Thị trường bánh Trung thu 2019: Đừng để ‘vàng thau lẫn lộn’
Dù chưa tới Rằm tháng Tám (15/8 âm lịch) nhưng các loại bánh Trung thu truyền thống, handmade đã được bày bán. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để những sản phẩm bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ ‘len lỏi’ thị trường.
Bánh Trung thu ‘chào’ thị trường sớm
Mỗi năm một lần, gần tới Rằm tháng Tám (15/8) thị trường bánh Trung thu lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Vài năm trở lại, không đợi đến Tết trung thu, người dân có thể mua bánh nướng, bánh dẻo truyền thống về thưởng thức.
Theo phong tục Việt, mọi người thường mua bánh Trung thu, trà, rượu để bày mâm cỗ và cúng tổ tiên, kính biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô cùng những người mà bản thân luôn yêu mến và trân trọng.
Bánh Trung thu đã trở thành món quà truyền thống, với kiểu dáng của chiếc bánh tròn đầy như mặt trăng sáng trên cao, thể hiện sự đoàn viên đầy đủ của mọi người trong gia đình, cùng quây quần bên ly trà, chia nhau từng miếng bánh, nói dăm ba câu chuyện đã trở thành ký ức khó quên nhất trong lòng mỗi người.
Vài năm trở lại, thị phần bánh trung thu dành làm quà tặng trước đây được xem là sân chơi của các thương hiệu bánh quen thuộc như Kinh Đô, Bibica, Givral… nhưng gần đây miếng bánh này ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi rất nhiều thương hiệu khác, trong đó có cả các thương hiệu bánh đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và cả các hệ thống trà sữa, cà phê.
Dạo một vòng Hà nội những ngày gần đây không khó để bắt gặp những quầy hàng lưu động nằm trên vỉa hè, đường phố của các thương hiệu bánh Trung thu tên tuổi như: Kinh Đô, Thu Hương, Như Lan…
Bánh Trung thu thể hiện sự đoàn viên trọn vẹn gia đình. Ảnh NVCC
Theo khảo sát, bánh Trung thu Kinh Đô có giá dao động từ 50.000 đồng – 70.000 đồng/chiếc loại 120 – 150gr; loại trọng lượng lớn hơn từ 210 – 800gr có giá 65.000 đồng – 480.000 đồng/chiếc. Bánh Trung thu thương hiệu Thu Hương có giá dao động từ 330.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/hộp.
So với mọi năm, mẫu mã của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống năm nay không có sự thay đổi quá nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tập trung vào chất lượng sản phẩm, chú trọng nguyên liệu, chế biến, thậm chí là mẫu mã bao bì… để chinh phục khách hàng.
Bánh trung thu handmade ‘lên ngôi’
Video đang HOT
Thời gian gần đây, ngoài bánh Trung thu truyền thống, nhiều người có thú vui làm bánh handmade. Ban đầu, việc tự tay làm bánh Trung thu chỉ nhằm thỏa mãn sự tò mò. Sau dần, làm bánh Trung thu handmade trở thành đam mê.
Anh Nguyễn Thành Đạt, chủ tiệm bánh Ăn không chỉ để no chia sẻ thời sinh viên, do đam mê nấu ăn, làm bánh nhưng không có điều kiện nên tận dụng nguyên liệu và công cụ có sẵn như: chảo, nồi cơm điện… để sáng tạo món ăn. Do đó, anh có ý tưởng làm nên những chiếc bánh handmade.
Mỗi ngày, cửa hàng của anh thường làm 50 -70 chiếc bánh. Ngày lễ, mùng 1, số lượng bánh tăng lên khoảng 200 chiếc. Anh Đạt chia sẻ, để đảm bảo sự tỉ mỉ, sắc nét cho từng chiếc bánh cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cửa hàng của anh không tuyển thêm người làm.
Người dân ‘đổi gu’, tự tay làm bánh Trung thu handmade. Ảnh NVCC
Là người từng được mời về làm giảng viên chia sẻ kỹ năng nấu bánh, anh Đạt cho hay để làm bánh Trung thu handmade việc lựa chọn nguyên liệu phải tỉ mỉ, kỹ càng. Bởi nó quyết định trực tiếp tới hương vị của bánh. Bên cạnh đó, khi đúc bánh vào khuôn cũng phải chính xác, nếu không chiếc bánh sẽ méo mó, không đẹp mắt.
