Theo dõi lịch sử tiếp xúc có ý nghĩa thế nào khi lệnh “ở nhà” kết thúc
Khi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 hiện nay được dỡ bỏ, việc theo dõi lịch sử tiếp xúc là cần thiết để tránh bùng phát đợt dịch mới.
Việc theo dõi lịch sử tiếp xúc đã được sử dụng từ hàng chục năm trước nhằm kiểm soát sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm. Ý tưởng cơ bản rất đơn giản: phát hiện những người nhiễm bệnh, sau đó tìm bất cứ ai đã từng tiếp xúc gần với người bệnh và khuyến khích họ ở trong nhà cho đến khi chắc chắn là họ không bị lây bệnh.
Hiện nay, các sắc lệnh “ở nhà” đang được thực hiện trên khắp thế giới nhằm giảm thiểu khả năng những người mang mầm bệnh (virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19) có thể làm lây lan virus cho những người khác. Khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ và các hoạt động thường này được khôi phục, việc theo dõi lịch sử tiếp xúc sẽ càng cần thiết hơn để ngăn chặn các đợt dịch mới.
Khi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 hiện nay được dỡ bỏ, việc theo dõi lịch sử tiếp xúc là cần thiết để tránh bùng phát đợt dịch mới. Ảnh: NEXU/Reuters
Việc theo dõi lịch sử tiếp xúc được thực hiện như thế nào?
Trước tiên, các nhà điều tra y tế cộng đồng phải tìm ra tất cả những người nhiễm bệnh và tất cả những người đã từng tiếp xúc với người bệnh trong vài ngày trước đó.
Giáo sư Prathit Kulkarni thuốc đại học y khoa Baylor ở Houston cho biết gần như tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều có một khoảng thời gian ủ bệnh và trong khoảng thời gian này, họ có thể làm lây bệnh sang cho những người tiếp xúc gần.
“Theo dõi lịch sử tiếp xúc là một quá trình nhằm xác định những ai đã từng tiếp xúc với ca bệnh trong thời gian ủ bệnh và nguy cơ bị phơi nhiễm”, giáosư Kulkarni cho biết.
Video đang HOT
Nếu phát hiện một số người tiếp xúc gần có triệu chứng bệnh (trường hợp nghi nhiễm), các nhà điều tra có thể đề nghị họ tự cách ly 2 tuần đồng thời cung cấp lịch sử tiếp xúc của họ với những người khác. Những người không có triệu chứng cũng có thể được đề nghị tự cách ly hoặc theo dõi xem liệu họ có duy trì tình trạng không triệu chứng nữa hay không.
Vì sao theo dõi lịch sử tiếp xúc là cần thiết khi lệnh “ở nhà” kết thúc
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang dần nới lỏng các lệnh phong tỏa, các biện pháp hạn chế, và dần khôi phục lại các hoạt động thường ngày do lo ngại về các hậu lớn về quả kinh tế nếu các biện pháp này còn tiếp tục kéo dài.
Tây Ban Nha từ đầu tuần này đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, theo đó, những người không thể làm việc từ xa như các công nhân xây dựng hay những người làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất, được phép trở lại làm việc. Tuy nhiên, các nhà hàng, quán ăn, quán bar và các cơ sở kinh doanh khác được coi là không thiết yếu vẫn tiếp tục đóng cửa.
Tại Italy, Thủ tướng Giuseppe Conte phê chuẩn sắc lệnh cho phép một số cửa hàng và doanh nghiệp nước này được phép hoạt động trở lại từ ngày 14/4. Những cửa hàng được phép mở cửa trở lại bao gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em.
Ngoài Tây Ban Nha và Italy, một số nước châu Âu khác cũng đang cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Áo cho biết nước này sẽ dần mở cửa trở lại các cửa hàng sau Lễ Phục sinh. Ở Đức, một nhóm các nhà kinh tế học, luật sư và chuyên gia y tế cũng khuyến cáo khôi phục dần các hoạt động thường ngày để cho phép một số ngành công nghiệp nhất định khôi phục hoạt động trong khi vẫn tiếp túc các biện pháp ngăn ngừa dịch tái bùng phát.
Trong khi đó, Đan Mạch sẽ mở cửa trở lại các nhà trẻ và trường học trong tuần này nếu số ca mắc Covid-19 mới duy trì ở mức ổn định. Tại Na Uy, các em nhỏ có thể trở lại trường vào tuần sau.
Trong khi đó, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump ngày 14/4 cho biết ông sẽ sớm công bố chi tiết và hướng dẫn về việc mở cửa trở lại nền kinh tế nước này. Mục tiêu của ông là để nền kinh tế Mỹ có thể mở cửa trở lại từ đầu tháng 5 tới.
Theo giáo sư George Rutherford tại Đại học San Francisco ở California – hiện đang phối hợp với giới chức địa phương trong việc theo dõi các trường hợp nhiễm bệnh mới – khi lệnh “ở nhà” được thực hiện, những người mang mầm bệnh sẽ không tiếp xúc với nhiều người. Ví dụ ở San Francisco, mỗi trường hợp nhiễm bệnh mới chỉ có khoảng 5 người tiếp xúc gần cần theo dõi. Tuy nhiên, một khi người dân trở lại làm việc, học sinh trở lại trường học, thì mỗi người mang mầm bệnh có thể tiếp xúc với 1.000 người khác.
