Thị phần điện đám mây Cloud: Cơ hội nào cho doanh nghiệp nội?
Thị trường điện toán đám mây Việt Nam phần lớn nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài.
Vậy đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp nội giành thị phần?
Việt Nam được các hãng nghiên cứu thị trường như McKinsey, IDC, Gartner, Research And Markets đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trên bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, năng lực cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế và số lượng các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi hạ tầng lớn. Theo đó, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đạt 858 triệu USD vào năm ngoái và được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 20-30% cho đến năm 2026.
Tuy nhiên, thị trường điện toán đám mây Việt Nam phần lớn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài. Theo các số liệu trong và ngoài nước, Việt Nam hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, 27 trung tâm dữ liệu của 11 doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt chiếm thị phần 19,68%, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới hơn 80%. Trong 80% thị phần do các nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web Services chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng chiếm 21%.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn tại Việt Nam, nguyên nhân đến từ việc, doanh nghiệp Việt Nam mới cung cấp chủ yếu dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây, còn dịch vụ nền tảng và phần mềm trên điện toán đám mây chưa khai thác được nhiều dù mảng này mới đem lại doanh thu và tăng trưởng lớn.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác nhiều dịch vụ nền tảng và phần mềm trên điện toán đám mây dù đây là mảng đem lại doanh thu cũng như tăng trưởng lớn
Thực tế, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và startup cần công nghệ đáp ứng hầu như đầy đủ những thứ họ cần, họ cần một hệ sinh thái cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Song dịch vụ đám mây ở Việt Nam chưa đủ năng lực xây dựng hạ tầng tốt như các Big Tech.
Vì các doanh nghiệp này phát triển nhanh, cần nhiều công cụ và môi trường để phát triển phần mềm, nhiều người đi thuê ngay dịch vụ đám mây của nước ngoài. Do chưa phát triển mạnh nên rào cản như đường truyền, chi phí, hỗ trợ kỹ thuật không phải vấn đề lớn, nên họ chấp nhận giai đoạn đầu dùng dịch vụ đám mây nước ngoài. Chỉ với các doanh nghiệp lớn, họ mới gặp sự cố về đường truyền, chi phí, nên để tối ưu cả về trải nghiệm khách hàng và chi phí, họ mới chuyển dần về các dịch vụ cloud của nhà cung cấp Việt Nam.
“Chúng ta thua Big Tech (các công ty công nghệ lớn trên thế giới) là chưa có market place (chợ điện tử) cho bên thứ ba trên nền tảng Cloud. Sản phẩm Cloud mà các nhà cung cấp Việt Nam đang cung cấp đơn thuần chỉ là hạ tầng Cloud, chứ chưa có hệ sinh thái sản phẩm” – lãnh đạo này nói. “Muốn cạnh tranh với các Big Tech thì cần có hệ sinh thái này. Nếu không có thì vừa không cạnh tranh được mà vừa không đáp ứng được nhu cầu khách hàng”.
Các lãnh đạo doanh nghiệp cloud khác cũng nhận định rằng, hạ tầng số như cloud ở Việt Nam thua nhà cung cấp nước ngoài, chủ yếu là câu chuyện hệ sinh thái. Khi doanh nghiệp muốn đưa toàn bộ dịch vụ lên đám mây, họ mong muốn có đủ thành phần, tính năng cần thiết để vận hành hệ thống.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực cloud, cần có những “sếu đầu đàn” dẫn dắt và tạo ra một hệ sinh thái đủ mạnh, với nhiều dịch vụ, giúp các doanh nghiệp, tổ chức trong nước có thể sử dụng dịch vụ dễ dàng.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các cơ quan chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp nội cung cấp. Như thế, để phát triển ngành cloud trong nước, nút thắt cần được gỡ bỏ là cần có những “sếu đầu đàn” trong nước đủ tiềm lực dẫn dắt lĩnh vực này, kết hợp với chính sách hỗ trợ.
Hiện nay, khi nói về thị trường điện toán đám mây, người ta vẫn nói nhiều như một giải pháp lưu trữ thay cho những trung tâm dữ liệu vật lý. Trong số các nhà cung cấp lớn của Việt Nam, Viettel là công ty có nhiều dịch vụ số được chạy trên nền tảng đám mây như logistics, an ninh mạng, tài chính… đi kèm với hạ tầng cloud lớn nhất. Nguồn tin từ Viettel cho biết, Tập đoàn này chuẩn bị ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud – một nền tảng tích hợp nhiều giải pháp số dựa trên điện toán đám mây đầu tiên tại Việt Nam. Đây được coi là một bước ngoặt trong hành trình xây dựng hạ tầng số cho cuộc cách mạng 4.0 của Viettel.
