Thị phần Bamboo Airways trong tháng 12/2019 đã vượt 12%
Trong tháng 12/2019, Bamboo Airways chiếm tới hơn 12,3% thị phần, gấp 6 lần so với mức 2% trong tháng 1/2019.
Số liệu mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, bức tranh thị phần hàng không trong tháng cuối năm 2019 có nhiều biến động đáng chú ý.
Theo đó, trong tháng 12/2019, Vietjet nắm 42,2% thị phần tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1/2019.
Vietnam Airlines chiếm 33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm.
Tương tự, Jestar Pacific và VASCO lần lượt 10,6% và 1,9%.
Video đang HOT
Ngược với sự sụt giảm thị phần tải cung ứng của các hãng trên, Bamboo Airways – hãng hàng không cất cánh chính thức từ tháng 1/2019 – lại có bước tiến rất mạnh.
Cụ thể, trong tháng 12/2019, Bamboo Airways chiếm tới hơn 12,3% thị phần, gấp 6 lần so với mức 2% trong tháng 1/2019.
Bamboo Airways từng tuyên bố hồi đầu thành lập sẽ tự tạo mới nguồn khách thay vì giành khách của các hãng đang hoạt động khác. Theo thống kê, sự tăng trưởng lượt khách trung bình trên toàn thị trường trong năm 2019 đạt 13%, cho thấy có sự mở rộng về dung lượng thị trường.
Bước sang 2020, bàn cờ thị phần được dự đoán sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều xáo trộn, sau khi Bamboo Airways công bố hướng tới mục tiêu 30% phị phần.
Hải An
Theo Trí thức trẻ
Doanh thu tăng không đáng kể, vì sao Vietnam Airlines vẫn báo lãi khủng?
Trước sức ép ngày một lớn từ việc tranh giành thị phần, doanh thu quý 3/2019 của Vietnam Airlines tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận của hãng lại tăng vọt nhờ có thu nhập khác.
Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 25.630 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 75.745 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của Vietnam Airlines chỉ tăng nhẹ lần lượt 0,2% và 0,3% trong quý 3 và 3 quý đầu năm. Đáng chú ý, nếu bóc tách riêng doanh thu từ mảng vận tải hàng không, có thể thấy thị phần của Vietnam Airlines đang có dấu hiệu suy giảm, nhất là từ sau khi Bamboo Airways gia nhập thị trường.
Bằng chứng là doanh thu từ mảng vận tải của hãng giảm nhẹ trong quý 3 khi đạt 20.518 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm ngoái. Riêng trong quý 3 năm nay, hãng đạt 1.131 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ năm ngoái 457 tỷ đồng), lũy kế 9 tháng đầu năm lãi 2.513 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái 1.968 tỷ đồng).
Có được mức tăng trưởng về lợi nhuận chủ yếu nhờ khoản thu nhập khác đạt 353 tỷ đồng trong quý 3 (cùng kỳ đạt 86 tỷ đồng) và đạt 743 tỷ đồng sau 9 tháng (cùng kỳ đạt 329 tỷ đồng). Các khoản thu nhập khác của Vietnam Airlines đến từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; tiền phạt thu được; bán và cho thuê lại máy bay; và các khoản khác.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính, nhất là chi phí lãi vay cũng đã giảm nhẹ còn 346 tỷ đồng trong quý 3 và 1.101 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Tại thời điểm 30/09, Vietnam Airlines vay nợ ngắn hạn 8.311 tỷ đồng và vay nợ dài hạn hơn 32.000 tỷ đồng.
Ngoài lĩnh vực chính kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, Vietnam Airlines còn có 15 công ty con và hàng chục công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực phụ trợ như: kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa, chế biến suất ăn, đồ uống phục vụ khách, chuyển phát hàng hóa, cho thuê máy bay, tư vấn du học, xuất khẩu lao động,...
PV
Theo Infonet.vn
Vietnam Airlines lãi gần 3.000 tỷ do đối thủ bị hạn chế công suất Kết quả kinh doanh 9 tháng của Vietnam Airlines tăng hơn 23% so với cùng kỳ, đến từ việc hãng gia tăng thị phần trong tháng 7 khi các hãng đối thủ bị hạn chế công suất khai thác. Báo cáo cập nhật công bố mới đây của Công ty Chứng khoán HSC dẫn nguồn từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam...