Thị trường chứng khoán bứt phá mạnh, hàng loạt cổ phiếu đã vượt qua giá trước Covid-19
Cùng với sự hồi phục mạnh mẽ của VnIndex, hàng loạt cổ phiếu cũng đã về lại ngưỡng giá cũ trước khi Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu.
Ngày 22/1/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch phiên cuối cùng của năm cũ và bước vào kỳ nghỉ tết nguyên đán dài ngày. Thời điểm đó, chỉ số VnIndex “đóng” ở mức 991,46 điểm với thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 3.000 tỷ (tính cả giao dịch khớp lệnh và thoả thuận), HNX-Index “đóng” ở mức 106,28 điểm với thanh khoản sàn HNX đạt gần 240 tỷ đồng.
Covid-19 lan rộng ở Trung Quốc ngay trong kỳ nghỉ tết nguyên đán dài ngày khiến nhiều nhà đầu tư không kịp hành động. Ngay sau tết nguyên đán, thị trường chứng khoán toàn cầu bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm sâu. VnIndex có lúc về ngưỡng 660 điểm tương ứng giảm hơn 33% so với thời điểm trước Covid-19. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ. Từ vùng đáy 660 điểm, VnIndex bứt phá tăng mạnh 30% về vùng điểm hiện tại là 850 điểm.
Cùng với sự hồi phục mạnh mẽ của VnIndex, hàng loạt cổ phiếu cũng đã về lại ngưỡng giá cũ trước khi Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu. Thống kê của chúng tôi cho thấy tính chung cả sàn HoSE và sàn HNX, UpCOM thì tính đến hết phiên hôm qua đã có đến hơn 220 mã cổ phiếu vượt giá trước thời điểm Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhiều cổ phiếu đã tăng giá mạnh, vượt xa mức giá trước thời điểm Covid-19 bùng phát
Thống kê của chúng tôi cho thấy, những nhà đầu tư may mắn mua đúng cổ phiếu có thể “ăn bằng lần” như trường hợp cổ phiếu GAB, DST, SHB, DHM, QNC, QCG.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh mẽ có thể kể đến là nhóm các công ty kinh doanh thuỷ sản, chăn nuôi. Cụ thể:
Cổ phiếu MLS của Công ty cổ phần Chăn nuôi – Mitraco đã có mức tăng mạnh mẽ 82% lên 22.700 đồng. MLS lâu nay gần như cổ phiếu không có thanh khoản. Tuy nhiên, dịp Covid-19 này là dịp nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi bứt phá nên MLS cũng không ngoại lệ. Mỗi phiên giao dịch, MLS hiện đạt trung bình khoảng 13.000 cổ phiếu trao tay. Mitraco là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi có quy mô lớn tại khu vực miền Trung. Kế hoạch cho năm 2020, Công ty dự kiến doanh thu 255 tỷ đồng, gần như đi ngang; lợi nhuận sau thuế tương ứng thu về 11,5 tỷ – cải thiện đáng kể so với mức lỗ ròng gần 11 tỷ trong năm 2019.
Cổ phiếu SSN của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn (Seaprodex Sài Gòn) cũng “lọt top” những cổ phiếu hồi sinh mạnh mẽ. quý 1/2020, tuy lợi nhuận vẫn chỉ loanh quanh mức trăm triệu đồng, thậm chí giảm sút so với cùng kỳ nhưng đổi lại, doanh thu của SSN đã bứt phá 34% lên hơn 4,3 tỷ đồng.
VLC của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (Vilico) gây bất ngờ bởi lẽ sau rất nhiều năm tháng “im lìm” tái cơ cấu và im lìm khi trải qua hàng loạt biến cố từ thừa thịt lợn đến dịch tả lợn rồi giảm đàn lợn thì nay hồi sinh. Giá cổ phiếu VLC đã đạt mức tăng 64% so với thời điểm trước COVID-19. Quý 1/2020, Vilico báo lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó LNST Công ty mẹ ghi nhận 26,8 tỷ đồng. Năm 2020 Vilico đặt mục tiêu đạt 2.909 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt 160 tỷ đồng, giảm 10% so với lợi nhuận đạt được năm 2019. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 6%.
DBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng theo sóng các doanh nghiệp ngành chăn nuôi, tăng giá mạnh mẽ. So với giá trước Covid-19, cổ phiếu DBC đã đạt mức tăng 61%. Quý 1/2020, Dabaco đạt doanh thu 3.248 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 340 tỷ đồng. So cùng kỳ, quý đầu năm 2020 lợi nhuận DBC cao gấp 17 lần (quý 1/2019 chỉ đạt 20 tỷ). Quý đầu năm, Công ty cho biết đã tăng cường sản xuất các sản phẩm là nhu yếu phẩm thiết yếu như trứng gà tươi, trứng gà chế biến, thực phẩm chế biến từ thịt và tổ chức hệ thống phân phối, vận chuyển an toàn đến tận tay người tiêu dùng. Đơn vị chăn nuôi cũng tăng cường bán lợn thịt, gà thịt nhằm cung cấp cho thị trường nguồn cung thực phẩm chất lượng cao và ổn định trong bối cảnh dịch bệnh.
