Thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn đầy đủ các lý do để lạc quan
Thị trường căn hộ Hà Nội vẫn có đầy đủ các lý do để lạc quan với việc gia tăng các ưu đãi từ chủ đầu tư; nhiều nhân tố thúc đẩy nguồn cầu, sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là các chính sách, hỗ trợ từ Chính phủ.
Trong Q1/2020, năm dự án mới và giai đoạn tiếp của sáu dự án hiện tại đã cung cấp khoảng 4.800 căn, giảm 64% theo quý và giảm 50% theo năm. Nguồn cung mới ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua bởi các chủ đầu tư thay đổi kế hoạch nhanh chóng ứng phó với đại dịch. Nguồn cung sơ cấp giảm 17% theo quý và giảm 19% theo năm, xuống 27.900 căn.
Hạng B duy trì nguồn cung lớn nhất với 73% thị phần. Số lượng giao dịch đạt khoảng 4.900, giảm 53% theo quý và 50% theo năm. Tình hình hoạt động theo quý kém do chịu ảnh hưởng của nghỉ lễ trong đầu Q1 và sau đó là việc thực hiện giãn cách xã hội. Người mua trong nước tránh các sự kiện bán hàng đông đúc, trong khi lệnh cấm du lịch đã hạn chế khách mua nước ngoài.
Tỷ lệ hấp thụ trong quý là 18%, giảm 14 điểm % theo quý và giảm 11 điểm % theo năm. Các biện pháp tăng cường của chính phủ kể từ ngày 1/4 đã buộc các chủ đầu tư phải tạm dừng công trình xây dựng và đóng cửa các văn phòng bán hàng.
Hạng B có tỷ lệ hấp thụ thấp nhất, giảm 16 điểm % theo quý và giảm 14 điểm % theo năm, xuống mức 17% cùng với lượng giao dịch giảm 57% theo quý và giảm 51% theo năm. Thị phần lượng giao dịch hạng B giảm về 70% so với mức 75% trong Q4/2019. Với nguồn cung dồi dào, các chủ đầu tư phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt để duy trì kết quả kinh doanh. Giá sơ cấp giảm 2% theo quý nhưng tăng 5% theo năm. Hạng C đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất ở mức 20% được thúc đẩy bởi nguồn cầu đối với sản phẩm bình dân ngày càng tăng.
Tình hình hoạt động của thị trường căn hộ tại Hà Nội trong quý I/2020.
Giá sơ cấp ổn định theo quý và tăng 10% theo năm lên mức 1.460 USD/m2 . Trừ khi dịch bệnh tiếp tục trong nửa cuối năm 2020, Savills nhận định sẽ không có sự điều chỉnh mạnh giá sơ cấp do tác động bởi dịch. Trong vòng năm năm qua, giá chào bán trung bình sơ cấp đã tăng đều 5% mỗi năm. Hạng A tăng trưởng cao nhất ở mức 10% theo năm do nguồn cung mới có tiêu chuẩn ngày càng cao. Quận Cầu Giấy ghi nhận giá sơ cấp tăng 15%/năm do giá bán thấp hơn khu vực trung tâm và điều kiện y tế và giáo dục tốt.
Các nhân tố thúc đẩy nguồn cầu dài hạn. Tính tới 2019, dân số Hà Nội đạt 8,1 triệu người với tốc độ tăng trưởng ổn định 2,2%/năm trong 10 năm qua. Với khoảng 120.000 trẻ sơ sinh ra đời và 80.000 đến 100.000 người nhập cư mỗi năm, dân số Hà Nội tăng nhanh hơn tỷ lệ cả nước 1,1%. Tỷ lệ dân số thành thị tăng 8 điểm % so với năm 2009 chiếm 49% tổng dân số. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy Hà Nội có khoảng 2,2 triệu hộ gia đình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, quy mô hộ gia đình trung bình đang có xu hướng giảm và hiện ở mức 3,5 người/hộ. Tỷ lệ người dân sống tại chung cư cao nhất cả nước, ở mức 12,9%, với 2,8% có dự định mua nhà hoặc căn hộ mới. Diện tích nhà ở bình quân đầu người là 26,1 m2 /người vào năm 2019, tăng từ 23,6 m2 /người năm 2014. Người mua nước ngoài ngày càng quan tâm đến các dự án cao cấp được thể hiện thông qua việc hạn mức 30% cho người nước ngoài nhanh chóng được bán hết. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đối với các dự án chất lượng tại vị trí tốt được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín.
Công nghệ đang phát triển mạnh trên thị trường BĐS. Vingroup ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến và Sunshine giới thiệu ứng dụng Sunshine App. Các bước tiến công nghệ được hỗ trợ bởi việc 66% dân số Việt Nam là người dùng internet với thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 6 tiếng 42 phút. Khoảng 148% sử dụng điện thoại di động và 45% trong số đó kết nối 3G & 4G. Tuy nhiên, công nghệ sẽ không thay thế hoàn toàn vai trò của tương tác trực tiếp trong việc tạo dựng niềm tin của người mua nhà.
Về triển vọng, Savills cho rằng tác động kinh tế ngắn hạn của Covid-19 sẽ rất nghiêm trọng. Trong năm 2020, khoảng 39.600 căn hộ từ 28 dự án hiện tại và tương lai sẽ gia nhập thị trường và hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung. Trong số 28 dự án trên, 43% đang được xây dựng và 36% đang làm móng. Các quận/huyện dẫn đầu nguồn cung bao gồm: Từ Liêm với 37% nguồn cung, Gia Lâm với 24% và Hoàng Mai với 23% thị phần. Khi các hạn chế được gỡ bỏ, các chủ đầu tư sẽ chịu áp lực phải tăng doanh số bán hàng, dẫn tới sự gia tăng các ưu đãi cho người mua. Ưu đãi có thể bao gồm các chính sách thanh toán linh hoạt hơn, khoản đặt cọc nhỏ hơn và nới lỏng lịch thanh toán.
Theo Savills vẫn có đầy đủ các lý do để lạc quan về thị trường căn hộ. Bán hàng trực tuyến sẽ gia tăng trong năm 2020. Công tác quản lý tòa nhà sẽ được ứng dụng công nghệ 4.0 để kết nối với cư dân từ xa. Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất giúp hỗ trợ giảm nhẹ tác động của đại dịch.
Bên cạnh đó, quy định mới sẽ định hình lại nguồn cung. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư đã quy định các căn hộ phải có diện tích sử dụng tối thiểu 25 m2 và tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án. Nguồn vốn đa dạng: kiều hối năm 2019 đạt kỷ lục mới với 16,7 tỷ USD, 20% số đó được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Các công ty bất động sản trong năm 2019 đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng trị giá 4,6 tỷ USD chiếm 38% và chỉ đứng sau các ngân hàng thương mại.
Nam Anh
Doanh nghiệp bất động sản than khó tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ
Sau những tháng ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp bất động sản đang mong ngóng tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Nhưng việc này không dễ.
Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ngày 15/4 dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong gói 62 ngàn tỷ đồng sẽ dành khoảng 18 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay không lãi suất trả lương cho người lao động.
Không dễ tiếp cận gói hỗ trợ
Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19; trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng gồm gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo đó sẽ gia hạn 5 tháng đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cá nhân... với giá trị ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên DĐDN, anh Trần Tuấn - Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất cho biết đã nắm bắt được các thông tin hỗ trợ trên của Chính phủ nhưng với các điều kiện đưa ra thì gần như doanh nghiệp của anh không thể tiếp cận được.
Anh cho biết điều kiện vay không lãi suất quy định: "Doanh nghiệp phải trả trước 50% lương tối thiểu cho người lao động đã là một cản trở lớn khi mà thời gian dịch bệnh vừa qua doanh nghiệp không có nguồn doanh thu, phải đi vay ngân hàng để trả lương nên phụ thuộc vào tiến độ giải ngân đã bị chậm hơn bình thường".
Được biết, trong một gói hỗ trợ vay không lãi suất để trả lương, các tiêu chí đưa ra gồm: Có từ 20% số lao động hoặc từ 30 lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên (từ ngày 1/4 đến 30/6); doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương cho người lao động, đã trả trước 50% tiền lương cho người lao động trong khoản thời gian trên, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng tính đến cuối năm 2019.
Với các tiêu chí trên, doanh nghiệp không cần phải có tài sản đảm bảo nhưng phải có kế hoạch trả nợ, và phải cam kết dùng các nguồn vốn, tài sản hợp pháp để trả khi đến hạn, nếu quá hạn tiền vay sẽ tính lãi suất 12%/năm.
Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ cho doanh nghiệp vay theo số lao động ngừng việc thực tế hằng tháng, nhưng không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 3 tháng (từ tháng 4 - tháng 6/2020). Thời hạn cho vay không quá 12 tháng, thủ tục bao gồm: giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, danh sách lao động ngừng việc có xác nhận công đoàn cơ sở, xác nhận cơ quan BHXH, bản sao ngừng việc, bản sao báo cáo tài chính các năm...
Ông Nguyễn Tuấn Anh - TGĐ một Công ty bất động sản cho biết, công ty có khoảng gần 50 nhân sự, từ tháng 2 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty đã phải cắt giảm giờ làm, tuy nhiên để giữ chân người lao động và duy trì thu nhập cho họ, công ty bố trí cho nhân viên làm luân phiên, giãn giờ.
"Về mặt lý thuyết, nhân viên vẫn có việc làm nhưng so với trước số giờ làm giảm một nửa, trong khi gói hỗ trợ quy định công ty phải có từ 30 lao động ngừng việc từ 1 tháng trở lên, công ty đã bị loại khỏi danh sách đầu tiên" - ông Tuấn Anh cho biết.
Cần có những giải pháp thực tế
Trên thực tế, gói hỗ trợ của Chính phủ trong thời điểm này là rất cần thiết nhưng việc tiếp cận là điều không dễ dàng, nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản sau khi biết thông tin đã chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để làm việc nhưng đều nhận được những câu trả lời chung như: Chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thể hỗ trợ...
Chị Quyên - Giám đốc tài chính Công ty địa ốc B chia sẻ: Khi biết thông tin gói hỗ trợ từ Chính phủ, để đảm bảo tài chính công ty cho các dự án sắp tới, chị đã tiếp cận các ngân hàng đang có quan hệ với công ty để làm các thủ tục vay theo lãi suất ưu đãi nhưng điều kiện ngân hàng đưa ra là phải có tài sản thế chấp, chứng minh dòng tiền trả nợ... "Như vậy thì khác nào hoạt động vay thông thường" - chị Quyên cho biết.
Nguồn vốn hỗ trợ bây giờ như "máy trợ thở" để doanh nghiệp xoay xở
"Doanh nghiệp được khuyến cáo nếu làm đơn xin vay hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ bị đánh giá mức tín nhiệm thấp và sẽ khó vay vốn về sau bởi doanh nghiệp bị xếp vào diện cảnh báo không an toàn" - chị Quyên cho biết thêm.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản: Trong thời điểm hiện nay rất ít doanh nghiệp có tài sản bảo đảm là bất động sản đủ điều kiện vay vì đa phần các doanh nghiệp sản xuất phải thuê đất, kho bãi, các công ty bất động sản cũng chủ yếu dùng mặt bằng thuê mướn.
Để đảm bảo cho khoản vay là tài sản thế chấp thì chỉ có nhà ở cá nhân của thành viên công ty mới đủ điều kiện, đa phần là cần nguồn vốn tiền mặt để ký quỹ và nguồn thu đến từ việc phân phối các dự án, doanh nghiệp sản xuất thì nguồn thu đến từ việc đầu ra sản phẩm. Nhưng dịch bệnh này thì gần như bó phép vì tất cả mọi sản xuất kinh doanh đều bị dừng lại và hoạt động cầm chừng.
Về phía ngân hàng cho biết các gói hỗ trợ đưa ra phải chịu sự kiểm soát, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay nhưng với các doanh nghiệp có sức khỏe kém thì rủi ro ngân hàng phải chịu trách nhiệm là không nhỏ.
"Phía doanh nghiệp cũng rất hiểu cái khó của ngân hàng, nhưng nguồn vốn hỗ trợ bây giờ như máy trợ thở để doanh nghiệp có thể xoay xở và chi trả các chi phí cố định, nhân công, tái sản xuất và nguồn tiền để ký quỹ kinh doanh" - anh Hải, Giám đốc doanh nghiệp cho biết.
Để giải quyết những tình cảnh trên, Bộ Công thương đã có văn bản kiến nghị trình Thủ tướng để trực tiếp chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và tái cấp vốn một cách phù hợp. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị các tổ chức ngân hàng đơn giản hóa hồ sơ thủ tục chứng minh bị ảnh hưởng dịch bệnh và nguồn trả nợ, điều kiện cơ cấu nợ. Đây được xem là những giải pháp mang tính thực tế để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ một cách nhanh nhất để tiếp tục triển khai kinh doanh.
Tâm Định Hướng
Giá dầu tụt xuống đáy 18 năm do khủng hoảng nhu cầu toàn cầu, cắt giảm dự trữ Giá dầu ở châu Á đang được giao dịch ở múc thấp nhất gần 2 thập kỷ bất chấp việc các nhà sản xuất lớn nhất đồng ý cắt giảm nguồn cung. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, bao gồm cả Mỹ, không giúp cải thiện giá dầu. Đại dịch Covid-19, vốn...