Thi thể nạn nhân vụ Cát Tường được giám định thế nào?
Viện khoa học hình sự đã yêu cầu thu thêm mẫu của bố đẻ và con đẻ nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền để tiến hành giám định ADN.
Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Sinh hóa pháp lý của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) – đơn vị vừa trực tiếp giám định ADN để xác định tung tích nạn nhân đã có cuộc trao đổi xung quanh việc này với VTV.
Trước đó, ngày 18/7/2014, các đơn vị chức năng được thông báo có một thi thể nữ nghi vấn là nạn nhân Huyền trôi trên sông Hồng, đoạn qua địa phận xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cơ quan điều tra đã vào cuộc pháp y, gửi mẫu vật tại Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an giám định.
Qua phân tích ADN từ mẫu xương thi thể, niêm mạc của mẹ chị Huyền và mẫu tóc của bố đẻ và con chị Huyền, cơ quan giám định của Bộ Công an đã xác định được thi thể người phụ nữ trên là chị Lê Thị Thanh Huyền.
Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền
Trả lời VTV, Đại tá Hà cho biết, sau khi xác định một thi thể nổi trên sông Hồng thuộc địa phận xã Văn Đức, cơ quan cảnh sát Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành thu mẫu gửi lên Viện khoa học hình sự – Bộ Công an để tiến hành giám định ADN.
“Sau khi nhận được trưng cầu giám định và mẫu vật là 1 đoạn xương thu từ thi thể nổi trên sông Hồng, Viện khoa học hình sự đã khẩn trương tiến hành giám định, với mục đích để xác định xem mẫu xương của thi thể nổi trên sông Hồng có phải của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền hay không”, Đại tá Hà nói.
Sau ba ngày làm việc hết sức khẩn trương, Viện khoa học hình sự đã có kết luận ban đầu về việc mẫu xương được gửi đến giám định có quan hệ huyết thống với bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ đẻ nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền).
Xác định đây là một vụ việc rất quan trọng, gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua, Viện Khoa học hình sự đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Gia Lâm thu thêm mẫu của ông Lê Văn Viễn (Bố đẻ nạn nhân Huyền) và cháu Nguyễn Hữu Hoàn (con trai nạn nhân Huyền).
Video đang HOT
Sau hơn 4 ngày giám định, Viện khoa học hình sự xác định được mẫu vật của thi thể nổi trên sông Hồng là con đẻ của ông Viễn, bà Hiền, đồng thời xác định được thi thể trên là mẹ đẻ của cháu Nguyễn Hữu Hoàn. Trên cơ sở đó, Viện khoa học hình sự đã gửi kết quả giám định cho cơ quan công an.
Theo đại tá Hà, để xác định nguyên nhân tử vong của một thi thể, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là tình trạng của nạn nhân, nếu nạn nhân còn nguyên vẹn thì có thể xác định nguyên nhân gây tử vong dễ dàng hơn.
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường
Trong trường hợp thi thể không còn nguyên vẹn, phần lớn là xương, thì việc xác định nguyên nhân gây tử vong sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ở trường hợp này, sẽ xác định xem có gì tổn thương ở trên xương hay không, và do những công cụ gì gây ra.
“Một trong những yếu tố quan trọng của vụ án này là phải xác định xem thi thể được vứt xuống sông còn sống hay đã chết, hay gọi là xác định thời điểm tử vong. Để giải quyết được vấn đề này đối với thi thể chỉ còn xương như vậy là một công việc rất khó khăn. Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, có thể sẽ giải đáp được phần nào những yêu cầu đó”, Đại tá Hà thông tin.
Theo đại tá Hà, trong vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, trên cơ sở đã xác định được tung tích nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, cơ quan điều tra sẽ có phương hướng cho các bước điều tra tiếp theo. Việc xác định được tung tích nạn nhân còn giúp cho cơ quan điều tra xác định được nhiều vấn đề khác như: định danh được tội mà thủ phạm gây ra, kiểm chứng được những lời khai của thủ phạm…
Theo VTC News
Những dấu hỏi từ việc tìm thấy thi thể chị Huyền
Những nhà chuyên môn về pháp y đều đưa ra nhận định rằng xác chị Huyềnrất khó để nổi lên được. Chuyên viên khám nghiệm thì cho hay, xác chết nghi là của chị Huyền chết do ngạt nước. Xung quanh thông tin tìm thấy xác vẫn tồn tại nhiều dấu hỏi.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Tối 4/8, theo thông tin chính thức chúng tôi có được từ các cơ quan chức năng, các giám định viên của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã giám định và có cơ sở truy nguyên ra xác của chị Huyền. Cơ sở của kết luận này là việc lấy mẫu ADN của mẹ đẻ và con chị Huyền. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống".
