Thị phần lao dốc, Samsung quyết định chấm dứt hoạt động nhà máy Thiên Tân sản xuất smartphone
Cách đây 5 năm, Samsung là thương hiệu smartphone dẫn đầu thị trường Trung Quốc với hơn 20% thị phần.
Trong mắt giới trẻ, thương hiệu Galaxy là kẻ dẫn đầu về thiết kế và công nghệ. Nhưng hai năm trở lại đây, top 10 smartphone bán chạy nhất hoàn toàn vắng bóng cái tên Galaxy. Từ cuối năm ngoái đến nay, thị phần công ty rơi xuống còn khoảng 1%, theo Counterpoint Research. Trong thông báo mới nhất hôm nay, Samsung cho biết sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất smartphone tại nhà máy ở Thiên Tân.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm “tứ hoàng” gồm Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đã đẩy những công ty như Samsung vào bờ vực khó khăn. Nhằm cải thiện hiệu quả của các cơ sở sản xuất smartphone, công ty đã phải thông báo dừng vận hành một nhà máy ở phía bắc Thiên Tân, Trung Quốc. Đây là nơi làm việc của 2.600 công nhân nhưng mọi việc sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Samsung vẫn còn một cơ sở khác ở Huệ Châu, phía nam tỉnh Quảng Đông mà công ty xác nhận sẽ tiếp tục vận hành.
Xem thêm: Doanh số smartphone Samsung giảm mạnh chưa từng có.
Thị phần smartphone tại Trung Quốc của Samsung chỉ còn 1%
Greg Roh, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Hyundai Motor cho biết: “Samsung không cần thiết phải ở lại Trung Quốc, khi lương công nhân tăng và thị phần ở mức gần như “không tồn tại”. Họ có thể đạt kết quả tốt hơn ở Ấn Độ và Việt Nam”. Đây chính là hai công xưởng smartphone chủ đạo của Samsung, hai nhà máy ở nước ta có tổng công suất lên đến 240 triệu đơn vị, còn Ấn Độ là nơi vừa khánh thành nhà máy smartphone lớn nhất thế giới, lắp ráp 120 triệu chiếc mỗi năm. Ước tính, nhà máy Thiên Tân sắp đóng cửa có năng lực sản xuất 36 triệu đơn vị một năm, còn nhà máy Huệ Châu là 72 triệu.
Phía Samsung vẫn khẳng định sẽ tiếp tục hoạt động tích cực tại Trung Quốc vì đây là thị trường rất quan trọng với họ, sau khi đóng cửa nhà máy.
Video đang HOT
Theo VnReview
Dịch vụ truyền hình: Nên để khán giả quyết định tỷ lệ chương trình
Đại diện nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho rằng, số lượng kênh, tỷ lệ chương trình trong nước cần theo nhu cầu của thị trường, không nên áp đặt theo tỷ lệ cố định.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Để việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế, đại diện nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng cần có sự điều chỉnh về quy định về tỷ lệ nội dung trong nước, cách quản lý danh mục nội dung và bản quyền nội dung... trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Những ý kiến trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP (ngày 18/1/2016) của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, diễn ra sáng 12/12 tại Hà Nội. Chương trình do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức.
Để thị trường quyết định
Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) bổ sung quy định về tỷ lệ kênh, nội dung trong nước trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Cụ thể, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) yêu cầu tỷ lệ số lượng chương trình trong nước (trong tổng số chương trình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền) không thấp hơn 30%.
Ông Lê Văn Khương (đại diện Viettel TV) cho rằng, quy định này là không hợp lý. "Quy định nhằm mục đích khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung chương trình phát thanh, truyền hình trong nước. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế thị trường nội dung số hiện nay ở Việt Nam, việc quy định như vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Muốn thu hút người xem thì chúng tôi phải lắng nghe ý kiến của khán giả, 'chiều' theo thị hiếu khách hàng," ông Lê Văn Khương bày tỏ.
Từ đó, đại diện Viettel TV cho rằng, tỷ lệ kênh, tỷ lệ số lượng chương trình cần để thị trường quyết định, không nên áp đặt theo tỷ lệ, con số cứng nhắc.
Ở góc độ, ông Nguyễn Văn Nhiêm - Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam cho hay, quy định về tỷ lệ nội dung trong nước cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền sẽ làm khó doanh nghiệp trong việc thực hiện tổng thể các quy định của pháp luật.
Theo ông Nhiêm, chiếu theo quy định nói trên, thời lượng phát sóng phim Việt Nam phải chiếm tối thiểu 30% tổng thời lượng phát sóng phim trên các dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, vấn đề cấp phép, thẩm định nội dung phim vốn không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Vậy nếu áp dụng quy định về tỷ lệ nội dung trong nước như Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) đặt ra thì đơn vị nào (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Thông tin và Truyền Thông) sẽ quản lý việc cấp phép, thẩm định nội dung những bộ phim này khi phát sóng? Doanh nghiệp có cần xin thêm các giấy phép 'con' khi thực hiện phát sóng những bộ phim này không?" đại diện Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam đặt câu hỏi.
Trải nghiệm truyền hình tương tác của Viettel tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội). (Ảnh: T.H/Vietnam )
"Bài toán" đăng ký danh mục nội dung
Ngoài ra, những quy định về đăng ký danh mục nội dung chương trình, bản quyền các chương trình phát sóng trong Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp...
Ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam và Hiệp hội Truyền hình đa kênh châu Á đặt vấn đề về tính khả thi của những quy định này.
"Thực tế, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, danh mục nội dung có thể lên đến hàng nghìn bộ phim, chương trình với hàng triệu giờ phát sóng. Danh mục này cũng liên tục được cập nhật. Bởi vậy, yêu cầu cung cấp trước hồ sơ, danh mục nội dung chương trình dự kiến và toàn bộ văn bản thỏa thuận bản quyền của các nội dung này là yêu cầu không phù hợp với mô hình kinh doanh, dễ tạo ra sự chậm trễ," ông Vũ Tú Thành nói.
Thay vào đó, ông Thành cho rằng, quy định trên nên được điều chỉnh bằng cách yêu cầu cập nhật theo thời gian cụ thể.
Có cùng quan điểm trên, đại diện Viettel TV nhận định, việc lập danh mục, hồ sơ chương trình cũng như cung cấp văn bản chứng minh bản quyền phát sóng cần được thực hiện linh hoạt theo đặc thù của dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
"Tôi cho rằng, cơ quan quản lý nên đồng ý cho doanh nghiệp lập biểu báo cáo theo tháng; tránh mất thời gian, nhân lực vào việc kiểm đếm, dò lại từng con số trong mỗi lần tổng kết, báo cáo hay các đợt thanh kiểm tra," ông Lê Văn Khương cho hay.
Theo Báo Mới
Dựa vào sản xuất smartphone, kinh tế Việt Nam tiềm ẩn rủi ro tăng trưởng Ngành điện tử dù vẫn đạt tăng trưởng hai chữ nhưng lại đang trong xu hướng giảm dần đều và rất có khả năng ngành này sẽ trở thành một trở ngại cho tăng trưởng năm sau. Theo Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 11/2018 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI), ngành công nghiệp đang ở mức...