Thị trường BĐS năm 2016 có sức hút lớn đối với dòng tiền
Có thể nói, sau những chuỗi ngày u ám, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã thoát đáy một cách ngoạn mục và đang trong giai đoạn phục hồi tích cực.
Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, xu hướng hợp tác quốc tế lan rộng là những yếu tố lớn kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục “bơm” vốn vào kênh đầu tư này. Trong năm 2016, thị trường BĐS không chỉ đón dòng vốn nội mà dòng vốn ngoại chảy vào lĩnh vực này cũng sẽ rất mạnh. Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại Hội thảo Dự báo xu hướng thị trường BĐS Việt Nam 2016 vừa được tổ chức tại Hà Nội
Phát triển nguồn vốn trung và dài hạn
Chuyển biến của kinh tế thế giới và hiệp định hợp tác quốc tế đang có những tác động quan trọng tới thị trường BĐS Việt Nam. Những DN trong nước đã có những chuyển mình tích cực để đón đầu làn sóng đầu tư, chủ động khai phá thị trường mới trong các khu vực. Những khung pháp lý mới sửa đổi mang lại tiềm năng phát triển cho thị trường là khá rõ ràng, tuy nhiên từ phía DN còn gặp một số vướng mắc.
Ông Đào Đức Dũng – Phó Trưởng ban Kinh doanh của Tập đoàn FLC cho biết: FLC đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp cận được những thị trường xa hơn từ phía thị trường châu Á – Thái Bình Dương và thị trường trong khu vực. Hiện tại, khó khăn lớn nhất theo quan điểm từ phía FLC xuất phát từ việc chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể liên quan đến chính sách về vay vốn, hỗ trợ tín dụng dành cho người nước ngoài”.
Nhân viên bất động sản giới thiệu về Dự án FLC Garden City cho người dân. Ảnh: Phạm Hùng
Theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT: “Cần mở cửa cho người nước ngoài được mua nợ xấu ở Việt Nam và tham gia vào mua bán – sáp nhập (M&A) đối với các dự án BĐS. Hiện, Luật vẫn cấm việc thế chấp BĐS của Việt Nam tại các ngân hàng nước ngoài. Tôi cho rằng, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn vào BĐS cần tính đến ngân hàng nước ngoài lớn. Nếu chúng ta chưa cho thế chấp có nghĩa là chưa tận dụng được vốn trung hạn và dài hạn đầu tư này”.
Video đang HOT
Thị trường BĐS hiện nay chưa hút được vốn của dân cũng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong và ngoài nước khiến đồ thị đường gia tốc phát triển chưa cao chỉ ở mức độ tuyến tính. TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế nhận định: “Phát triển nguồn vốn trung và dài hạn hiện nay là chiến lược quan trọng đối với thị trường BĐS. Kênh ngân hàng đang góp đến 75% vốn liếng cho các DN toàn nền kinh tế, còn chứng khoán là 14%, trái phiếu 7%, bảo hiểm 2%. 3 chân trụ chứng khoán, ngân hàng và trái phiếu của nước ta “khập khiễng” nên thị trường phát triển chưa bền vững”.
Cũng theo ông Lực, BĐS là lĩnh vực quy mô không lớn nhưng sức lan tỏa lại rất lớn. Tại những nước phát triển, BĐS chiếm đến 40% GDP vì mức độ ảnh hưởng của nó sang các ngành nghề khác. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng BĐS cũng phải chiếm đến 30 – 40% của cải của nền kinh tế. Theo tính toán sơ bộ, lượng vốn ngân hàng đang chiếm 70% lượng vốn đầu tư BĐS. Trong đó phải kể đến nguồn vốn FDI được xem như điểm sáng của năm nay. Trong 11 tháng đầu năm, nguồn vốn ngoại đăng ký vào BĐS là 2,3 tỷ USD, gần gần đôi con số 1,27 tỷ USD cùng kỳ năm 2014.
Từ tháng 7 đến nay đã có khoảng 200 nhà đầu tư Singapore mua nhà ở TP Hồ Chí Minh sau khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực, là những dấu hiệu khả quan cho việc “đón đầu” dòng vốn ngoại vào thị trường BĐS của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần có sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước nhằm khắc phục các nhược điểm của thị trường BĐS để phát triển hơn nữa trong năm 2016. Tăng niềm tin cho thị trường để hút vốn từ người nước ngoài và FDI. Đặc biệt, cần nhanh chóng thiết lập các định chế tài chính đa dạng như quỹ tín thác đầu tư (REIT), hay cơ quan cho vay thế chấp nhà ở để tạo ra cú hích đầu tư vào nguồn vốn BĐS và tính thanh khoản của thị trường.
