Thép Nam Kim (NKG) báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng quý 1, cải thiện nhiều so với số lỗ 101 tỷ đồng cùng kỳ
Doanh thu quý 1 giảm gần 17% so với cùng kỳ, đạt 2.452 tỷ đồng.
CTCP Thép Nam Kim (mã chứng khoán NKG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt gần 2.452 tỷ đồng, giảm 16,7% so với doanh thu đạt được quý 1/2019. Trong khi đó giá vốn giảm sâu hơn, đến gần 24% nên lợi nhuận gộp thu về hơn 212 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đã lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh hơn 1 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 8,6%.
Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu hàng xuất khẩu đạt 1.131 tỷ đồng, đóng góp khoảng 46% tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu bán hàng trong nước.
Chi phí tài chính trong quý tăng mạnh từ 53,5 tỷ đồng quý 1 năm ngoái lên gần 92 tỷ đồng quý 1 năm nay, tương ứng tăng 38,5 tỷ đồng. Trong đó riêng chi trả lãi vay hơn 57 tỷ đồng.
Trên BCTC công ty thể hiện, tính đến 31/3/2020 Thép Nam Kim còn ghi nhận khoản vay nợ thuê tài chính dài hạn 703 tỷ đồng, và vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 2.895 tỷ đồng (tăng hơn 507 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tại ngân hàng giảm 340 tỷ đồng so với đầu năm, còn 362 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh thu giảm nhưng chi phí bán hàng tăng 22 tỷ đồng, lên mức 62 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 2 tỷ đồng lên 19 tỷ đồng.
Video đang HOT
Những nguyên nhân trên dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn 41,4 tỷ đồng, cải thiện rất nhiều so với số lỗ hơn 101 tỷ đồng ghi nhận trong quý 1 năm ngoái.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 1/2020 còn 2.756 tỷ đồng, tăng 167 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Mạnh Linh
Chủ tịch Dabaco: Lợi nhuận năm 2020 có thể bằng vốn điều lệ
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với kết quả kinh doanh thực tế, khi đã thực hiện 74% chỉ tiêu lợi nhuận sau quý I.
Tổng đàn lợn của Việt Nam được dự báo cần thêm thời gian để có thể hồi phục trở lại thời điểm trước dịch, như Trung Quốc là 18-24 tháng.
Công ty đang đẩy mạnh phân phối sản phẩm dầu ăn đến toàn bộ thị trường 2 miền.
Tại phiên họp cổ đông thường niên năm 2020 cuối tuần qua, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dabaco nhận định lợi nhuận doanh nghiệp có thể đạt bằng vốn điều lệ (hiện là 911 tỷ đồng) với tình hình thị trường như hiện nay. Công ty cũng có thể trình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cả năm (hiện ở mức 457 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) để phù hợp với thực tế sản xuất.
Trước đó trong quý I, doanh nghiệp này lãi trước thuế 374,6 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế tăng 16 lần lên 348 tỷ đồng, tương đương 74% kế hoạch được cổ đông thông qua.
Chủ tịch Dabaco nhận định theo quan sát của cá nhân ông, sau dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn cả nước đã giảm nhiều hơn số liệu thống kê, có thể ở mức 50% tổng đàn. Việc phục hồi có nhiều khó khăn. Một phần do sự nguy hiểm của dịch, dễ bùng phát trở lại, do đó các chuồng trại cần phải đảm bảo vệ sinh, khử trùng và đủ thời gian giãn cách thì mới có thể nuôi trở lại. Nguyên nhân khác vì luật chăn nuôi sửa đổi quy định về điều kiện chăn nuôi với các cơ sở cá nhân nhỏ lẻ, cũng siết lại việc tái đàn.
"Để tổng đàn trở về thời điểm trước dịch cần thời gian, ví dụ như Trung Quốc cần 18 - 24 tháng để hồi phục", ông So nói. Với riêng Dabaco, tổng đàn năm nay dự kiến tăng 15%, là doanh nghiệp Việt có số lượng nuôi lớn nhất cả nước.
Việc đưa nhà máy sản xuất dầu ăn vào hoạt động được coi là động lực tăng trưởng mới của Dabaco, bên cạnh mảng chăn nuôi lợn đang đạt kết quả tốt. Ảnh: N.M
Về lợn giống, ông So cho hay đến nay doanh nghiệp vẫn chưa bán trở lại sau khi đã dừng phối giống từ năm trước do ảnh hưởng của dịch tả lợn, "hồi đó phối ra dân không ai mua". Công ty dự kiến sẽ bán lợn giống trở lại từ tháng 5, 6 để phục vụ nông dân.
