Thí nghiệm treo ngược tê giác giành giải ‘Nobel ngược đời’
Nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm treo ngược bốn chân con tê giác lên đã giành một giải Ig Nobel, hay còn gọi là “ Nobel ngược đời”.
Giải thưởng mang tính hài hước này thực chất không liên quan đến giải Nobel nổi tiếng thế giới. Ig Nobel đã được tạp chí khoa học Annals of Improbable Research tổ chức từ năm 1991 đến nay nhằm tôn vinh những khám phá khoa học kỳ lạ.
Nhóm nhà khoa học giành giải thưởng, gồm các nhà khoa học từ các nước Namibia, Nam Phi, Tanzania, Zimbabwe, Brazil, Anh và Mỹ, đã nỗ lực thử nghiệm để xem liệu họ có thể vận chuyển tê giác bằng máy bay an toàn hơn hay không khi treo ngược chúng.
Ông Robin Radcliffe (bên trái) và nhóm nghiên cứu. Ảnh: CNN
Nằm trong thí nghiệm do giảng viên về thiên nhiên hoang dã Robin Radcliffe tại Đại học Cornell thực hiện, nhóm nghiên cứu đã bắn phi tiêu tiêm thuốc an thần cho 12 con tê giác đen ở Namibia, sau đó trói chân chúng và treo ngược lên trời. Sau đó, họ đo các chỉ số về hô hấp của tê giác trong lúc trong suốt khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay.
Mặc dù phương pháp nghiên cứu nghe có vẻ kỳ lạ nhưng những phát hiện sau đó lại mang ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Video đang HOT
Tê giác thường xuyên được di chuyển, chủ yếu bằng xe ô tô song đôi khi bằng máy bay trực thăng, đến những khu vực khác nhau của vùng đồng cỏ châu Phi nhằm đảm bảo loài động vật này duy trì được nguồn gien đa dạng.
Trong một thập kỷ qua, các nhà bảo tồn thường dùng trực thăng di chuyển chúng đến những khu vực khó tiếp cận bằng cách cho chúng nằm nghiêng trên cáng hoặc treo ngược chân lên trời. Thế nhưng, vẫn chưa biết phương pháp vận chuyển nào tốt hơn cho sức khoẻ của tê giác.
Trả lời kênh CNN, ông Radcliffe thông báo nhóm của ông kết luận việc treo ngược tê giác khi vận chuyển sẽ gây hại đến sức khoẻ của chúng. Bởi lẽ, họ phát hiện mức độ ôxy trong máu của chúng tăng cao hơn khi bị treo ngược. Kết quả này được trình bày trên tạp chí Wildlife Diseases hồi tháng 1 năm nay.
Trong số những nhà khoa học được vinh danh năm nay còn có nhóm nhà nghiên cứu quan sát vi khuẩn sống trong những mẩu bã kẹo cao su bám trên vỉa hè, cùng với những người phát hiện hiện tượng cực khoái có thể giúp con người khỏi nghẹt mũi.
Giải Ig Nobel năm ngoái được trao cho nhóm nhà khoa học người Áo và Nhật Bản với thí nghiệm đặt một con cá sấu vào hộp chứa đầy khí heli khiến nó phát ra tiếng động lạ lùng. Một thí nghiệm khác lại phát hiện rằng có thể biết được người nào hay tự ái bằng cách quan sát lông mày của họ.
Giải Ig Nobel ra đời năm 1991 với lễ trao giải được tổ chức vào đầu mùa Thu hàng năm, gần thời gian công bố các giải Nobel chính thức. Giải Ig Nobel phần lớn được trao cho các công trình khoa học có tính hài hước, gây ngạc nhiên hay đôi khi mang cả màu sắc chỉ trích.
Theo truyền thống, các giải Ig Nobel sẽ được các cá nhân từng đoạt giải Nobel chính thức trao tặng. Những người đoạt giải Ig Nobel phải tự túc kinh phí đến lễ nhận giải và có 60 giây để phát biểu cảm tưởng khi được trao giải. Đây là khoảng thời gian do một bé gái 8 tuổi ấn định.
Giới khoa học hoài nghi sự cần thiết của mũi vắc xin Covid-19 tăng cường
Giới chuyên gia cho rằng, hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy việc tiêm mũi thứ 3 vắc xin ngừa Covid-19 là cần thiết.
Một phụ nữ tiêm vắc xin Covid-19 tại Mỹ (Ảnh: Reuters).
Giới chức Mỹ dự kiến triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 mũi thứ 3 tăng cường từ ngày 20/9 tới do lo ngại hiệu quả của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Theo đó, tất cả người dân Mỹ trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm chủng và đã tiêm mũi đầu tiên cách đó ít nhất 8 tháng sẽ được tiêm liều thứ 3 tăng cường từ tháng tới.
Tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy nói với các phóng viên rằng: "Các dữ liệu gần đây cho thấy mức độ bảo vệ của vắc xin trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nhẹ và trung bình giảm dần theo thời gian. Điều này có thể là do cả miễn dịch giảm và biến chủng Delta mạnh hơn. Chúng tôi lo ngại đà suy giảm này sẽ còn tiếp tục trong những tháng tới, dẫn đến giảm mức độ bảo vệ nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19".
Các cố vấn Cục Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ dự kiến sẽ họp vào ngày 24/8 tới để thảo luận về kế hoạch tiêm chủng bổ sung.
Một số nước đã quyết định triển khai tiêm chủng bổ sung cho người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Giới chức châu Âu hôm 18/8 nói rằng, họ thấy chưa cần thiết tiêm chủng tăng cường cho toàn dân.
Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia cho rằng chưa cần thiết tiêm chủng vắc xin liều bổ sung bởi chưa có đủ bằng chứng khoa học. Họ cho rằng, các vắc xin hiện thời vẫn có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19.
"Tôi cho rằng, thời điểm này, điều quan trọng hơn tiêm liều bổ sung đó là đảm bảo tiêm chủng cho những người chưa được tiêm mũi nào nhanh nhất có thể", Tiến sĩ Dan McQuillen, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Mỹ, bình luận.
Tất cả chuyên gia trả lời phỏng vấn Reuters đều đồng tình rằng, điều quan trọng là mở rộng độ phủ vắc xin trên thế giới.
"Chúng ta có thể rơi vào tình trạng theo đuổi không có hồi kết khi Mỹ và các nước Tây Âu triển khai tiêm bổ sung, trong khi các biến chủng nguy hiểm hơn vẫn xuất hiện ở những nơi khác. Thực tế, chúng ta nên tiêm chủng cho phần còn lại của thế giới để tránh nguy cơ biến chủng mới xuất hiện", Tiến sĩ Isaac Weisfuse của Đại học Cornell cảnh báo.
Các trường ĐH Mỹ muốn lấy lại hình ảnh bằng... vắc-xin Lượng sinh viên tại các trường ĐH đang sụt giảm vì các em không muốn trả học phí cho việc học online không hiệu quả. Các trường ĐH yêu cầu sinh viên tiêm chủng Covid-19. Điều này dẫn tới những khó khăn tài chính để các trường duy trì hoạt động và trả lương cho giảng viên, nhân viên nhà trường. Do đó,...