Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, bộ phận này trên cơ thể rất dễ bị ung thư nhưng nhiều người lại không để ý
Trong trường hợp nghiêm trọng, môi bị cháy nắng có thể dẫn tới ung thư da và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có thể bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là môi. Trên thực tế, không nhiều người quan tâm tới khu vực nhạy cảm này. Bảo vệ môi khỏi tác động của tia cực tím là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu trong mùa hè. Không chỉ gây sưng đau, môi bị cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Môi bị cháy nắng trông như thế nào?
Các dấu hiệu cảnh báo môi bị cháy nắng bao gồm sưng đỏ, đau, phồng rộp và xuất hiện mụn nước, thường kéo dài trong 3-5 ngày.
Nếu bị cháy nắng, môi sẽ sưng và đỏ hơn bình thường. Bạn cũng có thể cảm nhận khu vực này mềm hơn khi chạm phải và xuất hiện mụn nước tương tự như mụn nước hình thành trên các vùng da bị cháy nắng khác trên cơ thể. Các triệu chứng cháy nắng thường kéo dài khoảng 3-5 ngày, có thể lên đến 10 ngày trong trường hợp nghiêm trọng.
Môi bị cháy nắng có gây hại cho sức khỏe hay không?
Ngoài dẫn tới các triệu chứng như sưng đau và phồng rộp, tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư môi. Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, có thể xuất hiện ở môi, đặc biệt là phần rìa gần môi chứ không phải trong môi.
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc ung thư môi đều nằm ở môi dưới và có xu hướng là ung thư biểu mô tế bào vảy. Đây là một loại ung thư da khác có khả năng phát triển mạnh mẽ, lây lan rộng chỉ sau một thời gian ngắn. Yếu tố hàng đầu gây ung thư môi là tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời.
Tại sao môi bị cháy nắng?
Video đang HOT
Mọi người đừng quên thoa kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài trời, mỗi giờ một lần là tốt nhất.
Nếu bạn không bảo vệ đôi môi của mình bằng kem chống nắng, khu vực này sẽ bị tổn thương do tác động của tia cực tím. Nhiều người đưa ra không ít lý do để bào chữa cho việc không bôi kem chống nắng. Theo Debra Jaliman, bác sĩ da liễu tại thành phố New York, một số người có thói quen liếm môi nên họ vô tình liếm luôn cả kem chống nắng. Những người khác lại cho rằng họ đã bôi son hoặc son dưỡng và không muốn tẩy trang chỉ để dùng kem chống nắng. Các tia UV có hại sẽ làm tổn thương da nếu son không có chỉ số chống nắng SPF.
Ngoài việc bảo vệ môi bằng kem chống nắng, cách dễ nhất để ngăn ngừa khu vực này bị cháy nắng là tránh tiếp xúc với ánh mặt trời. Theo Rhonda Klein, bác sĩ da liễu tại Connecticut, sau khi bị cháy nắng nghiêm trọng, viêm môi ánh sáng (AC) có thể xuất hiện và dẫn đến ung thư tế bào vảy. Ở giai đoạn đầu, AC nhìn giống môi bị nứt nẻ nên không ít người chủ quan và coi nhẹ. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên môi như xuất hiện vảy, bong tróc như bị bỏng và môi chuyển sang màu trắng, hãy theo dõi và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để bảo vệ môi khỏi bị cháy nắng?
Nếu có điều kiện, mọi người nên sử dụng những loại son dưỡng có chỉ số SPF cao để vừa chống cháy nắng vừa giữ ẩm cho môi.
Sau khi bị cháy nắng, hãy dùng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen để làm dịu vết thương. Bác sĩ Jaliman cũng khuyên mọi người nên chườm lạnh cho vùng da bị cháy nắng. Việc làm này không chỉ có công dụng giảm đau, hạn chế viêm nhiễm mà còn giúp duy trì độ ẩm cho môi. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn mềm, ngâm vào trong nước lạnh hoặc nước đá rồi chườm lên môi.
Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bác sĩ Jaliman cho biết, dùng một số loại thuốc mỡ giúp dưỡng ẩm cho da là lựa chọn tuyệt vời. Glycerin trong các sản phẩm này giúp bảo vệ lớp da bên ngoài và chống bong tróc. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng những loại son sở hữu đặc tính chống nắng, có chỉ số SPF cao.
Cuối cùng, việc làm quan trọng hàng đầu là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng lành hoàn toàn. Đồng thời, lần tới khi bạn ra ngoài trời, hãy nhớ bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành để bảo vệ khu vực nhạy cảm này.
Người phụ nữ bị ung thư da do nằm giường tắm nắng liên tục
Vì mong muốn có làn da ngăm khỏe khoắn, Katy Stack đã phải trả giá đắt về sức khỏe.
