Thị trường chứng khoán cần thêm nhiều điều kiện để thu hút được dòng tiền nội
Sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nhà đầu tư nội đang có dấu hiệu giảm dần.
Trong tháng 7 vừa qua, sức hút của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư có sự suy giảm rõ nét. Thể hiện ở số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư giảm hơn 22,5% trong tháng 7. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD) tại ngay 31.7, trên hệ thống của VSD có hơn 2,53 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, so với tháng 6, số lượng tài khoản trong nước mở mới ở mức 27.169 tài khoản, giảm hơn 22,5% so với tháng 6.2020. Trong khi đó, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 33.600 tài khoản hồi cuối tháng 7, tăng 11% so với tháng trước.
Có một mối liên hệ rõ nét giữa số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường và diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Cụ thể, giai đoạn tháng 3 đến giữa tháng 6 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng mạnh, tương đồng với giai đoạn thị trường diễn biến sôi động và hồi phục từ vùng đáy của làn sóng COVID-19 lần một. Tương ứng với đó, khi thị trường bước vào nhịp điều chỉnh kể từ nửa sau tháng 6 đến nay, lượng nhà đầu tư mở mới cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh.
Theo đánh giá của ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), điều này cho thấy để thu hút thêm nhà đầu tư mới tham gia thị trường, điều kiện tiên quyết chúng ta cần là 1 thị trường tăng trưởng bền vững và lành mạnh, thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ cả Chính phủ và các thành viên thị trường. Trong đó, ông Đức Anh cho rằng các giải pháp mang tính ngắn và trung hạn được áp dụng như đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư công, các chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước, đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường, tích cực nghiên cứu đưa ra các sản phẩm, công cụ đầu tư mới. “ Về dài hạn, chúng ta cần các giải pháp tập trung vào việc xây dựng một thị trường chứng khoán tiên tiến, hiệu quả, trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và người dân có niềm tin gửi tiền như một kênh tiết kiệm”, ông Đức Anh chia sẻ.
Đầu tư vàng và chứng khoán
Vàng gần đây trở thành kênh đầu tư nóng nhất khi tính từ đầu năm, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 25 triệu đồng/lượng, tương đương hơn 36%. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng liên tiếp vượt các đỉnh lịch sử, mức tăng cũng lên tới hơn 30% so với hồi đầu năm, sau khi vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Video đang HOT
Mới đây, Goldman Sachs dự báo vàng sẽ tăng lên mức 2.300 USD/ounce trong 12 tháng tới. Trước đó, trong báo cáo triển vọng hàng hóa quý III, các nhà phân tích tại Citigroup cũng đưa ra nhận định giá vàng đang hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất thực ở mức thấp, dòng vốn kỷ lục chảy vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và nhu cầu vàng lên cao, đẩy giá vàng lên cao nhất mọi thời đại trong 6-9 tháng tới.
Nói về tác động của kênh đầu tư vàng đến thị trường chứng khoán, ông Đức Anh nhận định rằng quy mô kênh đầu tư vàng hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nên việc so sánh với kênh đầu tư chứng khoán là tương đối khó khăn. Mặc dù ở thời điểm hiện tại kênh đầu tư vàng có thể có ít nhiều ảnh hưởng đến dòng tiền trên thị trường chứng khoán bởi diễn biến trồi sụt giá vàng ở thời điểm hiện tại.
Tuy vậy, theo ông Đức Anh, đối với 1 nền kinh tế tăng trưởng cao như Việt Nam, các kênh đầu tư mang lại lợi suất cao như cổ phiếu (thông qua chi trả cổ tức), và lợi suất cố định như trái phiếu vẫn thường được đánh giá cao hơn kênh đầu tư không lợi suất như vàng. Thêm vào đó, trong bối cảnh lạm phát duy trì trong tầm kiểm soát, chính sách chống vàng hóa của Chính phủ vẫn đang phát huy hiệu quả.
Do vậy, dù ở hiện tại hay về lâu dài, ông Đức Anh không cho rằng kênh đầu tư vàng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kênh đầu tư chứng khoán.
Từ 6 CTCK đầu tiên vốn điều lệ chỉ vài chục tỷ đồng, bức tranh ngành chứng khoán VN đã thay đổi như thế nào sau 20 năm?
Trong 20 năm phát triển, TTCK có thời điểm ghi nhận hơn 100 CTCK, sự tham gia của các CTCK nước ngoài, đặc biệt Hàn Quốc cũng tạo nên sự cạnh tranh về phí, lãi suất margin và thay đổi top thị phần.
Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 20/7/2000, TTGDCK TP.HCM, tiền thân Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chính thức khai trương hoạt động và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.
Ngày giao dịch đầu tiên đã được tổ chức thành công với 2 cổ phiếu niêm yết là REE của CTCP Cơ điện lạnh và SAM của CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 270 tỷ đồng và có sự tham gia của 6 Công ty chứng khoán (CTCK) thành viên là SSI, Chứng khoán Đệ Nhất - FSC nay là Yuanta, BVSC, ACBS, Chứng khoán Thăng Long - TLS nay là MBS và BSC.
