Thị trường chứng khoán châu Á biến động ngược chiều phiên 12/8
Thị trường lo ngại về khả năng các nhà lập pháp Mỹ sẽ không thể sớm tiến tới một thỏa thuận về gói cứu trợ COVID-19 mới, song vẫn lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Giao dịch viên làm việc tại phòng giao dịch chứng khoán, ngân hàng Hana, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày 12/8, khi thị trường lo ngại về khả năng các nhà lập pháp Mỹ sẽ không thể sớm tiến tới một thỏa thuận về gói cứu trợ mới ứng phó với dịch COVID-19, song vẫn lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 93,72 điểm (0,41%), lên 22.843,96 điểm, bất chấp đà suy giảm trên Phố Wall trong phiên trước đó. Tại thị trường Seoul, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng đi lên nhờ kỳ vọng vào việc phát triển thành công vắc-xin ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, cũng như lạc quan của các nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế sau khủng hoảng đại dịch COVID-19. Chốt phiên, chỉ số Kospi tăng 13,68 điểm (0,57%), lên 2.432,35 điểm, đánh dấu phiến tăng điểm thứ tám liên tiếp. Thị trường chứng khoán Singapore, Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia) cũng đều ngả sắc xanh.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia hạ 6,7 điểm (0,11%), xuống 6.132 điểm, khi nhóm cổ phiếu ngành khai khoảng giảm mạnh, trong khi ngân hàng Commonwealth Bank có kết quả kinh doanh tệ hơn các đối thủ.
Thị trường Đài Bắc (Đài Loan), Wellington (New Zealand) và Mumbai (Ấn Độ) cũng đồng loạt đi xuống.
Các cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện Charles Schumer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã đổ vỡ vào ngày 7/8, khi hai đảng đổ lỗi cho nhau về việc đạt được rất ít tiến triển. Hiện phe Dân chủ đề xuất gói cứu trợ 3.400 tỷ USD, trong đó 1/3 dành cho hỗ trợ các chính quyền địa phương và các bang. Trong khi đó, phe Cộng hòa đề xuất gói cứu trợ 1.000 tỷ USD. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái, nếu Chính phủ và Quốc hội không đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ tài chính mới trong vài tháng tới.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng biến động trái chiều. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong khép phiên với mức tăng 353,34 điểm (1,42%), lên 25.244,02 điểm. Nhóm cổ phiếu ngành hàng không dần đầu đà tăng này khi xuất hiện báo cáo cho hay các chuyến bay qua Khu hành chính đặc biệt này tới Trung Quốc đại lục sẽ sớm được nối lại. Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite hạ 21,02 điểm (0.63%).
Video đang HOT
Còn tại Việt Nam, vào lúc đóng cửa phiên giao dịch chiều 11/8, chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0,17% (0,2 điểm) xuống 116,10 điểm trong khi chỉ số VN-Index tăng 0,46% (3,84 điểm) lên 846,92 điểm./.
Sau khi lập đỉnh thanh khoản, thị trường chứng khoán bắt đầu hạ nhiệt
Từ đầu năm 2020, dưới tác động của COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động.
Ảnh: Quý Hòa.
Đỉnh của thanh khoản
Tháng 3.2020, chỉ số VN-Index chạm đáy quanh mốc 649 điểm. Kể từ đó đến tháng 4, thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm. Và giai đoạn này, nhà đầu tư thế hệ F0 cũng liên tục đổ vào thị trường. Trong 3 tháng liên tiếp (3,4,5), có tới hơn 102.700 tài khoản giao dịch chứng khoán trong nước được mở mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Nhờ vậy, thanh khoản trên thị trường chứng khoán liên tục lập đỉnh mới.
Trong tháng 6, phiên giao dịch 11.6 có khối lượng giao dịch cao nhất lịch sử với hơn 700 triệu đơn vị cổ phiếu được giao dịch, tương đương gần 10.000 tỉ đồng. Trên toàn thị trường, giá trị giao dịch lên tới hơn 11.800 tỉ đồng.
Tiếp theo là phiên giao dịch 15.6, với việc mua thỏa thuận cổ phần Vinhomes của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đã đạt mức cao nhất lịch sử. Cụ thể, phiên giao dịch 15.6, một nhóm đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek, đã trở thành cổ đông thiểu số của Vinhomes, với tổng giá trị đầu tư 15.100 tỉ đồng, tương đương 650 triệu USD.
Giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu VHM đã khiến sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM có giá trị giao dịch cao nhất lịch sử với giá trị gần 1 tỉ USD (hơn 22.700 tỉ đồng).
Thanh khoản thị trường luôn ở mức cao trong thời gian qua, chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của nhà đầu tư cá nhân. Trong bối cảnh dòng tiền mới liên tục đổ vào thị trường chứng khoán, giới chuyên gia cũng nhiều lần cảnh báo về rủi ro của thị trường, khi yếu tố cơ bản dường như bị lãng quên.
Trong báo cáo chiến lược được công bố hồi đầu tháng 6, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá không gian tăng trưởng của thị trường chứng khoán không còn nhiều. Sau khi diễn biến tốt hơn so với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, VN-Index đã gần như bắt kịp nhịp hồi của thị trường thế giới trong tháng 5. Hầu hết các cổ phiếu trụ đã hồi phục tốt hơn so với phần còn lại của thị trường. Do đó, VDSC cho rằng lực kéo chỉ số của các cổ phiếu trụ cũng sẽ giảm đi đáng kể so với hai tháng trước đó.
Trong khi đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bắt đầu mua bán có chọn lọc hơn khi mà khối này bắt đầu luân phiên mua bán ròng trong tháng 5 thay vì mua ròng hoàn toàn trong các tháng trước đó.
Chứng khoán hạ nhiệt
Phải thừa nhận 1 điều, trong giai đoạn từ tháng cuối tháng 3-5, nhà đầu tư đã trải qua cảm giác gần như mã nào cũng có lợi nhuận, cứ mua là lời. Và chứng khoán trở nên đặc biệt thu hút nhà đầu tư mới tham gia.
Bước sang tháng 6, thị trường chứng khoán dường như đã hạ nhiệt khi thanh khoản trên thị trường giảm dần từ giữa tháng 6 tới nay. Trái ngược lại với sắc xanh tháng 5, tháng 6 gần như bị nhấn chìm trong sắc đỏ. Từ đầu tháng 6 đến nay, VN-Index đã giảm gần 50 điểm với những phiên tăng, giảm đan xen.
Từ giữa tháng 6, thanh khoản trên sàn HOSE giảm dần, duy trì dưới mốc trung bình 20 phiên. Ảnh: VNDirect.
Phiên giao dịch gần nhất 29.6, sau một thời gian cầm cự, chứng khoán Việt Nam đánh mất điểm khá nặng nề. Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đã giảm 22,6 điểm, đóng cửa tại 829,36. Ở sàn HNX, chỉ số HNX-Index đánh mất 3,1 điểm, đóng của tại vùng 110,32 điểm.
Với chỉ số VN30-Index số điểm giảm trong phiên 29.6 cũng tương đối lớn, hơn 20,7 điểm và đóng cửa tại mốc 774,8 điểm. Hầu hết các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá mạnh như SBT, SSI, VPB,...
Khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng trên toàn thị trường, tuy nhiên áp lực bán ròng vẫn duy trì thấp. Ở sàn HOSE, họ bán ròng 147,5 tỉ đồng, tập trung mạnh ở những cổ phiếu như VNM, SSI, VIC, HSG,...
Độ rộng toàn thị trường phiên 29.6. Ảnh: VDSC.
Như vậy là sau một thời gian suy yếu, thị trường chứng khoán đã có ngày giảm điểm mạnh, các chỉ số chính đều đang kiểm tra các ngưỡng hỗ trợ mạnh và chưa có dấu hiệu tích cực.
VDSC đã nhấn mạnh hồi đầu tháng 6.2020, quý II/2020 là quý ghi nhận kết quả kinh doanh tệ nhất đối với nhiều lĩnh vực cũng như tăng trưởng GDP. Cơ hội để mua với mức giá hấp dẫn có thể phát sinh tại thời điểm đó. Hãy tiết kiệm một phần sức mua cho cơ hội như vậy!
Vaccine chống Covid-19 sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Đà tăng điểm của thị trường chứng khoán đã "chững" lại khiến VN-Index giằng co và giảm điểm nhẹ. Các chuyên gia cho rằng vaccine chống Covid-19 sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. VN-Index dư báo có thê tăng điêm trơ lai trong phiên kê tiêp. Ảnh Internet. Chốt phiên giao dịch chứng khoán 11/8, VN-Index giảm điểm...