Katy Stack (40 tuổi) là mẹ của 2 đứa trẻ, sinh sống tại khu dân cư Clerkenwell (London, Anh) từng sử dụng giường nhuộm da trong thời gian dài khi còn trẻ. Thời điểm đó, cô bị thu hút bởi một làn da nâu khỏe khoắn nên bất chấp nhiều rủi ro về sức khỏe để nhuộm da bằng giường tắm nắng.
Katy Stack 'nghiện' tắm nằng bằng giường nhuộm da suốt nhiều năm. Ảnh: The Sun.
Trong một lần đến tiệm tóc vào tháng 2/2018, người phụ nữ 40 tuổi này phát hiện trên thái dương có một đốm nhỏ bị phồng rộp. Katy nghĩ rằng mình bị bỏng do một chút peroxide từ thuốc nhuộm tóc chạm vào da.
"Tôi nhận thấy một đốm nhỏ bằng hạt đậu trên thái dương sau khi làm tóc. Chỉ trong vài ngày, nó phồng rộp và gây đau đớn. Ban đầu tôi cho rằng peroxide khiến da tôi bị bỏng. Nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ hơn", cô chia sẻ.
Hồi tháng 1, người phụ nữ này phát hiện đốm nâu lúc trước trở nên to và đậm màu hơn nên quyết định gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng. Sang tháng 2, Katy quay trở lại phòng khám bác sĩ đa khoa của mình, sau đó được chuyển đến gặp bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đại học College (London).
Theo dự định, bà mẹ 2 con sẽ tiến hành sinh thiết vào tháng 3 nhưng bị trì hoãn đến tháng 6 do nước Anh thực hiện giãn cách xã hội. Qua kết quả xét nghiệm, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tế bào đáy vào ngày 29/6.
Katy mắc bệnh ung thư tế bào đáy là một dạng ung thư da thường gặp, do dùng giường tắm nắng với tần suất liên tục. Ảnh: The Sun.
Katy cho biết: "Tôi đã sử dụng giường nhuộm da liên tục ở độ tuổi 20. Tôi không nhớ rõ có thoa kem chống nắng lúc nhỏ hay không. Tôi ra ngoài chơi mỗi ngày và không bao giờ che chắn hay bảo vệ da. Về sau, tôi bị nghiện tắm nắng bởi làn da nâu là mốt thời thượng vào những năm 90".
Lo ngại các sản phẩm làm da rám nắng giả gây khó chịu nên người phụ nữ này dùng giường nhuộm da gần như mỗi ngày.
Hiện tại, bà mẹ 2 con vừa hối hận vừa lo lắng. Cô được cung cấp phác đồ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ tình trạng ung thư da đang ngày càng phát triển.
"Nó sẽ tiến triển chậm lại. May mắn là bác sĩ da liễu trấn an tôi rằng có thể điều trị căn bệnh này".
Ngày nay, trào lưu nhuộm da nâu (tanning) vẫn tồn tại, đặc biệt được ưa chuộng vào dịp hè. Để có làn da ngăm rám nắng nhanh chóng, nhiều người chọn cách nhuộm da bằng giường tắm nắng.
Giường tắm nắng ẩn chứa nhiều nguy hại khôn lường. Ảnh: Usatoday.
Khi nằm trên giường tắm nắng, thiết bị đèn chiếu phát ra bức xạ (chứa tia UVA và UVB) chiếu khắp cơ thể nhằm tăng sắc tố melanin, làm da chuyển sang màu nâu.
Tiếp xúc với tia cực tím từ giường tắm nắng có thể gây khô da, bỏng rát. Về lâu dài, kết cấu da bị phá hủy, xuất hiện đốm đồi mồi, nếp nhăn hay thậm chí bị ung thư da. Nguy cơ mắc ung thư càng gia tăng khi tần suất sử dụng giường nhuộm da càng nhiều.
Hãy ngừng việc phơi nắng ngoài trời hay dùng giường nhuộm da nếu không muốn gặp các rắc rối về sức khỏe. Những thương tổn sẽ không biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người thường không đề phòng, đồng thời lạm dụng việc làm nâu da thường xuyên. Tuy nhiên, dấu hiệu lão hóa hay ung thư da sẽ tìm đến bạn khi làn da đã trở nên yếu đi.
Ung thư da là tình trạng da bị phá hủy nặng nề bởi tác động của tia UV. Ảnh: The Connexion.
Những thói quen xấu nhiều người hay mắc phải làm ảnh hưởng tới làn da Tưởng chừng như bản thân luôn biết bảo vệ da bằng việc dùng kem chống nắng đúng cách, che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, dùng đủ loại kem để dưỡng da trắng đẹp. Thế nhưng, những thói quen hằng ngày mà bạn không để ý như rửa mặt quá nhiều, nhai kẹo cao su hay ngủ muộn có thể gây ảnh...