Sau 20 năm vận hành và phát triển, tổng giá trị chứng khoán được mua bán trao đổi qua HoSE đã đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 339 tỷ chứng khoán. Tính đến hết tháng 6/2020, HoSE có 380 mã cổ phiếu niêm yết, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 4 chứng chỉ quỹ ETF, 43 trái phiếu và 76 mã chứng quyền có bảo đảm đang niêm yết. Tổng giá trị vốn hóa trên HoSE đạt trên 2,87 triệu tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị vốn hóa toàn thị trường, tương đương 57% GDP. Cùng với đó, kéo theo sự thay đổi của các CTCK cả về số lượng, chất lượng...
Tăng mạnh về số lượng, quy mô vốn
Thời điểm năm 2000, các CTCK có vốn điều lệ rất nhỏ, đứng đầu vốn điều lệ thời điểm này là BSC với 55 tỷ đồng, tiếp đó là BVSC, ACBS 43 tỷ đồng, FSC 40 tỷ đồng, TLS 9 tỷ và cuối cùng là SSI với 6 tỷ đồng nhưng cho đến nay quy mô vốn của các CTCK này đã tăng lên nhiều lần, hầu hết ở mức trên 1.000 tỷ đồng.
Trong đó SSI đã trở thành CTCK có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. TLS - MBS hiện nay cũng đã tăng vốn lên hơn 1.600 tỷ đồng, FSC sau này là Yuanta cũng đã tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng.
Không chỉ gia tăng về quy mô, số lượng các CTCK cũng tăng mạnh. Từ 6 CTCK ban đầu, năm 2010 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận số lượng CTCK đạt mức kỷ lục - 102 CTCK lớn, nhỏ và hiện tại con số này đang dừng lại ở mốc 74 CTCK.
Đóng góp vào sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng các CTCK hoạt động tại thị trường Việt Nam không thể không kể đến sự xuất hiện và gia tăng ảnh hưởng của các CTCK ngoại. Năm 2013, Maybank Kim Eng (MBKE) trở thành CTCK ngoại đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn ngoại.
Làn sóng M&A ngành chứng khoán cũng diễn ra, sau lần đầu tiên vào năm 2013, 2 CTCK thực hiện hợp nhất là MB (MBS) được cấp giấy phép thành lập trên cơ sở hợp nhất Chứng khoán MB và Chứng khoán VIT (VITS). Sau hợp nhất, MBS có tổng tài sản 2.532 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 621 tỷ đồng. Đây là sự kiện quan trọng trên TTCK và là điểm nhấn của quá trình tái cấu trúc CTCK. Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) một trong 6 CTCK đầu tiên cũng đã được Yuanta (Đài Loan) thâu tóm và nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng.
Gần đây, sự đổ bộ của các CTCK Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam thông qua việc tăng vốn, M&A như Mirae Asset (MASVN), Chứng khoán KIS, Chứng khoán KB, Pinetree, Shinhan... với lợi thế vốn rẻ cũng đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Cạnh tranh gay gắt phí, lãi suất margin
Trong số những CTCK ngoại, các CTCK đến từ xứ sở Kim chi với tiềm lực tài chính, lợi thế vốn rẻ đã mau chóng vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh với những "ông lớn" trong nước, đặc biệt ở khả năng cung cấp dư nợ cho vay margin, điều này đặt ra thách thức lớn cho các CTCK nội trong thời gian tới đây.
Số liệu cập nhật quý II/2020 cho thấy, dư nợ cho vay margin của Mirae Asset đã thiết lập mức kỷ lục mới trên TTCK Việt Nam, lên đến 8.575 tỷ đồng, lớn hơn SSI (3.979 tỷ đồng) và HSC (4.247 tỷ đồng) cộng lại. Hai CTCK đồng hương khác của Mirae Asset là KIS và KB cũng có dư nợ margin ở top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường, lần lượt là 3.084 tỷ đồng và 2.339 tỷ đồng.
Lãi suất margin của các CTCK nước ngoài có thể chỉ ở mức 8-9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các CTCK nội thường dao động trong khoảng từ 12-14%/năm.
Sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài, đặc biệt CTCK Hàn Quốc không chỉ khiến top các CTCK có dư nợ margin lớn thay đổi mà vốn điều lệ đến thị phần cũng đều có sự xáo trộn rất lớn.
Năm 2019, Thông tư 128 thay thế Thông tư 242 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoáN áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng tham gia vào TTCK Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.
Theo đó, dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) chỉ áp dụng mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch trong khi theo thông tư 242/2016/TT-BTC, biểu giá tối thiểu được áp dụng là 0,15% và tối đa 0,5%, khi không còn mức giá sàn các CTCK có thể cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ. Một số CTCK đã hạ phí giao dịch, thậm chí miễn phí hoàn toàn phí giao dịch.
Cách nào để thanh khoản tăng bền trên thị trường chứng khoán Với nhà đầu tư trong nước, mong mỏi lớn nhất là được giao dịch T 0 để tăng thanh khoản, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến tới hoàn thành mục tiêu "phủ sóng chứng khoán" đến 3% dân số, tương đương với gần 3 triệu tài khoản trong năm 2020. Nửa đầu năm 2020,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025