Với những yếu tố trên, ông So cho rằng đến hết năm 2020, thịt lợn khó có thể quay về giá rẻ được. Dù có chính sách nhập khẩu, giá thịt lợn thế giới cũng đắt ngang Việt Nam, nên việc nhập khẩu cũng khó đáp ứng đủ. "Không quốc gia nào chuẩn bị thực phẩm trước đại dịch và đủ để mang đi xuất khẩu, ông So nói.
Quý II, Dabaco là một trong những doanh nghiệp đã cam kết với Chính phủ giữ giá lợn không quá 70.000 đồng/kg, "đây là hành động chung sức với đất nước để ổn định thị trường", ông So chia sẻ. Nếu giá lợn vẫn ở trên mức 60.000 đồng/kg, lợi nhuận của Dabaco vẫn tốt.
Trả lời câu hỏi về thị trường thị mát và xây dựng kênh phân phối riêng, Chủ tịch Dabaco nhận định tập quán lâu đời của người Việt Nam (cũng như Trung Quốc) là sử dụng thịt nóng, nên doanh nghiệp của ông chưa có ý định tham gia làm thịt mát. Ông So cho biết Chính phủ từng có chủ trương khuyến khích Bắc Ninh có chính sách đặc thù cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy g ết mổ để làm sản phẩm này, Dabaco cũng đã xây dựng kế hoạch dự án 1.000 tỷ đồng và mong muốn Nhà nước cần hỗ trợ 70% vốn. Tuy nhiên, phương án này cuối cùng chưa khả thi. Tuy vậy, ông cũng cho biết trong tương lai, khi kinh tế phát triển, thói quen và tiêu dùng của người dân thay đổi thì có thể Dabaco sẽ nghiên cứu và tham gia vào thị trường này.
Trước mắt, công ty sẽ tập trung vào các mảng kinh doanh sẵn có, phù hợp với nhu cầu thị trường. Gần đây, công ty đã đẩy mạnh sản phẩm dầu ăn và đang phân phối tại miền Bắc và thời gian tới sẽ tiến vào thị trường miền Nam. Công ty đặt mục tiêu sẽ tiêu thụ 2.500 tấn dầu ăn trong năm nay, "để tất cả các bà nội trợ đều biết đến sản phẩm dầu ăn Coba".
Song song đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư các dự án dở dang gồm 2 tòa nhà hỗn hợp Lotus Central 15 tại đường Lý Thái Tổ và tòa nhà 29 tầng tại TP Bắc Ninh. Ông So cho biết các dự án đều bán rất tốt nhưng vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ chậm lại.
Trong kế hoạch, Dabaco cũng sẽ triển khai các dự án đã được phê duyệt như dự án đường H2 theo hình thức BT và các dự án đối ứng tại Khu đô thị Vạn An, Phong Khê, dự án nhà ở xã hội phường Khắc Niệm...
Công ty cũng tiếp tục đầu tư các dự án chăn nuôi tại nhiều địa phương có quỹ đất như tổ hợp chăn nuôi lợn giống và thương phẩm tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 650 tỷ đồng, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 505 tỷ đồng, tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa quy mô 655 tỷ đồng...
Với triển vọng lợi nhuận năm nay, Dabaco đặt kế hoạch chi trả cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu.
"Lúc đầu tôi dự kiến chi trả tỷ lệ 40%, 25% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi suy xét lại, Hội đồng Quản trị thấy rằng công ty vẫn cần vốn để tái đầu tư, do đó mức 25% hợp lý hơn", ông So cho hay.
Lê Hải
Thêm chi phí từ Nhà máy điện mặt trời Cư Jút, Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lỗ 5 tỷ đồng trong quý 1 Doanh thu cũng giảm mạnh so với cùng kỳ do lưu lượng nước về hồ thủy điện A Lưới thấp dẫn đến sản lượng điện giảm mạnh. CTCP Thủy điện Miền Trung (mã chứng khoán CHP) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 110 tỷ đồng, giảm 29,5% so với quý 1 năm ngoái. Trong khi đó...