Theo giáo phái nhịn ăn, trên 100 người Kenya chết đói
Số người thiệt mạng vì theo giáo phái “ nhịn ăn đến chết” tại Kenya đã lên tới 103 nạn nhân.
Lực lượng an ninh chuyển một người được cứu sống tại rừng Shakahola, gần thị trấn Malindi, Kenya, nơi phát hiện hàng chục thi thể các tín đồ của một giáo phái ngày 23/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, một nhà truyền giáo Kenya đã bị bắt vào ngày 27/4 với cáo buộc “ giết người hàng loạt” trong một vụ điều tra giáo phái tại khu rừng Shakahola.
Bộ trưởng Nội vụ Kenya, ông Kithure Kindiki cho biết các nhà chức trách đang tiến hành điều tra hàng loạt cái chết liên quan đến một giáo phái trong khu vực và nhà truyền giáo Ezekiel Odero đã bị bắt.
Trong trang phục áo choàng trắng và mang theo cuốn sách dày màu đen, mục sư từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên khi đang bị cảnh sát áp giải. Nhà truyền giáo Odero đang đối mặt với các cáo buộc hình sự liên quan đến những cái chết hàng loạt của những người tham gia giáo phái.
Các quan chức đã giải cứu được rất nhiều người đang học theo giáo phái trong trung tâm Cầu nguyện Sự sống Mới của Odero tại thị trấn nhỏ phía Đông Nam Mavueni.
Video đang HOT
Thị trấn Mavueni nằm cách khu rừng Shakahola khoảng 66 km. Đây là nơi mà thủ lĩnh giáo phái Giáo hội Quốc tế Tin lành tự xưng Paul Mackenzie bị buộc tội ra lệnh cho các tín đồ của mình nhịn đói đến chết để được lên thiên đường. Ông đã tuyên truyền cho những tín đồ tham gia rằng ngày tận thế giới rơi vào ngày 15/4 và những ai nhịn đói đến khi chết đi sẽ là những người đầu tiên được lên thiên đường. Mackenzie đã bị cảnh sát giam giữ từ ngày 14/4. Tuy nhiên, chưa có cáo buộc nào được công bố.
Từ ngày 14/4, các nhà điều tra đã khai quật được thi thể của 95 tín đồ thuộc Giáo hội Quốc tế Tin lành từ những ngôi mộ mới đào trong rừng. 8 người khác được tìm thấy còn sống và tiều tụy, nhưng sau một thời gian cũng không qua khỏi.
Đây được cho là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây liên quan đến giáo phái. Dự kiến số người chết còn tăng thêm khi Hội Chữ thập đỏ Kenya thông báo hiện vẫn trên 300 người đang mất tích.
Hãng tin Reuters đã liên hệ với hai luật sư đại diện cho thủ lĩnh Mackenzie, nhưng cả hai đều từ chối bình luận về những cáo buộc chống lại ông ta. Họ cho biết không có đủ thời gian thảo luận với thân chủ kể từ khi những ngôi mộ tập thể được phát hiện.
Một số nhà lập pháp Kenya đã chỉ trích các cơ quan an ninh nước này đã bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn thảm kịch chết người hàng loạt trong rừng Shakahola sau khi có thông tin Mackenzie bị bắt vào tháng trước vì nghi ngờ liên quan đến hành vi bỏ đói và khiến 2 đứa trẻ chết ngạt. Tuy nhiên, Mackenzie sau đó được tại ngoại.
Trong một tuyên bố, cơ quan tư pháp Kenya cho biết đơn vị này đang điều tra xem liệu có bất kỳ hành vi sai trái nào của các quan chức và nhân viên tư pháp xử lý vụ việc hay không.
Kể từ năm 2017, thủ lĩnh giáo phái Mackenzie đã bị bắt giữ nhiều lần liên quan đến một loạt tội danh bao gồm cực đoan hóa và ủng hộ nhiều trẻ em không được đến trường, với lập luận rằng giáo dục không được công nhận trong Kinh thánh. Tuy nhiên, Mackenzie vẫn được tha bổng đối với một số tội danh, trong khi những tội danh khác không bị truy tố không lời giải thích.
