Thí điểm cách ly tập trung 7 ngày với người nhập cảnh ở Quảng Ninh có “hộ chiếu vắc-xin”
Người nhập cảnh tại Quảng Ninh sẽ chỉ phải cách ly y tế tập trung 7 ngày nếu đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3092/QĐ-BYT ngày 25-6 về triển khai thí điểm “Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh”. Theo đó, Bộ Y tế triển khai thí điểm “Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh” tại tỉnh Quảng Ninh. Thời gian thực hiện từ 1-7 đến 31-7.
Thời gian cách ly y tế tập trung là 7 ngày đối với những người đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Ngoài ra, có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 và xét nghiệm kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính vào ngày thứ nhất sau khi nhập cảnh.
Với các trường hợp còn lại thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày thay vì 21 ngày như hiện nay. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung 7 ngày, các đối tượng này sẽ tiếp tục cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.
Thí điểm cách ly tập trung 7 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 ở Quảng Ninh- Ảnh minh hoạ
Đối tượng áp dụng là người nhập cảnh theo quy định của Chính phủ Việt Nam và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, cách ly y tế, tự theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh. Không áp dụng đối với người nhập cảnh làm việc dưới 14 ngày. Các trường hợp này sẽ cách ly y tế tập trung tại khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng và người nhập cảnh tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí.
Theo quy định này, người nhập cảnh có giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền tại nước tiêm vắc-xin cấp (vắc-xin tiêm phòng phải được Tổ chức Y tế thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ, Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu hoặc Việt Nam cấp phép sử dụng); liều cuối cùng tiêm vắc-xin trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh.
Làm thủ tục tiếp nhận công dân Việt Nam thực hiện cách ly phòng, chống dịch Covid-19 – Ảnh: nhandan
Người nhập cảnh có giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền của nước điều trị cấp. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến ngày nhập cảnh không quá 12 tháng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật tay nghề cao (sau đây gọi chung là chuyên gia) và thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế; vận động viên; khách ngoại giao, công vụ…
Bộ Y tế cũng quy định người tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 cần chuẩn bị thêm giấy tờ sau bằng tiếng Anh gồm: Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19; giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19.
Trước khi nhập cảnh người nhập cảnh bắt buộc thực hiện các nội dung sau:
- Khai báo y tế qua ứng dụng VHD/Bluezone trên điện thoại thông minh hoặc trên trang web https://tokhaiyte.vn trong vòng 36 giờ trước giờ dự kiến khởi hành tại cửa khẩu đi, lưu mã QR code trên điện thoại thông minh hoặc in mã QR code ra giấy (đối với trường hợp đặc biệt: Người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật không sử dụng điện thoại thông minh) để xuất trình tại cửa khẩu.
- Đăng ký khách sạn cách ly y tế tập trung, địa điểm cách ly y tế tại nhà, địa điểm lưu trú trong thời gian tự theo dõi sức khỏe qua ứng dụng VHD hoặc trên trang web https://tokhaiyte.vn….
Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường gặp không phải ai cũng biết
Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị giúp bạn biết được chính xác mình có bị bệnh hay không? Diễn biến của bệnh cũng như phương pháp điều trị có hiệu quả không
Một số xét nghiệm chẩn đoán quai bị , giúp xác định bệnh quai bị được chính xác hơn. Trong đó xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm virus là hai xét nghiệm cần thực hiện. Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, lấy mẫu nước bọt từ bên trong miệng sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Video đang HOT
1. Xét nghiệm quai bị là gì? Tại sao cần xét nghiệm quai bị?
Xét nghiệm quai bị chính là xét nghiệm xác định chủng di truyền của virus. Đồng thời xác định khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus quai bị thông qua một số kháng thể đặc trưng.
Theo đó, xét nghiệm quai bị để:
- Chẩn đoán xem bạn đã từng bị nhiễm quai bị hay chưa bị bệnh này bao giờ.
- Qua những xét nghiệm này còn giúp xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus mumps.
- Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bệnh. Từ đó bác sĩ tìm ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
2. Cách chẩn đoán quai bị bằng mắt thường
Nếu bạn hoặc người thân chưa được tiêm chủng bệnh quai bị, thì nguy cơ bị bệnh rất cao. Bạn nên làm quen với các dấu hiệu ban đầu của bệnh như: Sốt, đau đầu, sưng cổ, đau cơ, đau khi ăn hoặc nuốt nước bọt. Hay đơn giản chỉ cảm thấy buồn nôn... Để có thể dễ dàng nhận biết và tránh lây cho người khác.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường gặp
Bằng những biểu hiện trên, rất dễ nhầm lẫn bệnh quai bị và một số bệnh khác. Vì thế, nếu bạn cảm thấy không tự tin vào những phán đoán của mình, cũng như không muốn để lại những hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện, phòng khám để bác sĩ khám và tư vấn cho bạn.
Xét nghiệm kháng thể quai bị - Một trong những xét nghiệm chẩn đoán chính xác tình trạng diễn biến của bệnh (Ảnh intenet)
Tại đây bạn sẽ được làm một số xét nghiệm để biết chắc chắn rằng mình có bị bệnh quai bị hay không. Một trong những xét nghiệm thường được dùng cho bệnh này chính là:
3.1. Xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm mục đích:
- Chẩn đoán chính xác tình trạng diễn biến của bệnh, từ đó theo dõi tình trạng bệnh một cách chuẩn xác.