Đại diện Viettel cho biết, hệ sinh thái này sẽ cho phép cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp triển khai môi trường số rất nhanh chóng chỉ với vài cú click chuột. Những công việc trước đây mất vài tuần sẽ được xử lý chỉ trong vài phút. Đi kèm với đó, hệ sinh thái Cloud kết hợp với hạ tầng viễn thông của Viettel, sẽ giúp đảm bảo kết nối, tăng khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu…
Hóa đơn năng lượng tăng cao, người dân châu Âu đua nhau mua máy sưởi, chăn điện
Một cơ hội lớn đang mở ra khiến các nhà sản xuất hàng tiêu dùng tại Trung Quốc vô cùng bận rộn.
"Chuyển hệ thống sưởi sang thiết bị thứ hai để duy trì nhiệt độ ổn định và bật chăn điện trong 30 phút trước khi đi ngủ. Chuẩn bị thảm trải sàn, bình nước nóng, lò sưởi điện hoặc quạt sưởi, sử dụng rèm cửa bằng vải bông, dán màng nhựa nhiệt lên cửa sổ, chuẩn bị gỗ nếu có lò sưởi...", đây là những kinh nghiệm mà Amy, sống ở Cộng hòa Latvia tổng kết được về cách để chuẩn bị trải qua mùa đông ở châu Âu.
Hóa đơn năng lượng đang tăng vọt cũng như việc thiếu khí đốt là lý do khiến Amy phải từ bỏ việc điều chỉnh hệ thống điều nhiệt sang chế độ nóng nhất và buộc phải tìm cách chuẩn bị các thiết bị sưởi để tiết kiệm năng lượng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngược lại càng thêm căng thẳng khi mùa đông đang dần tới gần. Là khu vực phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên bấy lâu nay do yếu tố địa chính trị, các quốc gia châu Âu đang phải loay hoay với bài toán khi nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên bất ngờ bị cắt giảm.
"Với việc giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, hóa đơn năng lượng hiện đã tăng 200% đến 300%", Amy chia sẻ.
Giá điện ở châu Âu đang ở mức khá cao trong lịch sử.
Không chỉ Amy, một người dùng giấu tên khác hiện sống tại Hannover, Đức gần đây cũng bị ảnh hưởng bởi hóa đơn tiền điện và gas. "Tiền gas và điện trong năm 2020 chỉ khoảng 110 euro mỗi tháng, và số tiền nếu trả trước sẽ tự động điều chỉnh thành 96 euro. Vào năm 2021 và các tháng đầu của năm 2022, khoản trả trước là 230 euro. Và theo thông báo mới từ ngày 1/10 năm nay, khoản trả trước hàng tháng sẽ là 314 euro", người này cho biết.
Đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và giá năng lượng tăng cao, nhiều người châu Âu như Amy, đã bắt đầu học cách tiết kiệm cho mùa đông. Và các báo cáo mua sắm tiêu dùng cho thấy nhiều người tiêu dùng ở Hà Lan, Pháp, Đức và Ba Lan đang tỏ ra khá phụ thuộc vào các thiết bị sưởi được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo số liệu được trích dẫn từ công ty nghiên cứu thị trường GFK, trong nửa đầu năm nay, lượng người tiêu dùng Đức mua máy sưởi tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo, ít nhất 600.000 máy sưởi đã được bán ở Đức trong nửa đầu năm này.
Vào tháng 8, cửa hàng thiết bị gia dụng Lakeland của Anh cho biết họ đã bán được số lượng chăn điện gấp gần 13 lần so với năm 2021, và con số mới chỉ tính đến thời điểm này trong năm.
Các sản phẩm hỗ trợ sưởi ấm trong nhà như chăn điện đang được người dân châu Âu lùng mua.
Sự nhiệt tình của người dân châu Âu đối với các thiết bị sưởi đã khiến việc xuất khẩu các sản phẩm liên quan tăng vọt, thậm chí tạo ra một "làn sóng sản xuất bùng nổ".
Thành phố Từ Khê, thuộc Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang là một trong những cơ sở sản xuất máy sưởi lớn ở Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của hải quan, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, xuất khẩu máy sưởi ở Từ Khê đạt 3,35 tỷ nhân dân tệ (472 triệu USD), tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 1,53 tỷ nhân dân tệ (215 triệu USD) được xuất khẩu sang EU, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liu Jiwen, tổng giám đốc một công ty thiết bị điện ở Ninh Ba cho biết: "Trong tháng 5 và tháng 6, tổng lượng đặt hàng máy sưởi của công ty đã vượt quá cả năm ngoái."
