Nam còn ít, lẻ tẻ là trong giai đoạn này, Việt Nam còn thiếu những cơ sở cần thiết nhất cho thị trường đầu tư. Từ năm 1992 đến năm 1998, chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Giai đoạn 2001 - 2005 (thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành), dòng vốn từ các quỹ ngoại bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ năm 2001 tới năm 2005, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam với 13 quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD.
Đây là kết quả của sự ra đời và phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2000) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2005) cùng với hành lang pháp lý được điều chỉnh theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đơn cử việc điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 20% lên mức 30% (2003) sau đó lên mức 49%.
Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay, quỹ ngoại hoạt động mạnh mẽ, có vai trò quan trọng với thị trường chứng khoán Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm 2006 - 2007 đạt mức bình quân 7,5%/năm, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức B3 lên B1.
Việc gia nhập WTO vào năm 2006 cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán đã giúp Việt Nam thu hút được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư từ các nền kinh tế phát triển.
Cho đến năm 2014, đã có khoảng 25 quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng quy mô vốn lên tới gần 4 tỷ USD.
Gắn bó bền bỉ
Những cái tên hàng đầu được nhiều người biết đến là các nhà quản lý quỹ như Dragon Capital, Vina Capital, MeKong Capital hay Red River Holdings...
Đây chính là những quỹ đầu tư lớn nhất đã gắn bó nhiều năm với các doanh nghiệp niêm yết, các quỹ đầu tư được quản lý bởi những nhà quản lý quỹ này hiện đang là các cổ đông lớn của hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên sàn hiện nay như VNM, HPG, DHG, VCB, VIC. KDC, REE...
Ads by AdAsia
Hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam là quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) của Dragon Capital, quỹ đầu tư này được thành lập từ năm 1995, trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập.
Sự gắn bó của Dragon Capital phần nào cho thấy, nhà đầu tư lớn nhất này vẫn đang đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt.
Năm 2015, Dragon Capital sáp nhập quỹ Vietnam Growth Fund (VGF) vào VEIL, để đưa giá trị tổng tài sản lên gần mức hơn 1 tỷ USD và trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Được thành lập năm 2001, Mekong Capital cũng là công ty có bề dày lịch sử và hoạt động mạnh tại mảng vốn cổ phần chưa niêm yết tại Việt Nam. Các quỹ của Mekong Capital đã hoàn tất 35 khoản đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết, trong đó có 26 khoản thoái vốn hoàn toàn.
Mekong Capital đã cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho 4 quỹ, một trong số đó hiện đang hoạt động.
Một số khoản đầu tư thành công nhất của Mekong Capital bao gồm Thế Giới Đi Động, Trang sức Phú Nhuận (PNJ), ICP, Golden Gate, Trường Quốc tế Việt Nam Úc (VAS), Masan Consumer, Traphaco, Pharmacity, F88, YOLA, Pizza 4P's, Chảo Đỏ, Vua Nệm, ABA Cooltrans và Nhất Tín Logistics.
Một tên tuổi nổi bật khác là quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) được quản lý bởi Vina Capital. VOF được thành lập vào năm 2003 cũng đã trải qua 17 năm hoạt động. Hoạt động đầu tư của VOF khá đa dạng, bao gồm cả cổ phiếu niêm yết, private equity, cổ phiếu OTC, bất động sản và chứng chỉ quỹ niêm yết tại nước ngoài.
PYN Elite Fund (Non-Ucits), tiền thân là quỹ Mutual Fund Elite (Non-Ucits), được thành lập vào đầu năm 1999 bởi PYN Fund Management (Phần Lan). Đây là quỹ đầu tư hướng đến các thị trường tại khu vực châu Á, trừ Nhật Bản.
Trước đây, quỹ này đầu tư chủ yếu vào thị trường Thái Lan. Tính đến cuối tháng 12/2012, quỹ dành đến 85% tài sản để đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, PYN Elite Fund quyết định hiện thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư tại Thái Lan để rót vào những thị trường khác là Việt Nam và Trung Quốc.
Theo báo cáo tháng 6/2020, PYN Elite Fund đang quản lý khối tài sản 388 triệu euro, với cố phiếu Việt Nam chiếm 96% tỷ trọng danh mục đầu tư, còn lại 4% là tiền mặt. Theo đó, Việt Nam trở thành thị trường trọng tâm và duy nhất cho hoạt động đầu tư của quỹ.
Quỹ ETF ngoại
Xuất hiện muộn hơn so với các quỹ đóng và quỹ mở là các quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số ETF. Với những ưu điểm như khả năng phân tán rủi ro tốt và cơ chế hoạt động như một quỹ mở, các quỹ đầu tư chỉ số dần khẳng định tên tuổi và đang trở thành xu hướng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2 quỹ ETF nổi bật nhất là FTSE Vietnam ETF thành lập năm 2008, được quản lý bởi Deutsche Bank AG và VanEck Vector Vietnam ETF (VNM) ra đời năm 2009, được quản lý bởi VanEck Global.
Ngoài ra có thể nhắc tới iShares MSCI Frontier 100 ETF, do Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) quản lý được thành lập vào ngày 19/9/2011. Đây là một quỹ cũng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đang sử dụng chỉ số iShares MSCI Frontier 100 Index để làm cơ sở giao dịch.
Theo báo cáo phân tích của Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI, hiện có 7 quỹ ETF có mức giải ngân đáng kể vào thị trường Việt Nam, bao gồm 2 quỹ nội ETF SSIAM VNX 50; VFMVN30 ETF và 5 quỹ ngoại được niêm yết tại Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Hồng Kông. Tổng tài sản đã được phân bổ cho các cổ phiếu Việt Nam ở mức 1,12 tỷ USD.
Lo ngại về triển vọng nhu cầu nhiên liệu đẩy giá dầu đi xuống Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 20/7. Thị trường hiện đang lo ngại rằng sự phục trong hồi nhu cầu đối với nhiên liệu có thể bị dừng đột ngột do số ca lây nhiễm dịch COVID-19 trên toàn cầu gia tăng. Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 20/7. Ảnh minh họa: TTXVN...