“Khâu nướng bánh rất quan trọng. Nếu sai thời gian, nhiệt độ, hay đơn giản như phết lớp bóng cho vỏ bánh sai thì chiếc bánh sẽ trở nên không hoàn hảo”, anh Đạt nhấn mạnh.
Nói về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bánh Trung thu handmade, anh Đạt cho rằng là điều cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu, sự hài lòng của khách hàng.
Anh Đạt quan niệm, khi người làm bánh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bánh tốt sẽ “giữ chân” khách hàng, thậm chí có thêm những lời giới thiệu “miễn phí” của mọi người.
Chị Trang (Cầu Giấy – Hà Nội), một người cũng có nhiều năm kinh nghiệm làm bánh Trung thu handmade chia sẻ, việc làm bánh handmade rồi rao bán qua mạng xã hội vừa tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm… lại thu hút lượng khách lớn. “Ban đầu, chỉ cần bạn bè, người thân, đồng nghiệp… ăn thử sau đó giới thiệu thêm người dùng. Dần dần, lượng khách đặt bánh handmade sẽ tăng lên”, chị Trang nói.
Cẩn trọng bánh Trung thu chất lượng kém: ‘Vàng thau lẫn lộn’
Bên cạnh những thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng, những sản phẩm handmade đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ít tiểu thương vì lợi trước mắt mà bán ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, những loại bánh Trung thu mini, được tung hô được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan… nhưng thực chất không rõ nơi sản xuất, được nhập với số lượng lớn.
Trước tình trạng đó, nhằm ngăn chặn bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công Thương Hà Nội ban hành Công văn số 2853/SCT-QLCL gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã, các trung tâm thương mại, siêu thị và ban quản lý các chợ phục vụ Tết Trung thu năm 2019 trên địa bàn thành phố.
Đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu bánh Trung thu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất; sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc vượt quá thời hạn cho phép.
UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ cở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu trên địa bàn. Kiên quyết loại bỏ các điểm kinh doanh bánh Trung thu trên vỉa hè, lòng đường, khuôn viên các cơ quan, đơn vị… không đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP, gây mất trật tự mỹ quan đô thị, không bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Theo VietQ
Đón Rằm tháng Tám: Đổi "gu" bánh Trung thu handmade
Bánh Trung thu handmade đang trở thành món quà được nhiều người lựa chọn mỗi dịp Rằm tháng Tám, bên cạnh bánh truyền thống.
Bánh Trung thu handmade nở rộ
Tết Trung thu (hay còn gọi Tết trông Trăng, Tết hoa đăng)...là dịp để mỗi gia đình sum họp; cùng nhâm nhi ly trà xanh, thưởng thức bánh Trung và ngắm trăng Rằm tháng Tám lên cao.
Nếu trước đây, để thưởng thức bánh Trung thu truyền thống, người dân phải đợi đến Rằm tháng Tám thì bây giờ thức quà này có thể được bán quanh năm.
Bên cạnh những loại bánh Trung thu truyền thống, một vài loại bánh handmade cũng được ưa chuộng. Thậm chí, nhiều người tự tay chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ... để làm bánh Trung thu theo hương vị của riêng mình.
Chia sẻ với Luxury Inside, anh Nguyễn Thành Đạt, chủ tiệm bánh "Ăn không chỉ để no" cho hay, việc làm bánh đã trở thành đam mê hồi còn là sinh viên.
"Từ thời sinh viên, tôi rất thích nấu ăn, làm bánh nhưng do không có điều kiện nên chủ yếu tận dụng những công cụ, nguyên liệu có sẵn như: chảo, nồi cơm điện... để sáng tạo món ăn", anh Đạt nói.
Dù đi làm nhưng anh Đạt vẫn tiếp tục đam mê làm bánh của mình bằng việc tự tay chế tác ra những chiếc bánh Trung thu với đủ vị, màu sắc.