Một công ty sản xuất thiết bị điện lớn khác cũng chia sẻ rằng doanh số xuất khẩu máy bơm nhiệt của công ty này trong nửa đầu năm đã tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng đặt hàng tăng lên 10 lần. Và tốc độ tăng trưởng gấp đôi đều là nhờ thị trường châu Âu.
Mọi năm, mùa sản xuất máy sưởi thường kết thúc vào giữa tháng 9. Tuy nhiên năm nay, để đối phó với làn sóng nhu cầu đột biến của khách hàng ở châu Âu và các nơi khác, nhiều nhà sản xuất vẫn đang tất bật làm việc để kịp cho các đơn đặt hàng.
"Năm nay không bình thường. Những năm trước, khách hàng xác nhận đơn hàng chậm nhất là vào tháng 4. Nhưng năm nay, đơn hàng vẫn đang được đặt cho đến tận bây giờ, và thậm chí nhiều khách hàng sẵn sàng nhận hàng trong tháng 11", Liu Jiwen nói.
Máy bơm nhiệt là một thiết bị tương tự điều hòa không khí, nhưng có tác dụng làm ấm thay vì làm mát không khí trong nhà.
Trong số các thiết bị hỗ trợ sưởi ấm, doanh số xuất khẩu của chăn điện đặc biệt "sáng sủa". Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1 năm nay, số lượng chăn điện nhập khẩu từ Trung Quốc của 27 nước EU là 189.000 chiếc. Con số này sau đó tăng nhanh lên 521.000 chiếc vào tháng 6 và tiếp tục tăng lên 1,29 triệu chiếc vào tháng 7, tức là một tháng tăng 150% so với tháng trước gần đó. Trên nền tảng AliExpress, ứng dụng thương mại điện tử chuyển cung cấp sản phẩm cho người mua trực tuyến quốc tế, giá các mẫu chăn điện hiện được bán với giá khoảng 50 euro, cao gần gấp 3-4 lần giá bán ở thị trường nội địa Trung Quốc.
Thậm chí, nhu cầu về chăn điện ở châu Âu đã khiến giá cổ phiếu của Rainbow Group, một công ty chuyên sản xuất chăn điện tại Trung Quốc tăng vọt. Trước tình hình giá cổ phiếu thay đổi bất thường, đại diện tập đoàn đã phải đưa ra thông báo giải thích.
Và không chỉ các nhà sản xuất chăn điện, gần đây, cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất máy bơm nhiệt cũng có dấu hiệu bùng nổ. Đây được cho là một làn sóng đầu cơ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dựa trên nhu cầu thị trường.
Rò rỉ đường ống Nord Stream có thể làm trầm trọng thêm nhu cầu của châu Âu đối với các sản phẩm sưởi ấm.
Trong khi đó, giữa bối cảnh người dân châu Âu đang phải căng mình chịu cảnh giá năng lượng tăng cao thì một thông tin mới đây đã khiến họ phải tăng thêm phần lo lắng. Vào ngày 26/9, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 đã bị rò rỉ.
"Người ta ước tính rằng chi phí năng lượng sẽ tiếp tục tăng trở lại", Amy, cho biết sau khi xem tin tức này. "Phần lớn châu Âu sử dụng khí đốt và hiện nay chi phí điện đã tăng 200%. Tôi không biết nó sẽ tăng lên bao nhiêu nữa".
Giá khí đốt của châu Âu đã giảm khỏi mức cao kỷ lục vào cuối tháng 8, khi các quốc gia lấp đầy các cơ sở lưu trữ của mình tới 87% công suất trước mùa đông, nhưng đó là trước khi vụ rò rỉ xuất hiện. Những lo lắng về an ninh năng lượng sau đó đã đẩy giá khí đốt của châu Âu tăng khoảng 14%.
"Sự cố rò rỉ đường ống khiến nó khó có thể sớm được đưa vào sử dụng trở lại. Điều này cũng làm tăng khó khăn trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu vào mùa đông, đồng thời thúc đẩy hơn nữa nhu cầu của người dân châu Âu đối với các sản phẩm sưởi ấm", một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường Quốc tế của Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định.
Kinh tế số mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho Indonesia Kinh tế số đã mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho nền kinh tế Indonesia, giúp cải thiện đời sống của người dân. Giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia, ước tính đạt 70 tỷ USD vào năm ngoái, dự đoán sẽ tăng gấp đôi lên 146 tỷ USD vào năm 2025. Với quá trình số hóa, ngày càng...