Theo New York Times: Huawei chuẩn bị khởi kiện chính phủ Mỹ trong tuần này, ngay trên đất Mỹ
Huawei cho rằng việc chính phủ Mỹ cấm các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm viễn thông của mình chẳng khác nào lệnh “tước quyền công dân” đối với họ.
Theo báo cáo của New York Times, Huawei sẽ khởi kiện chính phủ Mỹ trong tuần này vì việc cấm sử dụng các sản phẩm viễn thông của họ trong các cơ quan liên bang. Công ty này đang cố gắng bảo vệ mình trước các cáo buộc của Mỹ khi cho rằng họ là một mối đe dọa về an ninh.
Vụ kiện có thể là một động thái buộc chính phủ Mỹ tiết lộ nhiều hơn các bằng chứng về cáo buộc đó. Gần đây, nhà sáng lập và CEO của Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã từng tuyên bố: “ Nước Mỹ không có cách nào để đè bẹp chúng tôi.”
Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Huawei vì ăn cắp các bí mật thương mại từ T-Mobile và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran khi thực hiện việc kinh doanh với nước này.
Đầu tháng 12 năm ngoái, CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Chu cũng bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ vì các cáo buộc lừa dối để vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Bà được tại ngoại, nhưng đang phải đối mặt với yêu cầu dẫn độ về Mỹ dựa trên các cáo buộc mới của Bộ Tư pháp. Gần đây T-Mobile đã được một tòa án tại Seattle bồi thường 4,8 triệu USD vì các cáo buộc tương tự với Huawei, nhưng thiệt hại chỉ giới hạn ở mức vi phạm hợp đồng.
Video đang HOT
Trên hết, Mỹ đang cố gắng thuyết phục các quốc gia khác, đặc biệt là những nước có đặt căn cứ quân sự của Mỹ, dừng sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei. Chính phủ Mỹ đã liên hệ với Canada, Đức, Italy, Nhật Bản và các đồng minh khác, đưa ra các mối liên quan giữa 5G với các vụ tấn công mạng và nghe trộm. Hiện tại Mỹ vẫn có đủ sức nặng trong các lĩnh vực thương mại quốc tế và sở hữu trí tuệ để gây thiệt hại cho việc kinh doanh của Huawei.
Dường như sau khi kiểm soát được hoàn toàn các thiệt hại, Huawei đang tiến hành phản công lại chính phủ Mỹ, thay vì chấp nhận đầu hàng. Với đơn kiện này, Huawei cho thấy họ đang có kế hoạch thách thức dự luật chi tiêu quốc phòng của Mỹ khi ngăn chặn các cơ quan điều hành sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE.
Công ty có thể lập luận rằng, hành động của Mỹ là một “ lệnh tước quyền công dân và tài sản” khi trừng phạt riêng một công ty nào đó không qua xét xử – điều bị chính Hiến pháp của Mỹ cấm.
Ngày hôm qua, CFO Huawei, người đang bị quản thúc tại gia ở Canada cũng đã đệ đơn kiện chính quyền Canada, lực lượng cảnh sát và an ninh biên giới, vì hành vi bắt giữ trái pháp luật đối với bà.
Các hành động của chính phủ Mỹ đến vào thời điểm cực kỳ tồi tệ cho Huawei. Họ đã có nhiều mẫu smartphone thuộc hàng tốt nhất trên thị trường, và có thể gây khó khăn cho cả Samsung và Apple nếu được bán rộng rãi tại Mỹ. Trên hết, các nhà mạng viễn thông tại Mỹ đang chi hàng tỷ USD để chuyển lên 5G, nhưng lại bị cấm mua các thiết bị viễn thông của Huawei.
Tham khảo Engadget
CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Chu khởi kiện chính quyền Canada vì bắt giữ mình trái pháp luật
Theo đơn kiện của CFO Huawei, chính quyền Canada đã xâm phạm các quyền theo Hiến pháp của bà khi tiến hành bắt giữ.
