Thị trường bất động sản Long An bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Ngay từ đầu năm, thị trường Long An đã ghi nhận sức tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước nhờ sự tác động từ nhiều yếu tố như hạ tầng phát triển, chính sách đầu tư tốt từ nhà nước, dòng vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ vào lớn… cùng nhiều dự án mới được công bố, thị trường khu vực này hứa hẹn sẽ vẫn còn giữ nhiệt cao trong thời gian tới.
Theo khảo sát trên địa bàn tỉnh, trong nhiều tháng qua, giá đất thổ cư tại huyện Bến Lức từ 19 -22 triệu đồng/m2, các khu vực khác như Đức Hòa bình quân từ 15 – 20 triệu đồng/m2, Cần Giuộc 18 – 25 triệu đồng/m2. Những dự án có vị trí đẹp và đầy đủ tiện ích có mức giá lên tới 20 – 25 triệu đồng/m2 mặc dù vào thời điểm năm 2018 chỉ ở mức giá 5,5 – 10 triệu đồng/m2.
Một nhà đầu tư tại địa bàn này cho biết, giá đất ở vùng ven TPHCM biến động rất bất ngờ. Mặc dù, giá đất ở nhiều xã ở Đức Hòa đang được đẩy lên cao ngất ngưởng và theo cảnh báo đây là cơn “sốt” ảo nhưng gần đây, việc giao dịch mua – bán đất vẫn diễn ra rất sôi động. Nhiều điểm công chứng đều chật cứng người đến chứng thực các giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng đất. Như Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đại tại huyện Đức Hòa (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) có rất đông người đến nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất.
Qua tìm hiểu tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện Đức Hòa, được biết bình thường, bình quân mỗi ngày, chi nhánh tiếp nhận khoảng 100 hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, thế nhưng từ tháng 3/2019 đến nay, số hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất nộp vào tăng đột biến với mức bình quân trên 300 hồ sơ/ngày.
Các dự án thị trường nhà đất Cần Giuộc có ưu thế có pháp lý hoàn chỉnh được ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao ấn tượng. Nhìn chung, các dự án tại Cần Giuộc đang có mức tăng trưởng ổn định từ 30 – 35%/năm tuỳ khu vực. Đáng chú ý trong quý 4/2019, thị trường đón nhận thêm dự án Hiep Phuoc Harbour View ở mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo nối dài và sở hữu 2km sông Soài Rạp.
Ngay khi vừa ra mắt, các sản phẩm đất nền nhà phố ven sông của dự án đã nhanh chóng gây sốt với mức giá chỉ từ 1,29 tỷ đồng/nền sổ đỏ sở hữu lâu dài, thời gian thanh toán kéo dài 24 tháng, đợt đầu chỉ 15%. Đặc biệt, với vị trí thuận tiện di chuyển, kế cận KĐT – cảng Hiệp Phước và 20 phút đến Phú Mỹ Hưng, dự án được xem là giải pháp tích lũy BĐS an toàn và hiệu quả cuối năm 2019.
Như vậy, giá tại khu vực các huyện ở trong tỉnh Long An, giá tăng lên rất nhiều so với 2 năm trước đây. Với đánh giá sơ bộ, biên độ tăng giá đất nền tại các dự án ở Long An đều tăng ít nhất từ 15% – 30%, những điểm nóng có khi tăng đến hơn 60% – 80% sau một năm.
Video đang HOT
Nói về nguyên nhân tạo nên cơn “sốt” đất ở một số địa bàn của Long An giáp TPHCM tăng cao đột biến như thời gian gần đây, có một nguyên nhân mà nhiều nhà đầu tư cho biết là do TPHCM đang giải phóng mặt bằng một số vùng ở cặp kênh, rạch, khu ổ chuột nên nhiều người tìm về các vùng giáp ranh của Long An để mua đất, bởi so với đất ở thành phố thì còn rẻ hơn nhiều, khoảng cách địa lý đi – về thành phố cũng không xa.
Ngoài ra, cũng có nguyên nhân khác như xuất phát từ những thông tin về công trình, dự án sắp tới đầu tư kết nối vùng giữa TPHCM và Long An nên có những người mua với mục đích “đón gió”. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp nhận thấy nhu cầu mua đất ở tăng cao nên đầu cơ mua rồi bán lại để kiếm lời và đẩy giá lên cao.
Tỉnh Long An được biết là vùng nằm trong quy hoạch trở thành vùng đô thị vệ tinh của TPHCM, quỹ đất tại đây còn rất dồi dào và giá tương đối “mềm”. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng giá đất sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Không những thế, Long An còn là tỉnh duy nhất của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đường ranh giới giáp với TPHCM, và là tỉnh được ưu ái khi có 2 tuyến đường cao tốc huyết mạch của khu vực phía Nam là Cao tốc TPHCM – Trung Lương và Cao tốc Bến Lức – Long Thành chạy qua.
Tại đây, người dân có thể dễ dàng di chuyển tới trung tâm TPHCM hay các vùng lân cận thông qua nhiều tuyến đường như Tỉnh lộ 10, Cao tốc; cảnh biển Quốc tế Long An, đường sắt TPHCM – Cần Thơ, Quốc lộ 50…
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, quy mô thị trường bất động sản TPHCM hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố và đã có tính lan tỏa rộng ra, đặc biệt là tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh TPHCM và Cần Giuộc của tỉnh Long An là một điển hình.
“Một trong những lợi thế lớn của Long An là vị trí cửa ngõ TPHCM, nối liền với vùng ĐBSCL. Đây cũng là 1 trong 7 địa phương nằm trong quy hoạch vùng TPHCM, có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Trung Lương – TP.HCM; chưa kể cao tốc Bến Lức – Long Thành nối với sân bay quốc tế Long Thành sắp hoàn thành, và cao tốc nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ xây dựng trong tương lai…sẽ giúp thu hút lượng lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS trong tương lai rất gần”, ông Châu, cho biết thêm.