- Qua kết quả, các bác sĩ sẽ cho biết bạn có khả năng miễn dịch với virus mumps không?
- Cùng với đó là xác nhận được hiệu quả của phương pháp điều trị có tốt không? Có phù hợp không?
Kháng thể của loại bệnh này chính là các protein đặc hiệu được hệ thống miễn dịch sản sinh ra. Để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các virus, kháng thể có thể có khi tiêm vaccine quai bị, hay cơ thể đã từng bị nhiễm virus quai bị.
Thông thường, sẽ có hai loại kháng thể được sản xuất với virus quai bị là IgM và igG. Cụ thể:
Kháng thể IgM
Đây chính là kháng thể xuất hiện trong máu đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với virus. (Qua môi trường hoặc qua tiêm chủng). Chỉ sau vài ngày sau khi nhiễm virus IgM tăng cao đến mức tối đa, sau đó giảm dần và thường kéo dài trong vài tuần.
Kháng thể IgG
Loại kháng thể này xuất hiện muộn hơn, nhưng chúng lại tồn tại lâu hơn trong máu. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ cơ thể chống lại virus quai bị. Kháng thể IgG sẽ tồn tại trong máu của chúng ta suốt đời.
3.2. Nuôi cấy virus hay các xét nghiệm vật liệu di truyền của virus
Xét nghiệm chẩn đoán quai bị qua nuôi cấy virus (Ảnh: internet)
Mục đích của việc làm xét nghiệm này chính là: Nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm vật liệu di truyền của virus mumps. Rất có thể được thực hiện dựa trên rất nhiều mẫu xét nghiệm khác nhau.
Tuy nhiên, kết của những xét nghiệm này chỉ cho ta thấy tình trạng tiến triển của bệnh, mà không thấy được khả năng có miễn được dịch hay không?
3.3. Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Bạn còn có thể biết được bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm do virus, và tăng do vi khuẩn gây ra. Kèm theo đó là xét nghiệm nước tiểu và amylase máu đều tăng.
Thực hiện xét nghiệm máu, bạn cần đọc thêm bài viết: 10 lưu ý cần làm trước khi xét nghiệm máu và khám bệnh.
3.4. Xét nghiệm nước bọt
Đây chính là một trong những xét nghiệm cần làm để biết được có nhiễm virus quai bị hay không. Cấy nước bọt chính là xét nghiệm trong đó chất lỏng thu được từ nước bọt, sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để đánh giá sự phát triển của virus.
Ngoài những xét nghiệm trên, còn có một số xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm dịch não tủy.
- Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
- Cố định bổ thể.
- Trung hòa đám hoại tử.
- Xét nghiệm nước tiểu.
4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm
Mỗi xét nghiệm đều cho ra một kết quả và ý nghĩa riêng. Cụ thể:
Lấy máu làm Xét nghiệm chẩn đoán quai bị (Ảnh: internet)
Ý nghĩa kết quả của xét nghiệm kháng thể:
Nếu bạn chưa từng tiêm vaccine quai bị, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy sự xuất hiện của kháng thể IgM. Thì điều này cũng đồng nghĩa với việc người này khả năng cao vừa mới bước vào giai đoạn đầu tiên của bệnh hoặc đã phát hiện triệu chứng.
Xuất hiện kháng thể IgG:
Kháng thể IgG sẽ xuất hiện ở những người đã từng tiêm phòng. Ngay cả khi ở thời điểm hiện tại bị hoặc không bị bệnh quai bị. Hay người đã từng mắc bệnh và đã khỏi bệnh rồi.
Nếu xuất hiện cả hai kháng thể IgM và IgG cùng một lúc:
Nếu cả hai kháng thể đều có trong kết quả xét nghiệm quai bị. Cùng đồng nghĩa với việc người này đang mắc bệnh quai bị. Đối với trường hợp này không được xem là kháng lại được với virus gây bệnh. Bởi rất có thể người bệnh đó không có bất kỳ phản ứng nào với kháng thể bình thường. Kháng thể IgM sẽ xuất hiện muôn hơn bởi chưa tiếp xúc với virus.
Với xét nghiệm phát hiện trực tiếp virus:
Nếu kết quả trả về dương tính, cũng có nghĩa là người này đã bị nhiễm virus mumps. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì người này không bị bệnh quai bị, và rất có thể những triệu chứng đó là của các bệnh lý khác.
Qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được các chẩn đoán quai bị bằng mắt thường. Cũng như những xét nghiệm chẩn đoán quai bị được thực hiện tại cơ sở y tế. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về quá trình xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị bệnh quai bị để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Trẻ em có phản ứng kháng thể với Covid-19 mạnh hơn người lớn Một nghiên cứu được Đại học Cornell, Mỹ công bố cho thấy, phản ứng của kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi, trong đó phản ứng mạnh nhất ở những trẻ em từ 10 tuổi trở xuống. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã phân tích 32.000 kết quả xét nghiệm kháng thể,...