Thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia đang phục hồi trở lại, Trung Quốc diễn biến tích cực hậu Covid-19
Theo khảo sát của Savills Việt Nam, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tâm lý khá tích cực khi một số hoạt động bất động sản đã quay trở lại. Trong khi Hàn Quốc và Việt Nam, tâm lý thị trường ở mức trung lập, chứ không tiêu cực.
Savills đã tiến hành một khảo sát về hiện trạng và tâm lý các ngành kinh doanh tại 31 thị trường trên toàn cầu kể từ tháng 3/2020. Kết quả cho thấy, khoảng 29% các quốc gia tham gia hiện ở mức trung lập, 52% đánh giá khá tiêu cực, và chỉ 16% đánh giá tiêu cực. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tâm lý khá tích cực khi một số hoạt động bất động sản đã quay trở lại. Hàn Quốc và Việt Nam, hai quốc gia với tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhanh, cũng đều tâm lý thị trường ở mức trung lập.
Nguồn cầu của khách thuê đang ổn trở lại
Theo Savills, khách thuê đã phải điều chỉnh đáng kể lối sống và làm việc kể từ khi đại dịch xuất hiện. Đáng chú ý, một số ngành kinh doanh bắt đầu có các dấu hiệu ổn định khi dịch bệnh đạt đỉnh tại một số quốc gia.
Nguồn cầu văn phòng giữ ổn định tại 42% quốc gia, trong khi 55% còn lại có nguồn cầu ở mức giảm trung bình. Hưởng lợi từ sự tăng trưởng tích cực của ngành bán lẻ trực tuyến, nguồn cầu cho lĩnh vực hậu cần không thay đổi hoặc tăng vừa phải tại hơn 79% các quốc gia. Chỉ duy nhất lĩnh vực bán lẻ và khách sạn có nhu cầu giảm, với mức giảm mạnh tại hơn một nửa số lượng quốc gia.
Video đang HOT
Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, hoạt động cho thuê bán lẻ và văn phòng tăng ở mức vừa phải trong nửa đầu tháng 4/2020. Tỉ lệ sử dụng đã tăng lên khi nhiều văn phòng và cửa hàng bắt đầu mở cửa trở lại. Ngành khách sạn cũng đang dần phục hồi, nhưng nguồn cầu vẫn còn thấp hơn so với mức trước khi dịch bệnh bắt đầu.
G iá thuê chưa giảm mạnh
Theo khảo sát của Savills, giá thuê được ghi nhận không thay đổi trên 60% các ngành và quốc gia, và tăng ở 71% các quốc gia đối với lĩnh vực văn phòng. Dấu hiệu giảm rõ rệt hơn ở lĩnh vực khách sạn và bán lẻ.
Một lý do khiến giá thuê chưa giảm mạnh là do việc sử dụng rộng rãi các khoản hỗ trợ khách thuê trong khoảng thời gian này. Khách thuê bán lẻ được hưởng lợi nhiều nhất, với 80% các quốc gia cho biết có tồn tại hình thức hỗ trợ giá thuê. Việc hoãn trả phí dịch vụ, thay đổi cơ cấu thanh toán cũng khá phổ biến và đang được áp dụng tại 40% quốc gia.
Ngay cả với thị trường văn phòng, nơi giá thuê phần lớn không bị ảnh hưởng, vẫn có đến 43% quốc gia ghi nhận việc sử dụng một số gói hỗ trợ thuê cho khách thuê. Bên cạnh đó, lĩnh vực hậu cần chịu ít ảnh hưởng nhất và do đó, có rất ít khoản hỗ trợ được áp dụng.
Ở hầu hết các nước, chính sách phong tỏa mới được áp dụng hơn một tháng, song song với các chính sách và biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ và chủ nhà, hiện tượng phá vỡ các hợp đồng cho thuê vẫn chưa được ghi nhận rộng rãi. Hiện, các quốc gia ghi nhận một số khách thuê và các công ty nhỏ đã chấm dứt sớm hợp đồng là Trung Quốc, Ý, Bồ Đào Nha, và Thụy Sĩ. Sự can thiệp của chính phủ là một dấu ấn mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Các gói hỗ trợ hoặc can thiệp từ Chính phủ như giảm thuế tài sản hoặc tạm thời cấm hoạt động xuất ngoại, được ghi nhận tại 59% các quốc gia tham gia khảo sát.
Lĩnh vực bán lẻ được hưởng lợi nhiều nhất, với một số gói hỗ trợ được ghi nhận tại 75% các quốc gia. Ví dụ, tỷ lệ kinh doanh tại Anh Quốc tạm ngưng ở mọi doanh nghiệp trong năm tài chính 2020-2021, và tại Singapore, các nhà hàng, cửa hàng, khách sạn, địa điểm du lịch sẽ không phải trả thuế bất động sản năm 2020.