Thời của những phân khúc mới
Nhận định về phân khúc thích hợp để đầu tư BĐS trong năm 2016, ông Nguyễn Mạnh Hà – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường đã đi qua điểm “đáy” thể hiện ở sự tăng trưởng về lượng giao dịch, giá cũng đã bắt đầu tăng dù ở biên độ nhẹ. Sự phát triển của BĐS luôn diễn biến theo đồ thị hình sin, tức có tính chu kỳ. Vòng quay của chu kỳ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển bền vững của thị trường. Do đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để lựa chọn phân khúc phù hợp nhằm vạch ra những chiến lược đầu tư, kinh doanh dài hạn, bài bản.
Trong khi đó, ông Lực nhận định: “Theo số liệu khảo sát ở các khu công nghiệp Samsung, Thái Nguyên thì vấn đề nhà ở cho công nhân rất bức thiết, không chỉ là công nhân trong nước mà còn là công nhân nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang “cất cánh” với các hiệp định thương mại tự do. Phân khúc nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp vì thế không chỉ thiết thực mà còn tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ thực tế đó, kéo theo BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có cơ hội phát triển. Nếu các nhà đầu tư quan tâm đến quy luật cung – cầu này thì sẽ đảm bảo hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm tốt nhất”.
Ông Phan Thanh Điệp – Tổng Giám đốc sàn Phú Tài Land từ góc độ DN chia sẻ: “Tham chiếu theo bức tranh GDP 2015 tăng tích cực, nếu đúng kịch bản này trong năm 2016 thì thị trường BĐS cũng sẽ tăng. Vốn đầu tư BĐS vẫn chủ yếu nằm ở các ngân hàng, nếu các ngân hàng có động thái điều chỉnh dư nợ cho vay thì BĐS sẽ lạc quan hơn nữa. Cá nhân tôi khi tư vấn cho nhà đầu tư nên đầu tư ở đâu, thời gian nào thì cần sự soi chiếu vào thực tế. Bởi có 2 hướng đầu tư, một là căn hộ để bán, hoặc tạo lập dự án cần tính đến trường hợp có những biến động nhất thời để có hướng xử lý tốt nhất. Cần chú trọng đến nhu cầu của đại đa số người dân, không nên chạy theo các dự án ở cùng một vị trí, giá trị quá cao”.
Theo Kinh Tế Đô Thị
Khối ngoại đua bán các cổ phiếu lớn trên HOSE trong phiên 27/11
Phiên giao dịch cuối tuần tràn ngập trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index giảm sâu xuống sát mốc 580 điểm. Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì xu hướng bán ròng, đáng chú ý, các cổ phiếu bluechip trên sàn HOSE đều chịu áp lực bán ra của khối này.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 4.482.090 đơn vị, với tổng giá trị mua tương ứng 183,42 tỷ đồng, giảm 24,66% về lượng và 3,23% về giá trị so với phiên 26/11.
Ngược lại, bán ra 7.123.270 đơn vị, trị giá tương ứng 235,91 tỷ đồng, giảm 2,45% về lượng nhưng tăng 8,83% về giá trị so với phiên 26/11.
Tổng cộng, khối này đã bán ròng 2.641.180 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 52,49 tỷ đồng, tăng 95,23% về lượng và 92,7% về giá trị so với phiên 26/11.
HPG là cổ phiếu mua ròng mạnh nhất đạt khối lượng 451.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 15,34 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VNM là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 154.710 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 19,29 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn giao dịch thỏa thuận 630.000 cổ phiếu VNM với tổng giá trị 81,66 tỷ đồng.
Tiếp đó, KDC bị bán ròng 631.250 đơn vị, trị giá16,51 tỷ đồng và SSI bị bán ròng 666.910 đơn vị, trị giá 15,48 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bluechip khác như VIC, STB, MSN, BVH, HAG cũng lần lượt bị khối ngoại bán ròng tuy giá trị không quá lớn.
Trên HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 798.900 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 12,74 tỷ đồng, giảm 81,32% về lượng và 56,44% về giá trị so với phiên 26/11.
Ngược lại, bán ra 1.725.267 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 16,28 tỷ đồng, gấp 4,5 lần về lượng và hơn 2,2 lần về giá trị so với phiên 26/11.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 926.367 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,54 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 3.892.186 đơn vị, trị giá 21,97 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã quay lại xu thế bán ròng sau 7 phiên mua ròng liên tiếp.
Trong đó, CEO là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 387.200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 6,11 tỷ đồng.
Tiếp đó, PVC được mua ròng 120.000 đơn vị, trị giá 2,15 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, PSI là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất đạt 1.210.200 đơn vị, trị giá 9,32 tỷ đồng.
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 27/11, khối ngoại đã bán ròng 3.567.547 đơn vị, trong khi phiên trước mua ròng 2.539.346 đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 56,03 tỷ đồng, gấp hơn 10,6 lần so với phiên trước.
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vốn ngoại vào bất động sản, sôi động những thương vụ trăm triệu đô Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản đã sôi động trở lại trong năm 2015, thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót hàng trăm triệu USD vào bất động sản Việt Nam. Gamuda Land đã bỏ ra 1.400 tỷ đồng mua lại phần vốn góp...