Thi đấu StarCraft chuyên nghiệp từ năm 12 tuổi, 10 năm sau cậu bé này mới vô địch được giải đấu đầu tiên trong đời
Phải sau 10 năm kể từ khi bắt đầu theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp, Jun “TY” Tae Yang mới lần đầu tiên đăng quang ngôi vô địch một giải đấu StarCraft II có tầm cỡ thế giới.
Mới đây, cả thế giới đã phải bất ngờ khi nam game thủ Jun “TY” Tae Yang đăng quang ngôi vô địch StarCraft II tại giải đấu IEM Katowice. Điều đáng chú ý rằng đây chính là danh hiệu vô địch thế giới đầu tiên của chàng game thủ trẻ tuổi này, trong suốt 10 năm sự nghiệp của mình.
Jun “TY” Tae Yang đăng quang ngôi vô địch cá nhân đầu tiên sau 10 năm chơi game chuyên nghiệp
Ngay từ những năm còn học cấp 2, TY đã bắt đầu thi đấu StarCraft chuyên nghiệp dưới màu áo team We Made Fox. Mặc dù vào thời điểm đó, Jun Tae Yang mới chỉ 12 tuổi nên anh chàng này đã phải vừa đi học, vừa tới gaming house của đội We Made Fox để tập luyện StarCraft hàng ngày.
Vào thời điểm mới bắt đầu thi đấu StarCraft chuyên nghiệp, Jun Tae Yang nhận được sự quan tâm của giới truyền thông khi mới chỉ có 12 tuổi, và cậu cũng là game thủ trẻ tuổi nhất tham gia thi đấu StarCraft tại Hàn Quốc, cũng như chính là game thủ chuyên nghiệp trẻ tuổi nhất trên thế giới. Vào thời điểm mới tham gia thi đấu StarCraft chuyên nghiệp, Jun Tae Yang lấy nickname là BaBy, có nghĩa là đứa trẻ.
Jun Tae Yang thi đấu StarCraft chuyên nghiệp từ năm 12 tuổi, lúc đầu cậu lấy nickname là BaBy
Dẫu vậy, vào thời điểm mới bắt đầu tham gia thi đấu StarCraft chuyên nghiệp và cho đến sau này, Jun Tae Yang gần như không gặt hái được bất cứ thành tích nào nổi trội. Trong suốt nhiều năm, Jun Tae Yang chỉ được coi là một game thủ StarCraft thuộc hạng “xoàng” tại Hàn Quốc, khi cậu không gặt hái được bất cứ danh hiệu cá nhân nào tại các giải đấu solo, hay thậm chí cả giải đấu đồng đội ProLeague.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì vào thời điểm đó, Jun Tae Yang thậm chí còn chưa đủ 16 tuổi, và có lẽ vào lúc đó, cậu bé này vẫn chưa thể phát triển được đầy đủ kĩ năng cá nhân của mình vào việc chơi StarCraft.
Video đang HOT
Vào thời điểm đầu, thành tích cá nhân của Jun Tae Yang không có gì nổi bật
Thậm chí rằng sau khi chuyển sang chơi StarCraft II vào năm 2012, Jun Tae Yang cũng vẫn chỉ là một game thủ với trình độ trung bình và thường xuyên trở thành tấm thảm “lót đường” cho những game thủ khác tại các giải đấu cá nhân.
Ngôi vô địch giải đấu IEM Katowice của Jun Tae Yang có ý nghĩa tích cực không phải bởi vì nó chỉ là danh hiệu vô địch thế giới, mà còn là nỗ lực theo đuổi con đường chơi game chuyên nghiệp trong suốt 10 năm của anh chàng này.
Thông thường, đối với bất cứ game thủ StarCraft chuyên nghiệp nào, nếu sau 3-4 năm không gặt hái được danh hiệu cá nhân, họ sẽ giải nghệ để theo đuổi con đường khác. Mặc dù nghề game thủ chuyên nghiệp tại Hàn Quốc thoạt nhìn khá hào nhoáng, nhưng đó lại chỉ xảy ra với số ít các game thủ, những người vô địch. Trong khi đó, những game thủ ở mức độ trung bình ít khi được coi trọng và thường phải giải nghệ, đặc biệt khi tựa game mà anh ta chơi không còn được khán giả quan tâm nữa.
Sau khi chuyển sang thi đấu StarCraft II, Jun Tae Yang cũng vẫn chỉ là “lót đường” cho các game thủ khác
Thế nhưng, mặc dù thi đấu chỉ ở mức trung bình, nhưng Jun Tae Yang không hề bỏ cuộc và vẫn tiếp tục theo đuổi con đường thi đấu StarCraft II chuyên nghiệp. Thậm chí, vào hồi tháng 10/2016, khi hệ thống giải đấu ProLeague tại Hàn Quốc chính thức tan vỡ, Jun Tae Yang chính thức trở thành “thất nghiệp” khi team Rolster giải tán đội StarCraft II của mình.
Từ đó đến nay, Jun Tae Yang buộc phải luyện tập một mình tại nhà chứ không còn được sự bảo trợ bởi một đội game chuyên nghiệp như trước. Thế nhưng vào những ngày tháng gian khó này, Jun Tae Yang mới nhận được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp.
Khoảnh khắc đăng quang ngôi vô địch IEM Katowice của Jun Tae Yang
Phải sau gần 5 năm kể từ khi chơi StarCraft II, anh chàng này mới có được danh hiệu vô địch đầu tiên trong suốt cả sự nghiệp thi đấu của mình.