Giao dịch có giảm nhưng không còn giảm mạnh
Khảo sát đã chỉ ra rằng khối lượng giao dịch hiện đang giảm nhưng không còn giảm mạnh. Trong nửa đầu tháng 4/2020, 44% quốc gia ghi nhận không thay đổi về khối lượng giao dịch. Đối với thị trường văn phòng, gần một nửa số quốc gia cho biết không có thay đổi về khối lượng giao dịch kể từ cuối tháng 3/2020, khi 73% quốc gia có khối lượng giảm trung bình hoặc giảm mạnh.
Lĩnh vực bán lẻ và khách sạn tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong các loại hình giao dịch, với tương ứng 73% và 68% quốc gia ghi nhận giảm, ảnh hưởng từ việc đóng cửa quốc gia và hạn chế đi lại. Khảo sát cũng chỉ ra rằng dịch bệnh không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn với 63% quốc gia cho biết giá trị vốn của họ không thay đổi mặc dù với khối lượng giao dịch nhỏ.
Lĩnh vực hậu cần và y tế vẫn giữ giá tốt, với tương ứng 87% và 95% quốc gia có giá trị vốn không thay đổi và tăng. Cả hai lĩnh vực này sẽ tiếp tục có lượng cầu tăng cao trong tương lai gần. Hơn 2/3 các quốc gia tham gia khảo sát không ghi nhận sự thay đổi của giá trị vốn trong lĩnh vực văn phòng và nhà ở.
Trong lĩnh vực nhà ở, khi chính sách đóng cửa để kiềm tỏa dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giao dịch với khách mua, 73% quốc gia ghi nhận giá trị vốn không thay đổi, so với mức 53% tại một cuộc khảo sát trước đó.
Hà Nội: Khách thuê văn phòng đang yêu cầu tòa nhà giảm giá thuê đến 50%
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trong Q1/2020, thị trường văn phòng Hà Nội đang đối mặt với áp lực giảm giá thuê.
Thống kê của CBRE cho thấy trong Q1/2020, tổng nguồn cung văn phòng tại Hà Nội vào khoảng 1.380.000 m2, không thay đổi so với Q4/2019 do không có dự án mới hoàn thành. Giá chào thuê của cả Hạng A và Hạng B duy trì ổn định so với quý trước, lần lượt ở mức 26,2USD và 14,3USD/m2/tháng (không bao gồm VAT và phí dịch vụ).
Về tỷ lệ trống, cả hai hạng đều duy trì ở mức tích cực dưới 10%. Tỷ lệ trống Hạng A đạt 6,4%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với năm trước, trong khi tỷ lệ trống Hạng B giảm xuống 8,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước.
Mặc dù chưa chịu ảnh hưởng mạnh như các mảng bất động sản khác, thị trường văn phòng cũng đã chứng kiến những ảnh hưởng đầu tiên từ đại dịch. Các khách thuê hiện tại đang yêu cầu tòa nhà giảm giá thuê từ 20-50%. Mặc dù giá chào thuê vẫn chưa được điều chỉnh, một số tòa Hạng B đã áp dụng chính sách chiết khấu từ 20-30% cho các khách thuê từ ba tháng cho đến cuối năm 2020. Một số hỗ trợ khác, như giãn tiến độ thanh toán, cũng được áp dụng.
Ngoài ra, phần lớn các giao dịch thuê văn phòng trong Q1/2020 đã bị tạm hoãn hoặc bị hủy, do áp lực vốn và lệnh cấm di chuyển. Về nhu cầu, tổng tỷ lệ hấp thụ của thị trường văn phòng Hà Nội chỉ đạt 8.900 m2 trong Q1/2020. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận từ Q2/2013.
Trong ba quý tới của năm 2020, thị trường sẽ tiếp tục bị phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh. Trong kịch bản COVID-19 được kiểm soát trong Q2/2020, hiệu quả hoạt động của mảng văn phòng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể, do gần như toàn bộ các giao dịch tạm hoãn trong Q1 sẽ được tái khởi động. Tuy nhiên nếu kịch bản này không diễn ra, giá thuê của cả hai Hạng được dự báo có thể giảm từ 5 - 10%, trong khi tỷ lệ trống có thể tăng từ 5 - 15%.
Sự bùng phát của COVID-19 có thể sẽ tái định hình thị trường văn phòng. Các khách thuê sẽ tập trung nhiều hơn vào khả năng linh hoạt của văn phòng, để có thể thích ứng dễ dàng hơn với những thay đổi bất ngờ từ môi trường kinh doanh. Chủ các tòa nhà cũng cần phải áp dụng các công nghệ mới và các phương thức mới để đảm bảo sức khỏe của những người làm việc trong tòa nhà.
Thanh Ngà
"Phá băng" thị trường bất động sản không chỉ bằng tiền Nhằm khơi thông phục hồi thị trường bất động sản sau dịch bệnh Covid-19, không chỉ có những hỗ trợ về tiền mà song song đó cần có những giải pháp lâu dài về cơ chế chính sách. Thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn trong hai năm qua với hàng trăm dự án bị ách tắc bởi thủ tục...