Thị trường chứng khoán 20 năm: Từ 3.000 đến gần 3 triệu tài khoản chứng khoán
Trải qua 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mà minh chứng rõ ràng nhất là việc số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch ngày càng tăng, chất lượng nhà đầu tư ngày càng nâng cao.
Kể từ khi thị trường khai trương hoạt động vào ngày 28/7/2000 cho tới cuối năm, chỉ có chưa đầy 3.000 tài khoản của các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường với tổng giá trị giao dịch chứng khoán vẻn vẹn 90 tỷ đồng trong 5 tháng.
Ngày 2/4/2001 (phiên giao dịch thứ 102), thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên khi một nhà đầu tư cá nhân mang quốc tịch Anh đã khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS.
Đến tháng 7/2003, Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, cũng mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường.
Sau 5 năm xây dựng nền móng, đến cuối năm 2004, các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM (từ cổ phiếu, trái phiếu đến chứng chỉ quỹ đầu tư). Ở giai đoạn này, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm thị trường mới bắt đầu, nhưng con số đó vẫn còn khiêm tốn và chỉ chiếm khoảng 0,3% so với dân số Việt Nam.
Chỉ đến khi làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM diễn ra và đặc biệt là chuyến viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush vào cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam mới trở nên quen thuộc hơn trong mắt công chúng đầu tư.
Trong vòng 2 năm (2006 – 2007), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đã tăng vọt từ 31.316 tài khoản lên 349.402 tài khoản, lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng (bình quân mỗi năm tăng 230%).
Đồng thời, các tổ chức trung gian tài chính là công ty chứng khoán cũng tăng từ 13 công ty vào năm 2005 lên 62 công ty vào năm 2007 và tiếp tục lên 91 công ty vào năm 2008.
Cùng với sự tăng trưởng của số lượng tài khoản, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch chứng khoán năm 2006 cũng tăng đột biến (lần lượt tăng 217% về số lượng và 223% về giá trị) so với năm trước đó.
Sự quan tâm của nhà đầu nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt: Số lượng tài giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài từ 436 tài khoản vào năm 2005 lên 2.100 tài khoản vào năm 2006, tương đương tăng 382% và năm 2007 tiếp tục tăng lên 8.441 tài khoản, tăng 302%.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại so với toàn thị trường bình quân chiếm khoảng 11% mỗi chiều mua/bán vào năm 2005 đã tăng lên hơn 15% vào năm 2006 và tiếp tục tăng mạnh trong 2 năm 2007, 2008 (lần lượt đạt 22,37% và 24,7%).
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán có sự giảm tốc từ năm 2008. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng tài khoản nhà đầu tư đạt mức trung bình 7,5%/năm và có hơn 1,5 triệu tài khoản vào cuối năm 2015.
Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, “tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tiếp tục được nới rộng theo cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế.
Video đang HOT
Chính sách nới “room” mới cho nhà đầu tư nước ngoài đã có những tác động tích cực đến thị trường chứng khoán, đáp ứng kỳ vọng của thị trường, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, vào giai đoạn này, việc xây dựng lòng tin đối với nhà đầu tư qua minh bạch thông tin được các cơ quan quản lý và các tổ chức vận hành thị trường đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, sự phát triển của nhà đầu tư đã có sự chuyển biến rõ nét cả về lượng và chất:
Tổng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn 2015 – 2019 đạt mức trung bình 10%/năm, trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức luôn tăng trưởng ổn định và đạt mức 15%, lớn hơn so với mức tăng trưởng chung của tổng tài khoản.
Tính đến cuối năm 2019, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 33.850 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức 15.400 tài khoản.
Trong đó, tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là 5.590 tài khoản, chiếm hơn 16,5% trên tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (con số này vào năm 2012 là 8,9%). Trong giai đoạn này, hàng loạt công ty quản lý quỹ nước ngoài cũng đã gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự gia tăng số lượng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng của giá trị giao dịch trong giai đoạn này. Năm 2014, giá trị giao dịch tăng 102% và năm 2017 tăng 73% so với năm trước đó.
Cho dù trong bối cảnh tài chính, chứng khoán toàn cầu có nhiều biến động mạnh, bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vốn gián tiếp (FII) liên tục mua ròng ở mức khá cao.
Trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), nhà đầu tư nước ngoài lập kỷ lục mua ròng vào năm 2018 với trị giá 43.076 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,9 tỷ USD và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài duy trì ổn định quanh mức 17,63% trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường; nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ cổ phiếu tại các công ty niêm yết tương đương 20,63% giá trị vốn hóa toàn thị trường và có 18 công ty gần như đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển về chất của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn này không chỉ thể hiện qua sự tăng trưởng ấn tượng về thanh khoản giao dịch trên các sở giao dịch chứng khoán mà còn được thể hiện qua sự thành công của các đợt huy động vốn doanh nghiệp trên thị trường.
Nếu như vào giai đoạn đầu, số vốn huy động được thông qua hoạt động đấu giá tại HOSE hàng năm cao nhất đạt khoảng vài chục tỷ đồng, thì ở giai đoạn này số vốn huy động được đã lên tới hàng trăm tỷ đồng, điển hình có các thương vụ sang nhượng vốn rất thành công cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco, Vinamilk, Techcombank, Vinhomes….
Giá trị IPO của Việt Nam trong năm 2018 được đánh giá là dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty, phát triển bền vững tại các doanh nghiệp.
Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả chấm giải “Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết” thường niên: Chất lượng quản trị công ty của các doanh nghiệp cải thiện qua từng năm, nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm có chất lượng cao, báo cáo phát triển bền vững đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư.
Sau 20 năm vận hành, HOSE đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô và thanh khoản, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường.
Tính đến cuối năm 2019, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 54,3% GDP.
Hơn 2,3 triệu tài khoản nhà đầu tư đã đóng vai trò quan trọng vào thành công của thị trường chứng khoán, giúp thị trường chứng khoán thực hiện tốt vai trò kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
20 năm vận hành Thị trường Chứng khoán Việt Nam, những biểu đồ tăng trưởng
Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng về thanh khoản, sự phát triển về chất của nhà đầu tư trên TTCK còn được thể hiện qua sự thành công của các đợt huy động vốn doanh nghiệp trên thị trường.
Trải qua 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thể hiện qua số lượng nhà đầu tư tham gia vào giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, chất lượng nhà đầu tư ngày càng được nâng cao.
Sau khi khai trương hoạt động vào ngày 28/7/2000, đến cuối năm số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư chưa đầy 3.000 tài khoản với tổng giá trị giao dịch chứng khoán vẻn vẹn 90 tỷ đồng trong 5 tháng.
Ngày 2/4/2001 (phiên giao dịch thứ 102), TTCK Việt Nam ghi nhận sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên khi một nhà đầu tư cá nhân mang quốc tịch Anh đã khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS.
Đến tháng 7/2003, Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, cũng mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường.
Sau 5 năm xây dựng nền móng, đến cuối năm 2004, các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên Trung tâm GDCK TP.HCM (từ cổ phiếu, trái phiếu đến chứng chỉ quỹ đầu tư).
Ở giai đoạn này, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm thị trường mới bắt đầu, nhưng con số đó vẫn còn khiêm tốn và chỉ chiếm khoảng 0,3% so với dân số Việt Nam.
Chỉ đến khi làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp trên Trung tâm GDCK TP.HCM và đặc biệt là chuyến viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush vào cuối năm 2006, TTCK Việt Nam mới trở nên quen thuộc hơn trong mắt công chúng đầu tư.
Chỉ trong vòng 2 năm (2006-2007), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đã tăng vọt từ 31.316 tài khoản lên 349.402 tài khoản, lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng (bình quân mỗi năm tăng 230%). Đồng thời, các tổ chức trung gian tài chính là công ty chứng khoán cũng tăng vọt từ 13 công ty vào năm 2005 lên 62 công ty vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên 91 công ty vào năm 2008.
Cùng với sự tăng trưởng của số lượng tài khoản thì khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch chứng khoán năm 2006 cũng tăng lên đột biến (lần lượt tăng 217% về số lượng và 223% về giá trị) so với năm trước đó.
Sự quan tâm của nhà đầu nước ngoài đối với TTCK Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể, số lượng tài giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài từ 436 tài khoản vào năm 2005 đã tăng lên 2.100 tài khoản vào năm 2006, tương đương tăng 382% và năm 2007 tiếp tục tăng lên 8.441 tài khoản, tương đương tăng 302%.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại so với toàn thị trường bình quân chiếm khoảng 11% mỗi chiều mua/bán vào năm 2005 đã tăng lên hơn 15% vào năm 2006 và tiếp tục tăng mạnh trọng 2 năm 2007, 2008 lần lượt là 22,37% và 24,7%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán có sự giảm tốc từ năm 2008. Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng của tài khoản nhà đầu tư đạt mức trung bình 7,5%/năm và có hơn 1,5 triệu tài khoản vào cuối năm 2015.
Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP và tiếp đến là Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
Theo đó, "tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam" tiếp tục được nới rộng theo cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế. Chính sách nới "room" mới cho nhà đầu tư nước ngoài đã có những tác động tích cực đến TTCK, đáp ứng kỳ vọng của thị trường, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, vào giai đoạn này, việc xây dựng lòng tin đối với nhà đầu tư qua minh bạch thông tin được các cơ quan quản lý và các tổ chức vận hành thị trường đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, sự phát triển của nhà đầu tư đã có sự chuyển biến rõ nét cả về lượng và chất:
Tổng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019 đạt mức trung bình 10%/năm, trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức luôn tăng trưởng ổn định và đạt mức 15%, lớn hơn so với mức tăng trưởng chung của tổng tài khoản.
Tính đến cuối năm 2019, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 33.850 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức 15.400 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là 5.590 tài khoản, chiếm hơn 16,5% trên tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (con số này vào năm 2012 là 8,9%). Trong giai đoạn này, hàng loạt công ty quản lý quỹ nước ngoài cũng đã gia nhập TTCK Việt Nam.
Sự gia tăng số lượng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng của giá trị giao dịch trong giai đoạn này. Năm 2014, giá trị giao dịch tăng 102% và năm 2017 tăng 73% so với năm trước đó.
Và cho dù trong bối cảnh tài chính, chứng khoán toàn cầu có nhiều biến động mạnh, bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng TTCK Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vốn gián tiếp (FII) liên tục mua ròng ở mức khá cao.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài lập kỷ lục mua ròng vào năm 2018 với trị giá 43.076 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,9 tỷ USD và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài duy trì ổn định quanh mức 17,63% trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường; nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ cổ phiếu tại các công ty niêm yết tương đương 20,63% giá trị vốn hóa toàn thị trường và có 18 công ty gần như đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển về chất của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam ở giai đoạn này không chỉ thể hiện qua sự tăng trưởng ấn tượng về thanh khoản giao dịch trên các Sở GDCK mà còn được thể hiện qua sự thành công của các đợt huy động vốn doanh nghiệp trên thị trường.
Nếu như vào giai đoạn đầu, số vốn huy động được thông qua hoạt động đấu giá tại Sở GDCK TP.HCM hàng năm cao nhất đạt khoảng vài chục tỷ đồng, thì ở giai đoạn này số vốn huy động được đã lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Điển hình có các thương vụ sang nhượng vốn rất thành công cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco, Vinamilk, Techcombank, Vinhomes... Giá trị IPO của Việt Nam trong năm 2018, được đánh giá là dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty, phát triển bền vững tại các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả chấm Giải "Bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết" thường niên: Chất lượng quản trị công ty của các doanh nghiệp cải thiện qua từng năm, nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm có chất lượng cao, báo cáo phát triển bền vững đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư.
Sau 20 năm vận hành, Sở GDCK TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô và thanh khoản, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường. Tính đến cuối năm 2019, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại Sở GDCK TP.HCM đạt hơn 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương 54,3% GDP.
Hơn 2,3 triệu tài khoản nhà đầu tư đã đóng vai trò quan trọng vào thành công của thị trường chứng khoán, giúp thị trường chứng khoán thực hiện tốt vai trò kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế. SGDCK TP.HCM luôn nỗ lực để duy trì niềm tin của nhà đầu tư, cùng với các nhà đầu tư và thành viên thị trường, cơ quan quản lý chung tay kiến tạo nên một TTCK Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh về mọi mặt, xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới trong tương lai gần.
Vinhomes phát hành xong 12.000 tỷ đồng trái phiếu Trái phiếu của Vinhomes được đảm bảo bằng cổ phần của Tập đoàn Vingroup và cổ phần của Vincom Retail. Theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty cổ phần Vinhomes đã huy động thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu, đúng như kế hoạch trước đó. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền,...