Cần phải làm gì để theo dõi lịch sử tiếp xúc?
Ở Mỹ, sẽ cần phải có hàng trăm nghìn nhà điều tra thực hiện công việc theo dõi lịch sử tiếp xúc khi lệnh “ở nhà” được dỡ bỏ, theo Rutherford.
Một số nhà điều tra dịch bệnh đã đang thực hiện công việc này tại Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) và các cơ quan y tế địa phương cũng như cấp bang. Tuy nhiên lực lượng này mới chỉ chiếm 10% con số cần thiết.
Khoảng 90% số nhà điều tra dịch bệnh còn lại có thể kết hợp cả những người vừa tốt nghiệp các chương trình y tế cộng đồng, các tình nguyện viên hay các nhân viên nhà nước đang được cho nghỉ phép.
“Việc tăng cường xét nghiệm và theo dõi lịch sử tiếp xúc là thiết yếu nhằm kiềm chế dịch Covid-19 và tránh để dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát”, bác sỹ Ranu Dhillon tại Bệnh viện Phụ nữ tại Boston cho biết./.
Hoàng Phạm
Chưa thể vội nới lỏng phong tỏa
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc sớm dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 có thể dẫn đến sự "hồi sinh chết người" của loại virus này
Một số quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế về kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) vẫn đang bùng phát và khiến hơn 120.000 người thiệt mạng trên toàn cầu.
Phản ứng trước động thái trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 13-4 cảnh báo các biện pháp chống dịch cần phải được dỡ bỏ từ từ và có chiến lược để người dân có thể quay trở lại cuộc sống ổn định hơn là nguy cơ xuất hiện "làn sóng" phong tỏa mới trong tương lai. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: "Tốc độ giảm của dịch bệnh chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp hạn chế dịch bệnh phải được dỡ bỏ chậm và có kiểm soát chứ không thể tiến hành ngay lập tức".
Các nhân viên đeo khẩu trang làm việc tại chợ hoa ở thủ đô Vienna - Áo khi chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế hôm 14-4 - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo, tổng giám đốc WHO cho hay một chiến lược mới tóm tắt thông tin về loại virus mới này sẽ được công bố.
Chiến lược mới cũng sẽ bao gồm 6 tiêu chí cho các quốc gia đang xem xét dỡ bỏ hạn chế: Kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh; bảo đảm hệ thống y tế có đủ năng lực trong phát hiện, xét nghiệm, cách ly, điều trị ca bệnh và theo dõi các trường hợp tiếp xúc; phải giảm thiểu nguy cơ bùng phát ổ dịch trong cộng đồng, đặc biệt là ở các cơ sở y tế và viện dưỡng lão; triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa được áp dụng tại nơi làm việc, trường học và những địa điểm nhiều người đến; cần kiểm soát được rủi ro xuất hiện ca nhiễm mới từ nước ngoài vào; các cộng đồng xã hội phải được tuyên truyền đầy đủ, tham gia và tuân thủ những "chuẩn mực mới" về phòng dịch.
Theo hãng tin Reuters, Áo - một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên nới lỏng các biện pháp phong tỏa - hôm 14-4 cho phép hàng ngàn cửa hàng trên cả nước mở cửa trở lại. Tại Tây Ban Nha, từ hôm 13-4, công nhân tại các nhà máy và công trường xây dựng ở nước này đã trở lại làm việc sau khi chấm dứt lệnh hạn chế đi lại kéo dài 2 tuần.
Tây Ban Nha, quốc gia có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, ghi nhận số ca mắc mới mỗi ngày liên tục giảm và chứng kiến mức giảm thấp nhất trong 3 tuần qua. Tuy nhiên, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết giãn cách xã hội và lệnh cấm đối với hoạt động đi lại không cần thiết vẫn được duy trì. Chính quyền Ba Lan hôm 14-4 cho hay sẽ dần nới lỏng các lệnh phong tỏa từ ngày 19-4.
Tại Mỹ, 10 bang hôm 13-4 đã thiết lập các hiệp ước khu vực, lên kế hoạch phối hợp với nhau để dần tái khởi động các hoạt động kinh tế.
Trong khi một số quốc gia dần nới lỏng các biện pháp hạn chế thì một số nước khác lại đang cân nhắc gia hạn lệnh phong tỏa. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa đối với 1,3 tỉ dân tới ngày 3-5 khi số ca mắc Covid-19 vượt 10.000.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc được gia hạn đến ngày 11-5 khi nước này có hơn 15.000 người chết vì Covid-19. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 là thảm họa quốc gia trong bối cảnh số người nhiễm tại nước này tăng mạnh.
Xuân Mai
Có thể chủ động đi xét nghiệm Covid-19 được không? Lo lắng cho sức khỏe của mình và những người xung quanh, sợ lây nhiễm bệnh, tôi có thể tự chủ động đi xét nghiệm dịch vụ bệnh Covid-19 cho yên tâm được không? (T.M.M, Hà Nội) Xét nghiệm Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM - Ảnh: Đậu Tiến Đạt Thạc sĩ - bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng bộ môn Nhiễm,...