Chủ tiệm bánh handmade "Ăn không chỉ để no" cho hay, qua nhiều lần ăn thử, sáng tạo, anh đã làm ra những chiếc bánh Trung thu khác nhau như: bánh nhân hạt dưa, hạt điều, hoa quả sấy khô...
Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở nhỏ lẻ, tiệm bánh, thậm chí gia đình có thể tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu handmade để ăn hoặc bán. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh về công nghệ hiện nay, người mua không cần đi lại vẫn có thể đặt bánh Trung thu để thưởng thức.
Chính vì thế, việc cạnh tranh giành thị phần giữa các thương hiệu bán bánh trong mùa Trung thu như Kinh Đô, Thu Hương... và bánh handmade, thậm chí các loại bánh giá rẻ "khoác mác" hàng xách tay nước ngoài...sẽ trở nên phức tạp hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Đạt cho hay chưa có ý định cạnh tranh với các loại bánh Trung thu giá rẻ. "Tôi không sống bằng nghề làm bánh nên không chạy theo lợi nhuận. Do đó, khi ai muốn học làm bánh, tôi sẵn sàng dạy", anh Đạt nói.
Những lưu ý khi làm bánh Trung thu handmade
Theo anh Đạt, các khâu làm bánh Trung thu handmade như: lựa chọn nguyên liệu, thao tác đặt khuôn bánh, nướng bánh, phớt lớp bóng cho vỏ bánh... đều rất quan trọng. Nếu sai thì chất lượng bánh sẽ không được hoàn hảo.
Việc chọn nguyên liệu cũng được anh Đạt đặt lên hàng đầu, đều từ tự nhiên như: từ bột ca cao, trà xanh, củ dền... chứ không dùng phẩm màu.
Ở tiệm bánh của anh Đạt, mỗi ngày sản xuất 50 -70 chiếc bánh. Ngày Lễ, mùng 1 thì lượng bánh sẽ tăng lên, khoảng 200 chiếc. Theo anh Đạt, do yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm nên anh không sản xuất quá nhiều. Hơn nữa, anh cũng không tuyển nhân viên để đảm bảo sự tỉ mỉ, sắc nét cho từng sản phẩm.
Theo anh Đạt, mỗi chiếc bánh tại tiệm sẽ có mức giá khác nhau. Ví dụ, bánh có khối lượng 150g sẽ có giá 60.000 đồng; 50g sẽ có giá 20.000 đồng/chiếc.
Chị Nguyễn Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, khác với loại bánh truyền thống, bánh handmade có nhiều vị, màu và hình thù khác nhau. Đây cũng là lý do loại bánh này thu hút chị. "Khi thưởng thức, tôi thấy vị bánh Trung thu tự làm cũng rất ngon. Với những người ăn không quá ngọt như tôi, bánh handmade cũng là lựa chọn tốt".
Về đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất bảo quản đối với những loại bánh này, chị Huyền cho hay cũng có sự lo lắng. Tuy nhiên, khi một tiệm bánh uy tín, làm bằng tâm thì họ sẽ không bỏ thêm phẩm màu để làm lung linh sản phẩm của mình.
"Tôi thường lựa chọn cửa hàng bán bánh có uy tín, qua những người bạn hoặc đồng nghiệp của mình. Vì tôi cũng khá kĩ tính trong việc mua hàng bên ngoài", chị nói.
Khi được hỏi về việc tự tay làm ra chiếc bánh handmade, chị Huyền không suy nghĩ và khẳng định sẽ học thêm để làm ra chiếc bánh của chính mình.
Theo Inside
Bánh trung thu "nhà làm": Sạch đến đâu không biết, chỉ mua bằng...niềm tin Mặc dù chưa đến Tết Trung thu nhưng thị trường bánh tại TPHCM đã vô cùng nhộn nhịp. Tất cả đều được người bán khẳng định "100% nguyên liệu sạch", "không chất bảo quản"... nhưng "sạch" đến đâu thì hoàn toàn phụ thuộc vào... niềm tin của người mua. Tràn lan các trang bán bánh trung thu "nhà làm" Hiện nay trên các...