Jun “TY” Tae Yang đăng quang ngôi vô địch StarCraft II tại giải đấu IEM Katowice (Intel Extreme Masters Katowice), và đây cũng là ngôi vô địch thế giới đầu tiên của anh. Tất nhiên, trước đó thì Jun “TY” Tae Yang cũng đã gặt hái được thành công nhỏ với ngôi vô địch tại giải WESG vào đầu năm 2017 vừa qua.
Trong trận chung kết, Jun Tae Yang đã thi đấu xuất sắc với chiến thắng nghẹt thở 4-3 trước Stats, game thủ số 1 thế giới hiện nay. Chiến thắng này không chỉ giúp cho Jun Tae Yang nhận được số tiền thưởng lên đến 100.000 USD, mà còn giúp cho game thủ này có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi con đường chơi game chuyên nghiệp.
Theo GameK
3 game cổ trên PC vẫn được người dùng ưa chuộng
Mặc cho thế giới quay cuồng với thực tế ảo và game trên di động, một số tựa game vẫn tồn tại và phát triển dù sở hữu đồ họa và cách chơi lỗi thời.
Bên cạnh các tựa game dành cho máy tính mới được phát hành như Overwatch hay FIFA, một số ít các trò chơi cổ điển vẫn "trường tồn" cùng thời gian với sự duy trì hiếm hoi của một cộng đồng những người chơi trung thành. Dưới đây là 3 trong số nhiều trò chơi như vậy:
1. Age of Empires II (AoE)
Được phát hành lần đầu vào năm 1999, AoE II nhanh chóng trở thành con gà đẻ trứng vàng của Microsoft. Trò chơi đã bán được hơn 2 triệu bản chỉ trong vòng vài tháng sau khi ra mắt, đứng đầu các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Các phiên bản sau này dù đã cố gắng làm theo, song vẫn không có được sự thành công của phiên bản này.
Tính đến năm 2017, AoE đã bước sang tuổi 17. Ảnh: Age of Empire.
Công bằng mà nói, hình ảnh đồ họa của AoE II thua xa so với các tiêu chuẩn của ngành giải trí ngày nay. Tốc độ chơi cũng nhanh hơn so với phần lớn game chiến thuật thời gian thực hiện tại. Tuy nhiên, theo một khảo sát mới đây trên Facebook, hàng chục nhóm người dùng AoE II vẫn đang hoạt động sôi nổi với số lượng cả ngàn thành viên từ khắp nơi trên thế giới.
Họ vẫn liên tục tung ra các phiên bản chỉnh sửa trên trò chơi gốc để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Ngay cả trên Steam - cửa hàng trò chơi hàng đầu thế giới, AoE II vẫn ăn nên làm ra với hàng loạt các đánh giá, bình luận tích cực.
2. Ultima Online
Bất chấp tính cạnh tranh khốc liệt trong làng game trực tuyến, Ultima Online vẫn không ngừng thu hút thêm người chơi mới. Ảnh: Ultima Online.
Trong hai thập kỷ phát triển của mình, MMORPG game (trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi) điển hình này đã có những cải tiến đáng kể nhưng vẫn giữ được những nét riêng từ ngày đầu phát hành. Những yếu tố nhập vai về cơ bản không thay đổi so với bản gốc.
Các game thủ trẻ tuổi ngày nay khi nhìn vào đồ họa của Ultima Online có thể sẽ phì cười vì sự đơn giản đến không ngờ, song chính điều này đã giúp trò chơi níu chân người dùng tới thời điểm hiện tại. Thậm chí theo thống kê mới nhất, số lượng người chơi còn tăng 0,25 triệu tài khoản so với 10 năm trước. Đây là kỳ tích đối với vòng đời của một trò chơi online.
3. Starcraft I
Bên cạnh Diablo, Warcraft hay mới đây nhất là Overwatch, nhà phát triển trò chơi hàng đầu Blizzard Entertainment còn là cha đẻ của Starcraft - tựa game làm mưa làm gió suốt 19 năm qua.
Starcraft đã trở thành cái tên huyền thoại đối với dòng game chiến thuật. Ảnh: Starcraft.
Cả Starcraft I và Starcraft II đều đạt được những thành công lớn về mặt thương mại khi mang về hàng triệu USD cho công ty, trở thành hiện tượng trên eSport với lượng người chơi hùng hậu trên toàn cầu. Mặc dù có thiết kế đồ họa cũng như âm thanh không mấy ấn tượng, Starcraft I lại sở hữu các chiến thuật chơi sắc bén khiến nhiều người say mê.
Trên thực tế, Starcraft I vẫn là ngôi sao của nhiều cuộc thi đấu điện tử trên thế giới, đặc biệt là ở Hàn Quốc - nơi các game thủ trở nên nổi tiếng nếu giành danh hiệu vô địch trong trò chơi này.
Minh Minh
Theo Zing
Khoa học chứng minh chơi game nhiều chưa chắc đã giỏi, quan trọng là phải có được điều này Kinh nghiệm chơi game cực quý báu này chắc chắn sẽ giúp cho các bạn chơi game giỏi hơn rất nhiều, dù cho không phải mất thời gian luyện tập nhiều. Có lẽ, các anh chàng game thủ vẫn luôn thắc mắc rằng tại sao mình chơi game nhiều thế mà chơi vẫn kém, thì mới đây, các nhà khoa học tại trường...