Theo đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TPHCM bao gồm toàn bộ 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.
Hiện tại, TPHCM đang phối hợp với nhiều tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hoặc một chiến lược phát triển dài hơi cho vùng đô thị trung tâm, bao gồm TPHCM và vùng phụ cận như huyện Đức Hòa, Cần Giuộc (Long An), Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút vốn FDI tạo lực đẩy thị trường bất động sản "cất cánh"
Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS công nghiệp phát triển. Đặc biệt, sự tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới từ năm 2020.
Theo số liệu mới nhất từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong tháng 11 Bắc Ninh thu hút thêm 219 dự án mới với tổng vốn đăng ký 791 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp đạt 1.436 triệu USD, dẫn đầu toàn khu vực phía Bắc (nếu không tính thủ đô Hà Nội).
Câu chuyện thu hút đầu tư FDI của Bắc Ninh từng được xem là kỳ tích. Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh Bắc ninh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là dự án nhỏ, quy mô vốn thấp, tập trung vào các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng công nghiệp điện tử chỉ có 2 dự án của Canon, với vốn đầu tư 130 triệu USD, chiếm 14% tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh.
Hai mươi năm sau đó, Bắc Ninh đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phồn thịnh của Việt Nam, đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài. Hiện Bắc Ninh có 1.134 dự án đầu tư, đạt tổng số tiền khổng lồ 17,79 tỷ USD trên diện tích 6.397,68ha, tập trung tại 16 khu công nghiệp. Thành công lớn nhất trong chiến lược trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh là thu hút được Tập đoàn Sam Sung. Đại bản doanh của Sam Sung đặt tại KCN Yên Phong, đây là KCN thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất Việt Nam. Bình quân 1ha tại đây thu hút được 0,04 tỷ USD vốn đầu tư.
Hiện tại Bắc Ninh tập trung gần 30 nghìn lao động, trong đó gần 20 nghìn lao động làm việc ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với đủ các thành phần sắc tộc: Việt, Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc... Thu nhập bình quân ở khu vực FDI của Bắc Ninh ngày càng tăng. Năm 2014 đạt 6,78 triệu đồng/người/tháng... Năm 2018 là 11,2 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,55 lần khu vực đầu tư trong nước, đưa Bắc Ninh nhanh chóng trở thành Top đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS phát triển. Cùng với số lượng nhà máy mọc lên liên tục, gần 30 nghìn lao động đổ về tạo nên một lượng cầu "khổng lồ" về nhà ở chất lượng cao tại Bắc Ninh. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp đồng loạt đổ về Bắc Ninh thời gian gần đây để đầu tư xây dựng các dự án chất lượng cao.
Nếu như trước kia chỉ có một hai doanh nghiệp coi Bắc Ninh là điểm đến thì nay thêm những cái tên mới như Vingroup, Him Lam, FLC, Apec Group.... Cùng với đó, số lượng các khu đô thị từ chỗ chỉ đếm trên đầu ngón tay đến nay đã lên đến hai con số, đặc biệt là sự xuất hiện những khu đô thị hoàn chỉnh "all in one" trước đây chỉ xuất hiện tại những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM thì nay đã có mặt tại thành phố Bắc Ninh.
Quan sát thực tế cho thấy, từ năm 2017, cuộc đua mở rộng thị phần của các đại gia tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt về quỹ đất. Khi quỹ đất tại trung tâm thành phố ngày càng eo hẹp, giá bất động sản tại khu vực này luôn ở mức cao. Các dự án Bất động sản bắt đầu chuyển ra khu vực trung tâm thành phố mở rộng và kề cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của tỉnh.
Cùng với việc mở rộng của các "ông lớn", thị trường cũng chứng kiến xu hướng đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê của người dân địa phương. Bên cạnh đó là làn sóng của giới nhà giàu Hà Nội đổ về đầu tư nhà liền kề, biệt thự, căn hộ cho chuyên gia nước ngoài thuê tại các dự án BĐS cao cấp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với vị trí địa lý thuận lợi, dư địa tăng giá cao, GDP đầu người luôn ở top 10 cả nước khiến Bắc Ninh trở thành mảnh đất màu mỡ dành cho các đại gia BĐS. Đặc biệt, trong thời gian tới Bắc Ninh đang hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, sẽ đón nhận làn sóng mới của các doanh nghiệp sản xuất đổ về.
"Khi có chiến tranh thương mại, lượng nhân công từ Trung Quốc sẽ đổ về Việt Nam, tất yếu phát sinh nhu cầu về văn phòng, nhà ở và nhu cầu du lịch. Như vậy, BĐS nhà ở, văn phòng và du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp sẽ được hưởng lợi", GS Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên & Môi trường từng nhấn mạnh.
Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư này, nhu cầu BĐS công nghiệp và nhà ở cao cấp - bình dân được dự báo sẽ tăng mạnh, đặc biệt ở các địa bàn các tỉnh lân cận Trung Quốc, nơi có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực, môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý.
Nhật Nam
Theo Trí thức trẻ
Ghi giá 215 triệu, bán 1,2 tỷ, chuyện nghịch lý ở Việt Nam Thực tế cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa giá đất giao dịch trên thị trường và giá đất quy định theo khung giá, bảng giá đất. Giá đất bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường nên luôn thay đổi từng ngày từng giờ. Bảng giá 215 triệu/m2 nhưng thực tế 1,2 tỷ/m2 Trong báo cáo thị trường bất...