Thị trường bất động sản quý IV/2019: Nhiều tín hiệu khả quan
Mặc dù trong quý III/2019 thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục giảm sút cả về nguồn cung mới và tỷ lệ giao dịch so với quý II, nhưng các chuyên gia đều cho rằng trong quý cuối cùng của năm thị trường sẽ khởi sắc hơn.
Thị trường BĐS quý IV/2019 nhiều tín hiệu khả quan (Ảnh: Doãn Thành).
Theo số liệu thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019 thị trường BĐS trên cả nước có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực. Nếu như ở Hà Nội tiếp tục cho thấy sự sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm (60,5%) cũng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong khi đó tại TP, Hồ Chí Minh lượng cung chung cư quý III tăng xấp xỉ 3,5 lần so với quý I, giao dịch tăng xấp xỉ 3,9 lần và tỷ lệ hấp thụ đạt (95%) cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Trong quý III, căn hộ chung cư Trung cấp vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo được chào bán ra thị trường với giá bán căn hộ tại Hà Nội ổn định, tại TP Hồ Chí Minh tăng mạnh. Thị trường Căn hộ chung cư tiếp tục cho thấy sự phát triển mất cân đối giữa các phân khúc, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Một số vùng có thị trường BĐS đã phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như: Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác trên cả nước tiếp tục có dấu hiệu suy giảm bởi các vấn đề về chính sách và vốn tín dụng, lãi suất ngân hàng. Nguồn cung hạn chế, giao dịch chủ yếu đến từ các Dự án đã chào bán trước đó. Xảy ra tình trạng một số Dự án đóng bảng hàng, ngừng giao dịch do điều kiện pháp lý chưa đảm bảo hoặc không bán được hàng.
Video đang HOT
Một số thị trường mới như Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng… dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện các Dự án phát triển tại các khu vực này đều trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên chưa có sản phẩm chào bán ra thị trường.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Dưỡng cho biết, mặc dù tình hình thị trường trong quý III chứng kiến sự giảm sụt mạnh so với quý II. Nhưng vào quý IV dự báo thị trường sẽ sôi động hơn, do đây là thời điểm người dân đã “gom” được tài chính và tâm lý mua nhà để đón Tết Nguyên đán.
“Tín hiệu tích cực của thị trường sẽ trở lại trong quý IV, nhưng cũng không thể kỳ vọng ở sự tăng trưởng đột biến di tình hình khó khăn chung của thị trường từ đầu năm đến nay. Nhưng dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn so với quý III” – ông Dưỡng nhìn nhận.
Theo dự báo của các chuyên gia, trong quý IV thị trường Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, có tình bền vững. Nguồn cung có thể không tăng (tương đương quý III), tỷ trọng các phân khúc nhà ở không có nhiều thay đổi. Giao dịch có thể vượt quý III/2019 nhưng không để đạt mức cùng kỳ năm 2018 và giá bán không có biến động lớn, ước tăng 1 – 2%.
Tại TP Hồ Chí Minh: Với tình hình không có nhiều thay đổi từ cơ chế, chính sách, nguồn hàng mới từ các Dự án sẽ tiếp tục khan hiếm và có chiều hướng sụt giảm so với quý III/2019. Đặc biệt là thiếu hẳn phân khúc nhà ở giá thấp. Giao dịch vẫn tiếp tục với tỷ lệ hấp thụ cao, duy trì ở mức trên 90%. Giá tiếp tục tăng từ 3 – 5%.
Doãn Thành
Theo Kinhtedothi.vn
Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường
Trong quý III/2019 thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội tiếp tục đi xuống, nguồn cung mới giảm sút, nhà đầu tư tăng giá bán khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ ngày càng trở nên khan hiếm.
Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường. Ảnh: Doãn Thành.
Theo số liệu thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, lượng căn hộ đủ điều kiện bán hàng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp đạt trên 6.500 sản phẩm, trong đó sản phẩm nhà ở giá rẻ chỉ có khoảng 1.500 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt xấp xỉ 80%.
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt trọng tâm đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, dự báo đến năm 2020 nhu cầu của thị trường cần khoảng 12 triệu m2 nhà ở giá rẻ tập trung chủ yếu ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại diện tích nhà ở giá rẻ mới chỉ đạt hơn 4 triệu m2, điều này cho thấy trên dòng sản phẩm này trên thị trường đang thiếu rất nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng cao tại các TP lớn.
Đặc biệt, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho phát triển nhà ở giá rẻ kết thúc, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung thêm 2 nghìn tỷ, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng với nhu cầu thực tế của thị trường và chưa thể tạo thành lực đẩy để giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ phát triển.
Không những vậy, trong thời gian gần đây khi các nguồn tín dụng cho vay của Nhà nước siết chặt lại, đã làm cho phân khúc nhà ở giá rẻ trở nên thiếu hụt nhiều hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thiếu hụt sản phẩm nhà ở giá rẻ ngoài rào cản về tín dụng, thì còn do các doanh nghiệp đang quá trông chờ vào các nguồn vốn ữu đãi từ Chính phủ.
Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết thêm, việc Chính phủ tăng cường công tác quản lý đối với các dự án BĐS và thực hiện siết chặt tín dụng cho vay từ ngân hàng sẽ giúp cho thị trường trở nên minh bạch, bền vững và tránh tình trạng "bong bóng" BĐS làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ có tác động xấu đến thị trường.
"Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường, theo quy luật của cung - cầu. Nếu như nhu cầu của thị trường là có thật thì cần nới rộng cơ chế để cho doanh nghiệp phát triển, khi nguồn cung - cầu tương ứng nhau thì doanh nghiệp sẽ tự điều tiết về giá bán; ngược lại khi cầu vượt quá cung thì giá bán sẽ được đẩy lên cao, người thu nhập thấp càng khó có cơ hội mua được nhà" - ông Đính chia sẻ.
Theo Kinhtedothi.vn
"Tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy" Chủ tịch TTC Land cho rằng, khái niệm, quan điểm tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp đang trở nên rõ ràng và mạnh mẽ hơn vì vấn đề nội tại của doanh nghiệp và những thay đổi nhanh chóng trên thị trường bất động sản... Ông Nguyễn Đăng Thanh, cựu Phó tổng giám đốc Sacombank, được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ...