Thi công “xuyên Tết” dự án cao tốc bắc – nam đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45
Ngày 14-2, Giám đốc điều hành dự án cao tốc bắc – nam đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45 Lương Văn Long (thuộc Ban Quản lý dự án Thăng Long – đại diện chủ đầu tư) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các đơn vị, nhà thầu vẫn duy trì lực lượng cán bộ, công nhân và máy móc trên công trường thi công “xuyên Tết”, nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng công trình trọng điểm này.
Công nhân đúc cọc bê-tông phục vụ thi công hạng mục cầu tại dự án cao tốc bắc – nam đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45.
Tại gói thầu số 10-XL, đã huy động 82 thiết bị và gần 100 nhân sự, triển khai chín mũi thi công, trong đó có hai mũi thi công hầm Tam iệp, hai mũi thi công cầu. Gói thầu số 11-XL, nhà thầu huy động hơn 100 thiết bị, 31 nhân sự chủ chốt và kỹ thuật, tổ chức 14 mũi thi công, gói 12-XL huy động 81 xe máy (gồm ba máy khoan hầm, hai rô-bốt phun bê-tông), triển khai đầy đủ tám mũi thi công, gồm hai mũi thi công hầm Thung Thi và hai mũi thi công cầu,… Sản lượng thi công của toàn dự án đến nay đạt giá trị 146,5 tỷ đồng, tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu. Dự kiến, sáng 11 tháng Giêng tới đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể sẽ phát lệnh ra quân đồng loạt triển khai thi công dự án cao tốc bắc – nam tại đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45 và Cao Bồ – Mai Sơn.
Giám đốc Ban Dự án điện Sông Hậu 1 thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA) Vũ Trọng Thiết cho biết, thời điểm này, tiến độ dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã đạt khoảng 93%, phấn đấu đưa tổ máy số 1 vào vận hành thương mại trong quý II-2021 và tổ máy số 2 vào quý III-2021 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Các đơn vị trên công trường đã vượt mọi khó khăn, hoàn thành đúng tiến độ, hòa lưới điện đồng bộ cả hai tổ máy. LILAMA chủ động cử một đội thi công đến 29 Tết và mồng 3 Tết đi làm trở lại, toàn bộ công trường sẽ trở lại hoạt động bình thường vào ngày 17-2 (mồng 6 tháng Giêng), tiếp tục tập trung lắp đặt, thử nghiệm hệ thống, phát điện lên lưới điện quốc gia, chuẩn bị các bước nhập than và đốt than, hiệu chỉnh tổ máy để đạt công suất thiết kế, tối ưu vận hành hệ thống, chạy tin cậy và bàn giao cho chủ đầu tư. Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 có công suất 1.200 MW, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, LILAMA làm Tổng thầu EPC. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kW giờ/năm.
Video đang HOT
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Nhà máy lọc dầu Dung Quất Cao Tuấn Sĩ cho biết, để bảo đảm đáp ứng yêu cầu vận hành đạt từ 106 đến 110% công suất trong dịp Tết Nguyên đán, toàn nhà máy huy động khoảng 600 chuyên gia, kỹ sư và công nhân chia làm hai ca làm việc liên tục, đón Tết tại nhà máy. Trong những ngày Tết, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy, đã nhập ba chuyến dầu thô, mỗi chuyến khoảng 92 nghìn tấn và vẫn xuất bán sản phẩm bằng đường biển, đường bộ cho khách hàng. Trong ngày 30 Tết, BSR đã xuất bán hơn 17.500 m3 xăng dầu các loại. Ngoài vận hành an toàn nhà máy, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được BSR đặt lên hàng đầu, không cho phép nhân sự không liên quan vào các phòng điều khiển, nhân sự vận hành điều khiển bắt buộc phải sát khuẩn tay, đeo khẩu trang.
