Thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM hiện giờ ra sao?
Theo Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù có sự sụt giảm về cả lượng cung và giao dịch trên thị trường BĐS Tp.HCM và Hà Nội nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Giá bất động sản nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội đánh dấu sự sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch của thị trường. Nguồn cung tính đến quý 2/2019 đạt 7.772 sản phẩm, tăng 49,3% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung BĐS nhà ở đạt 12.976 sản phẩm, bằng 76,05% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, lượng giao dịch BĐS trong quý đạt 5.616 sản phẩm, tăng 71% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng giao dịch BĐS nhà ở đạt 8.899 sản phẩm, bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 68,6%. Đặc biệt, trong quý 2/2019, tỉ lệ hấp thụ căn hộ bình dân lên tới 84.7%.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chính sách giảm tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.
“Cùng cảnh ngộ”, thị trường BĐS Tp.HCM 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy sự sụt giảm mạnh cả về nguồn cung lẫn lượng giao dịch của thị trường. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung bất động sản nhà ở tại TP.HCM đạt 10.715 sản phẩm, bằng 39,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Lượng giao dịch bất động sản nhà ở 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.560 sản phẩm, bằng 46.8% so với cùng kỳ năm 2018. Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 79,9%. Trong đó, giá bán căn hộ chung cư trong quý 2/2019 tăng khoảng 5% so với quý trước, Đất nền tăng giá khoảng 2-3% so với quý 1/2019.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội và Tp.HCM mặc dù có sự sụt giảm về lượng cung và lượng giao dịch nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Điều này cho thấy lực cầu tại 2 khu vực này vẫn rất mạnh. Giá BĐS nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Một số vùng có thị trường BĐS đã phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,… cũng cho thấy sự giảm tốc về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch bởi sự rà soát các dự án từ chính quyền địa phương.
Ở hầu hết các tỉnh thành khác trên cả nước đều ghi nhận sự phát triển của thị trường BĐS và thu hút các nhà đầu tư bởi các TP lớn không còn nhiều cơ hội đầu tư. Chủ đạo vẫn là dòng sản phẩm đất nền, giá cả tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất hiện một số thị trường bất động sản mới như: Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, …
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Lộ diện đại gia bất động sản đầu tư dự án khu đô thị trên khu đất 30ha nhà máy xi măng lâu đời nhất TP.HCM
Ngày 2/10, nhà máy xi măng Hà Tiên (Trạm nghiền xi măng Thủ Đức) ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM của Công ty Xi măng Hà Tiên đã chính thức tháo dỡ.
Cuối năm 2016, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 phải chấm dứt hoạt động của trạm nghiền xi măng Thủ Đức và có phương án di dời đến nơi khác để trả mặt bằng chỉnh trang đô thị không gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, UBND TPHCM đã yêu cầu Công ty Hà Tiên 1 có trách nhiệm tìm địa điểm khác phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Sau khi di dời, khu đất sẽ trở thành dự án Khu phức hợp VICEM Hà Tiên. Việc chuyển đổi công năng này phù hợp với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt như: Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025, đồ án thiết kế đô thị trục Xa lộ Hà Nội tỷ lệ 1/2000 được UBND TPHCM phê duyệt năm 2014.
Bộ Xây dựng cũng cho phép Công ty Hà Tiên 1 và Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên liên doanh với đối tác để nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại tại 2 khu đất nêu trên.
Trước đó, Văn phòng UBND TPHCM cho biết thành phố đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần phát triển và tài trợ địa ốc R.C (Công ty Refico) liên danh với các đối tác nghiên cứu đề xuất dự án tại khu đất 30 ha ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức.
Khu đất 30ha này dự kiến bao gồm khu đất cảng ICD Sotrans hơn 10ha của STG; khu đất nhà máy Công ty CP Thép Thủ Đức VNSTEEL; khu đất 10,6ha hiện là Trạm nghiền Thủ Đức chi nhánh Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (Mã CK: HT1) và khu đất 0,8ha hiện là văn phòng và nhà xưởng của Công ty Vận tải Hà Tiên (Mã CK: HTV) có địa chỉ ở Km8 Xa lộ Hà Nội...
Từ Phương án quy hoạch chuyển đổi công năng, lập dự án kinh doanh để tạo nguồn vốn hỗ trợ việc di dời. Theo Quyết định số 86 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 đã đề xuất và đã được các Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đồng ý cho phép chuyển đổi công năng, lập Phương án khai thác diện tích mặt bằng đất Trạm Nghiền Thủ đức, Công ty đã được Vicem đồng ý chấp thuận chủ trương Liên danh thực hiện Phương án chuyển đổi công năng.
Đến nay, Liên danh Refico đã nhận dược Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 khu đất thuộc Phường Trường Thọ, quận Thủ đức. Hiện nay Liên danh đang thuê tư vấn lấp đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 và sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.
Về phía chủ đầu tư, Refico là công ty phát triển bất động sản Việt Nam, thành lập năm 2003, có trụ sở tại TPHCM. Refico hoạt động chủ yếu là đầu tư xây dựng và phát triển các công trình nhà ở cao cấp, các khu nghỉ mát, cao ốc văn phòng và thương mại.
Doanh nghiệp đã có 6 dự án bất động sản lớn là City Garden, Nexus, Watermark, Centre Point, President Place, Sanctuary Hồ Tràm. Những dự án mà đơn vị đang tiến hành, đã hoàn thành, mua lại và quản lý bao gồm các trung tâm thương mại, trung tâm đa chức năng, khu dân cư và khu nghỉ dưỡng đã được quy hoạch tổng thể với giá trị khoảng 1 tỷ USD. Refico còn đang nắm giữ 49% vốn điều lệ tại Công ty CP Phát triển động sản The Pier, cùng với Công ty CP Kho vận miền Nam - Sotrans (Mã CK: STG) nắm giữ 50% vốn điều lệ. Đơn vị này đang đầu tư dự án tại khu K5 và K6 (tổng diện tích khoảng 2,4ha) tại số 1 đường Hoàng Diệu, số 117A đường Nguyễn Tất Thành, quận 4.
Như vậy, sau hơn 1/2 thế kỉ tồn tại, nhà máy xi măng Hà Tiên Thủ Đức sắp kết thúc hoạt động. Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại trạm nghiền Kiên Lương và 280.000 tấn xi măng/năm tại trạm nghiền Thủ Đức.
Năm 1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng Hà Tiên 1. Năm 2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần và đến năm 2010 hoàn tất việc sáp nhập Công ty CP xi măng Hà Tiên 2 vào Công ty CP xi măng Hà Tiên 1.
Nam Phong
Theo Nhịp Sống Việt
Kinh doanh bết bát DongA Bank rao bán cổ phiếu? Với tình hình kinh doanh bết bát, Ngân hàng thương mại cổ phần DongA chỉ còn cách chào bán cổ phiếu để bổ sung vốn điều lệ. Theo báo Dân Trí, DongA Bank vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông bất thường bàn về vấn đề tăng vốn điều lệ. Tờ trình được ngân hàng này công bố đã...