CFO của Huawei Technologies, bà Mạnh Vãn Chu - người đang trở thành tâm điểm của các sự việc ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc - đã đệ đơn kiện dân sự chống lại chính quyền Canada với cáo buộc bà đã bị bắt giữ và điều tra trái luật.
Bà Mạnh Vãn Chu tuyên bố, các quyền Hiến pháp của bà đã bị vị phạm và đang tính toán các tổn thất bị gây ra do việc " tống giam sai trái." Đơn kiện được nộp vào ngày 1 tháng Ba tại Tòa án tối cao British Columbia để chống lại Cơ quan quản lý Biên giới Canada, một sĩ quan Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada và chính quyền Canada.
Thông báo cáo buộc rằng, sĩ quan cảnh sát và hàng loạt lính biên phòng đã giam giữ, điều tra và thẩm vấn bà Mạnh dưới vỏ bọc của một vụ việc nhập cư thông thường, và sử dụng " cơ hội đó để ép buộc bà cung cấp bằng chứng và thông tin một cách trái pháp luật." Đơn kiện cáo buộc họ làm như vậy mà không có lệnh bắt giữ bà ngay lập tức để tránh việc bà Mạnh sử dụng quyền Hiến pháp của mình.
Tuyên bố của bà Mạnh được đệ trình lên cùng ngày với việc chính phủ Canada đồng ý tiến hành phiên điều trần để dẫn độ theo yêu cầu của Mỹ, quốc gia đang cáo buộc bà Mạnh nói dối ngân hàng để đánh lừa họ xử lý các giao dịch vi phạm lệnh trừng phạt thương mại với Iran cho Huawei.
Trước đó, bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại Vancouver vào ngày 1 tháng 12 năm 2018, sau khi xuống một chuyến bay của hãng Cathay Pacific từ Hong Kong và đang trên đường tới Mexico. Đơn kiện cũng cáo buộc rằng, vị giám đốc tài chính của Huawei đã không được thông báo kịp thời về lý do giam giữ, hoặc có cơ hội liên lạc với luật sư.
Sau khi bị giam giữ, bà Mạnh được yêu cầu giao nộp toàn bộ các thiết bị điện tử, bao gồm hai điện thoại di động, một iPad và một máy tính cá nhân. Một sĩ quan biên phòng sau đó "yêu cầu nguyên đơn giao nộp mật khẩu" và bà Mạnh đã làm như vậy.
Theo đơn kiện, sau đó các sĩ quan đã "mở và xem các nội dung trong điện thoại bị thu giữ một cách bất hợp pháp khi vi phạm quyền riêng tư của nguyên đơn" và cũng "thực hiện một cuộc tìm kiếm tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhắm vào hành lý của nguyên đơn." Theo cáo buộc từ đơn kiện của bà Mạnh, bà chính thức bị bắt giữ sau 3 giờ bị giam giữ ban đầu.
Đơn kiện tuyên bố, các quyền của bà Mạnh theo Hiến chương về Quyền và TỰ do của Canada đã bị xâm phạm. Bà Mạnh, người hiện vẫn đang bị quản thúc tại gia ở Vancouver, đã phải chịu "đau khổ về tinh thần, lo lắng và mất tự do". Đơn kiện yêu cầu tòa án ra tuyên bố rằng, các quyền theo Hiến chương của bà bị xâm phạm, trong khi các tổn thất và chi phí không được xác định.
Tham khảo Bloomberg
Nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei là 'fan ruột' Apple và Steve Jobs Trong buổi phỏng vấn tuần qua trước truyền thông quốc tế, nhà sáng lập và chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi đã tiết lộ những điều ít ai biết của công ty và cuộc sống riêng tư của ông. Ông Nhậm Chính Phi tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. Nhà sáng lập và Chủ tịch Huawei, ông Nhậm...