Thông tin từ Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, trong dịp Tết, đơn vị đã bố trí hơn 2.000 cán bộ, kỹ sư làm việc trên các công trình biển, cũng như huy động đủ lực lượng ứng trực tại các điểm trên bờ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, bảo vệ an ninh, ứng cứu sự cố, y tế,… nhất là phòng, chống dịch Covid-19, dự kiến mồng 6 tháng Giêng, toàn đơn vị sẽ ra quân. Năm 2021, Vietsovpetro đặt chỉ tiêu khai thác gần ba triệu tấn dầu, phối hợp PVN xây dựng và quản trị danh mục đầu tư, nâng cao hiệu quả các dự án; áp dụng các giải pháp khoa học – công nghệ mới để nâng cao hệ số thu hồi dầu, bảo đảm gia tăng sản lượng khai thác. ồng thời, tăng cường năng lực quản trị, quản lý chặt chẽ dòng tiền, thường xuyên theo dõi các biến động giá dầu để kịp thời đưa ra giải pháp cân đối,…
Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết, để bảo đảm mạng lưới ổn định, thông suốt những ngày Tết và đầu Xuân mới, đơn vị đã thực hiện các phương án kỹ thuật, tăng cường chất lượng mạng lưới, phát sóng thêm gần 1.000 trạm 4G trong vòng một tuần trước Tết, nhằm phủ sóng 4G đến các vùng nông thôn và miền núi, đồng thời lên kế hoạch chi tiết, triển khai các phương án, bố trí nhân lực trực ứng cứu thông tin 24 giờ/ngày trong những ngày nghỉ Tết để xử lý và hỗ trợ khách hàng.
Từ sáng 14-2 (mồng 3 tháng Giêng), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) hoạt động trở lại, riêng các bưu cục cấp 1 trên toàn quốc mở cửa phục vụ khách hàng từ ngày 15-2; các bưu cục cấp 2, 3 hoặc bưu điện văn hóa xã, căn cứ vào tình hình thực tế, phong tục, tập quán của từng địa bàn cụ thể để chủ động bố trí nhân viên giao dịch theo hướng tối ưu hóa hiệu quả phục vụ khách hàng. Dịch vụ chuyển tiền bưu điện, chuyển tiền nhanh PayPost, tiết kiệm bưu điện, tín dụng hưu trí và công chức cũng hoạt động bình thường từ mồng 4 tháng Giêng. Thực hiện tốt phòng, chống dịch Covid-19, Vietnam Post thường xuyên khử khuẩn và vệ sinh các bưu cục, điểm giao dịch,…
Tân Cảng Sài Gòn thông quan lô hàng đầu tiên trong năm mới
Tối 11-2 (30 Tết), cán bộ, công nhân Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân năm Tân Sửu 2021.
ể thông quan lô hàng đầu năm mới, các cán bộ, công nhân viên, người lao động của đơn vị đã nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, giải phóng tàu đến và đi đúng thời gian. ồng thời, điều tiết giao thông trong và ngoài cảng được tăng cường trong dịp cao điểm Tết để hàng hóa được lưu thông nhanh chóng. Năm 2020, lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái tăng 8,2% so năm 2019, là cảng có sản lượng thông qua hàng đầu thế giới. Dự kiến năm 2021 lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái tăng trưởng 5%.
Lô hàng xuất khẩu đầu tiên trong năm mới Tân Sửu 2021 tại Tân Cảng - Cát Lái (TP Thủ ức, TP Hồ Chí Minh).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, đã bố trí hàng nghìn kỹ sư, người lao động ứng trực, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị ngay trong dịp Tết Nguyên đán. ồng thời yêu cầu cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19. Mồng 6 Tết, toàn Tập đoàn sẽ trở lại hoạt động bình thường, khẩn trương triển khai công việc ngay từ những ngày đầu năm, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2021.
Theo Giám đốc Ban Dự án hóa dầu Long Sơn thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LILAMA) Lê Hải Long, tính đến nay, tiến độ thi công ba gói thầu đơn vị tham gia đạt gần 45%: lắp đặt vượt tiến độ gói G với tổng thầu HEC (khối lượng 3.600/3.900 tấn), gói A1 với tổng thầu TPSK đạt 50% và bám sát tiến độ gói B với tổng thầu SECL. Do dịch Covid-19, khoảng 20 cán bộ, kỹ sư không thể về quê nên đã ở lại trực Tết trên công trường và được công ty lo ăn, ở đầy đủ. Dự kiến, ngày 17-2 (mồng 6 Tết), toàn công trường sẽ ra quân, sẵn sàng cho mốc tiến độ hoàn thành lắp đặt thiết bị gói G, cũng như chuẩn bị tốt nhất nhân lực, vật tư thi công hai gói còn lại.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, đã triển khai một loạt giải pháp kỹ thuật trên toàn mạng, trong đó tập trung mở rộng, nâng cao năng lực mạng lõi, thực hiện tối ưu mạng lưới để bảo đảm an toàn cho việc dịch chuyển thuê bao từ các khu vực dự kiến tăng mật độ tại một số địa phương trong dịp Tết. VNPT cũng tăng, san tải tại những khu vực có mật độ, lưu lượng dự kiến tăng cao, đồng thời nâng cấp cấu hình, bố trí các trạm phát sóng cỡ nhỏ hoặc xe phát sóng lưu động tại các khu vực diễn ra các sự kiện lớn. Cùng với đó, VNPT các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng các phương án, bố trí cán bộ kỹ thuật, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ túc trực ngày đêm xử lý, lắp đặt đường truyền in-tơ-nét, hệ thống wifi chuyên dụng,... nhất là tại các "điểm nóng" về dịch Covid-19 như: Hải Dương, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Viettel, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay số lượng thuê bao di chuyển sớm hơn so năm 2020, bắt đầu hình thành rõ rệt từ giữa tháng Chạp thay vì sau ngày 23 tháng Chạp như mọi năm. Các địa phương có lượng thuê bao di chuyển đến nhiều nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Nam ịnh, Thái Bình, An Giang, một số địa phương có lượng khách hàng di chuyển đi lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh. Từ một tuần trước Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu của Viettel đã tăng gần 50% so ngày thường. Do đã hoàn thành công tác chuẩn bị từ trước, sẵn sàng mọi nguồn lực, chất lượng dịch vụ của Viettel luôn được bảo đảm, kể cả khi nhu cầu tăng đột biến.
úng 11 giờ ngày 12-2 (mồng 1 Tết), tại Cảng Cẩm Phả, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, Công ty Tuyển than Cửa Ông tổ chức rót tấn than đầu tiên trong ngày đầu năm mới Tân Sửu 2021 xuống tàu Việt Thuận 56-01 vào "xông" cảng lấy than tiêu thụ cho thị trường trong nước.
Theo hợp đồng, tàu Việt Thuận 56-01 sẽ nhận 47.800 tấn than cám 6a.1 tại Cảng Cẩm Phả để cung cấp cho Công ty TNHH iện lực Vĩnh Tân 1. Từ đầu năm 2021 đến nay, công ty đã bố trí, sắp xếp cho 1.776 lượt tàu, đoàn sà-lan và phương tiện thủy ra, vào nhận than tại Cảng an toàn; tổng sản lượng than tiêu thụ qua Cảng đạt gần sáu triệu tấn. Năm 2021, với mục tiêu "An toàn - Phát triển - Hiệu quả", Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó tiêu thụ hơn 55,6 triệu tấn than; trong đó: xuất khẩu hơn 1,2 triệu tấn, tiêu thụ nội địa hơn 54,4 triệu tấn; tổng doanh thu đạt hơn 92 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận hơn 1.300 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 10 triệu đồng/người/tháng.
Ký thỏa thuận hợp tác phục hồi sản xuất Nhà máy xơ sợi Đình Vũ Chiều 4-2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Shinkong Synthetic Fibers (SSFC-Đài Loan, Trung Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác theo hình thức trực tuyến. Lễ ký hợp tác trực tuyến giữa Petrovietnam và SSFC. Theo Petrovietnam, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Ban chỉ đạo xử lý dự án yếu kém ngành Công...