CMX của ông ty Cổ phần Camimex Group cũng ghi danh vào những doanh nghiệp tăng mạnh mẽ so với trước dịch. Camimex Group hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuỷ sản. quý 1/2020, Camimex ghi nhận doanh thu thuần tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, đạt 285 tỉ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận sụt giảm mạnh từ ngưỡng 24,3 tỷ đồng cùng kỳ còn hơn 15,3 tỷ đồng quý 1/2020.
Việt Nam đã và đang trong những ngày thiết lập trạng thái “bình thường mới” sau dịch bệnh Covid-19. Hàng loạt doanh nghiệp đã tái thiết hoạt động kinh doanh và tận dụng được nhiều cơ hội từ dịch bệnh để tăng trưởng. Giá cổ phiếu tuy rằng chỉ phản ánh một phần nào câu chuyện hồi sinh của doanh nghiệp nhưng, “hàn thử biểu” giá cổ phiếu là một trong những thông tin đáng chú ý cho nhà đầu tư.
Bộ đôi cổ phiếu thép "thăng hoa" trên sàn chứng khoán
Thị trường chứng khoán hồi phục khá mạnh trong phiên đầu tuần nhưng vẫn chưa vượt qua được ngưỡng kháng cự 840 điểm
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 840-845 điểm. Ảnh Internet.
Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán 18/5, chỉ số VN-Index tăng 9,98 điểm (1,21%) lên 837,01 điểm; UPCom-Index tăng 0,145% lên 53,29 điểm và chỉ có HNX-Index giảm 0,49% xuống 108,54 điểm. Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao với giá trị khớp lệnh 3 sàn gần 5.385 tỷ đồng.
Toàn thị trường có 316 mã tăng giá cùng 49 mã tăng trần. Trong khi đó chỉ có 261 mã giảm giá cùng 28 mã giảm sàn.
Ở nhóm bluechips, BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VNM, SAB, PLX, VRE, PNJ, MWG...cùng các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, VCB, VPB, HDB, TCB...đồng loạt tăng mạnh và là động lực chính giúp thị trường bứt phá.
Ngoài ra, các cổ phiếu khu công nghiệp như NTC, PHR, DPR, SZL, D2D, SIP...cũng thu hút dòng tiền khá tốt với kỳ vọng làn sóng FDI dịch chuyển mạnh về Việt Nam.
Trong phiên, VCB, GAS và HPG là 3 mã cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index khi đóng góp lần lượt 2,7; 1,46 và 1,33 điểm. Ở chiều ngược lại, bộ ba VIC, HVN và TPB tác động tiêu cực tới thị trường khi lấy đi của thị trường 0,48; 0,19 và 0,07 điểm.
Đáng chú ý, trong phiên này, bộ đôi cổ phiếu thép HPG, HSG đồng loạt tăng trần nhờ kết quả kinh doanh khả quan cũng như kỳ vọng hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 840-845 điểm. Đây vẫn là vùng cản đáng chú ý đối với chỉ số nên cần lưu ý khả năng rung lắc mạnh của thị trường khi tiếp cận vùng kháng cự này. Nếu chinh phục thành công vùng cản này, thị trường có cơ hội bước vào nhịp tăng điểm mới để hướng đến vùng kháng cự quan trọng 860-880 điểm trong ngắn hạn.
"Diễn biến thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu và dòng tiền vẫn sẽ có xu hướng tập trung ở các nhóm ngành như vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp, công nghệ thông tin, dầu khí và nhóm hưởng lợi từ EVFTA (dệt may, thủy sản...)", BVSC phân tích.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch 19/5, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc khi tiến đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 840 điểm. Nhà đầu tư nên quan sát thị trường trong phiên tới, nhất là phản ứng của VN-Index tại ngưỡng kháng cự 840 điểm. Nếu thị trường bứt phá được ngưỡng này với thanh khoản tốt, nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với target tiếp theo là ngưỡng 880 điểm. Nếu chỉ số tiếp tục giằng co với động lực yếu thì chiến lược bán giảm tỷ trọng cổ phiếu nên được ưu tiên hơn.
Bí ẩn đằng sau "cỗ máy kiếm tiền" giỏi nhất phố Wall Jim Simons - một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Ông thành lập quỹ đầu tư Renaissance Technologies, sử dụng các mô hình định lượng bằng cách tập hợp kho dữ liệu khổng lồ và thu lợi nhuận từ...