Vụ “thảm sát Shakahola” đã làm sống lại cuộc tranh luận về việc kiểm soát các hoạt động tín ngưỡng ở Kenya, một quốc gia mà người dân chủ yếu theo đạo Thiên chúa, nơi “mục sư”, “nhà thờ” và các phong trào tôn giáo khác trở thành chủ đề hàng đầu. Những nỗ lực trước đây về quy định hoạt động tôn giáo đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là nhân danh sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước.
Tổng thống Kenya William Ruto cam kết sẽ triển khai các biện pháp chống lại những giáo phái lợi dụng tôn giáo. Tổng thống William Ruto đã yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc làm rõ tận gốc rễ hoạt động của các tôn giáo và những người muốn lợi dụng tôn giáo để phát triển một hệ tư tưởng mờ ám và không thể chấp nhận được.
Kenya bắt một thủ lĩnh giáo phái 'thảm sát hàng loạt tín đồ'
Kenya bắt giữ thêm một thủ lĩnh giáo phái bị nghi liên quan hành vi thảm sát hàng loạt tín đồ, sau vụ việc gây chấn động quốc gia Đông Phi.
Ông Ezekiel Odero bị bắt tại Kenya. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE CITIZEN
Hãng AFP ngày 27.4 đưa tin Kenya cho hay một trong những thủ lĩnh giáo phái có tầm cỡ tại nước này sẽ bị truy tố về hành vi "thảm sát hàng loạt tín đồ", chỉ vài ngày sau khi một vụ việc tương tự bị phanh phui.
Thủ lĩnh Ezekiel Odero của giáo phái và trung tâm New Life Prayer "bị bắt và bị xử lý để đối diện cáo buộc hình sự liên quan việc thảm sát hàng loạt các tín đồ", theo Bộ trưởng Nội vụ Kenya Kithure Kindiky.
"Giáo phái nêu trên đã bị đóng cửa. Hơn 100 người ẩn náu tại cơ sở đã được sơ tán và sẽ được yêu cầu ghi lại lời khai", ông cho biết thêm.
Việc bắt giữ ông Odero diễn ra sau một vụ cuộc điều tra đang tiến hành đối với thủ lĩnh Paul Mackenzie Nthenge của một giáo phái bị cáo buộc liên quan cái chết của 98 người.
Cảnh sát chưa thông tin liệu 2 vụ việc có liên quan hay không và cơ quan chức năng chưa cung cấp thêm chi tiết về bản chất các cáo buộc liên quan ông Odero hay giáo phái của ông này.
Ông Odero đã được đưa từ thành phố Malindi, nơi có trụ sở giáo phái, đến trụ sở cảnh sát vùng Mombasa để thẩm vấn.
Là một nhà truyền giáo giàu có và thường thu hút đám đông khổng lồ, khu vực nhà thờ của ông ở phía nam Malindi có sức chứa 40.000 người. Ông ta còn tuyên bố rằng những mảnh vải "thiêng" của ông bán ra tại các sự kiện lớn có thể chữa lành bệnh tật.
Trong vụ việc liên quan ông Nthenge, các nguồn tin cảnh sát cho biết ít nhất 73 thi thể đã được khai quật trong cuộc điều tra về giáo phái mà các tín đồ được cho là đã nhịn đói đến chết.
Nthenge, lãnh đạo của giáo phái Good News International Church, đã ra đầu thú với cảnh sát và bị buộc tội vào tháng trước, theo truyền thông địa phương, sau vụ hai đứa trẻ chết đói trong lúc bị cha mẹ giam giữ.
Vụ việc gây chấn động Kenya và khiến Tổng thống William Ruto tuyên bố sẽ mạnh tay với các tổ chức tôn giáo "không thể chấp nhận được" này.
Nhiều quốc gia châu Phi xem xét phê duyệt vaccine ngừa sốt rét mới Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) và hãng dược phẩm Novavax của Mỹ cho biết nhiều quốc gia châu Phi chuẩn bị phê duyệt sử dụng vaccine mới ngừa sốt rét R21 do 2 đơn vị này phối hợp sản xuất và dự kiến khoảng 20 triệu liều vaccine loại này sẽ được sản xuất trong năm nay, phục vụ cho việc...