Sau khi Công an nhân dân đưa tin, một loạt các báo điện tử khác cũng đưa tinnày.
Tuy nhiên, tất cả các báo đều không cho biết thi thể chị Huyển được vớt thời gian nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào.
TS cũng chỉ cho biết khá mơ hồ về thời gian và địa điểm: "Trước đó, những người dân ở khu vực ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vớt được một số xác chết trên sông Hồng, trong đó có một xác nghi là của chị Huyền. Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an".
Dù tiếp cận thêm nguồn thông tin, song Dân trí cũng chỉ cho biết: "Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội xác nhận, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền đã được tìm thấy.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Hữu Huy - chồng chị Lê Thị Thanh Huyền - cho hay, gia đình anh chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng".
Ngoài ADN, các đặc điểm nhận dạng có trùng khớp?
Theo tin do người thân nạn nhân cung cấp, thi thi thể có AND cùng huyết thống với gia đình chị Huyền chính là của "phụ nữ không đầu" nghi của chị Huyền, được tìm thấy tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 18/7.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hiền - mẹ đẻ nạn nhân đến hiện trường khám nghiệm tử thi ngày hôm đó lại cho rằng, xác chết có nhiều điểm không giống chị Huyền. Bà Hiền nói: "Hôm đi thẩm mĩ ở Thẩm mĩ viện Cát Tường, con gái tôi mặc áo màu trắng có chấm bi đen nhưng chiếc áo của thi thể mới được tìm thấy lại không phải chấm đen mà có hình hoa."
Ngay nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp y hàng đầu Việt Nam khi đó đều cho rằng khả năng xác chết đó là của nạn nhân vụ Cát Tường là rất thấp.
Ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội nhận định với trường hợp chị Huyền, do nạn nhân đã bị rạch bụng (mổ, phẫu thuật thẩm mỹ - PV) thì không nổi lên được.
Trả lời trên báo Gia đình và Xã hội, một cán bộ phòng giám định Công an TP Hà Nội cho biết, bước đầu xác định thi thể không đầu có nhiều điểm không trùng khớp với nạn nhân vụ TMV Cát Tường.
Theo đó, nạn nhân này chết trong khoảng 6 -7 tháng (trong khi nạn nhân Huyền đã chết được hơn 10 tháng).
Theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường (chủ TMV Cát Tường) thì chị Huyền đã tử vong trước khi ném xuống sông. Vậy nhưng, qua giám định thì nguyên nhân chết của nạn nhân này là do ngạt nước (chết sau khi xuống nước).
Vì sao chậm có kết quả ADN?
Theo đại tá Lê Việt Vùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an thì với "công nghệ ngày nay chỉ khoảng 2-3 ngày nếu làm nhanh là đã có kết quả ADN". Như vậy, thi thể chị Huyền phải mới được phát hiện gần đây. Vậy sau hơn 10 tháng, người ta mới có thể tìm được thi thể chị Huyền?
Ngược lại, nếu thi thể chị Huyền được tìm thấy từ trước đó, vì sao đến tận bây giờ mới có kết quả ADN?
Ông Phạm Đức Quang (cậu chồng chị Huyền) cho biết, theo lịch hẹn thì ngày 5/8, gia đình sẽ được nhận kết quả xét nghiệm ADN từ cơ công an. Lúc đó, mọi câu hỏi trên mới có thể được giải đáp.
Chiều 19/10/2013, chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng (Hà Nội) hút mỡ bụng, nâng ngực và đã tử vong. Người trực tiếp làm phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Đêm hôm đó, Tường cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đã mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang.
Sáng 14/4/2014, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vụ án "Cát Tường" để yêu cầu điều tra bổ sung, do phát sinh một số vấn đề về chuyên môn y tế không thể làm rõ tại tòa. Vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ bởi liên quan đến vấn đề y đức, mà còn bởi đây là trường hợp khá hy hữu khi cho đến nay, mặc dù cơ quan chức năng và gia đình đã nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị các đối tượng ném xuống sông Hồng...
Nếu xác chết trên là của chị Huyền, thì nó sẽ là bằng chứng quan trọng trong việc xét xử đúng tội đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm Đào Quang Khánh.
Theo Đời sống Pháp luật
Vụ Cát Tường: Tìm được phần đầu nghi là của chị Huyền Cách đây hơn 2 tháng, ở bãi sông Hồng, ông Trần Văn Bình ở xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã tình cờ vớt được phần đầu người đựng trong xô màu xanh. Sáng 7/8, gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền nhận mộ và làm lễ cầu siêu cho chị Huyền Chiều 7/8, trên mạng xã hội Facebook...