Theo chân “ôsin” đi nghỉ mát
Chỉ vì quá lệ thuộc, nên một số gia đình ở Hà Nội lại có xu hướng về quê “ôsin” hay chấp nhận việc để người giúp việc là thành phần không thể thiếu của gia đình trong chuyến du lịch…
Nhiều gia đình cảm thấy bị hành xác khi thiếu vắng “ô sin”.
Kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5 kéo dài nên chị Thanh ở Văn Quán (quận Hà Đông, HN) đã lên kế hoạch đi du lịch trước đó cả tháng. Thương chồng quê mãi trong miền Nam xa xôi, lại bận tối ngày, nên chị đã chọn cách du lịch cho cả gia đình ở một khu du lịch cao cấp. Nhưng đến phút cuối, kế hoạch của gia đình chị thay đổi khi cho người giúp việc về quê nghỉ trước vài ngày. Trong những ngày vắng “ôsin”, vợ chồng chị mới phát hiện rằng không có bà giúp việc, quý tử 3 tuổi của gia đình cứ như người mất hồn, khóc ngằn ngặt cả ngày, không ăn uống bất cứ thứ gì.
Sau một hồi gọi điện thoại nỉ non, hứa tăng lương và bổ sung “ôsin” vào chuyến du lịch cùng gia đình không được, vợ chồng chị đành khăn gói về quê bà “ôsin” nghỉ mát. Kết thúc 5 ngày ở mãi bản vùng xa Hòa Bình trở về thủ đô, vợ chồng chị Thanh mới thấm thía, dù cuộc sống bận rộn đến đâu vẫn cần phải thay đổi tư duy, đó là việc dạy con không nên lệ thuộc quá nhiều vào người giúp việc.
Không phải lặn lội về quê “ôsin” nghỉ mát như gia đình chị Thanh, nhưng bà mẹ đơn thân Thuý Dương ở một chung cư cao cấp quận Hoàn Kiếm cũng có một bài học nhớ đời. Quyết định không đi nghỉ mát và đến chỗ đông người vì lo dịch sởi hoành hành, chị Dương đã có ý dành cả tuần nghỉ ngơi bên con gái 2 tuổi. Nhưng khi vừa tiễn bác giúp việc về quê, chị đã tá hỏa khi không biết vị trí nào đựng xoong nồi nấu riêng, chỗ nào để bột và sở thích ăn uống của con. Gọi điện thoại hàng giờ, cuối cùng thì nồi bột của gái yêu cũng hoàn thành. Nhưng khi vừa xúc cho con thìa đầu tiên, gái yêu ngúng nguẩy khiến cả thìa bột bắn thẳng vào mặt. Chưa hết, thấy bột nấu không ngon như mọi khi, bà mẹ hiện đại đang công tác tại một doanh nghiệp nước ngoài này lại mất hàng tiếng điện thoại gọi cho “ôsin” để được hướng dẫn từ xa về cách nấu một đĩa bột mực thước.
Video đang HOT
Ngoài việc nấu bột ra, chị Dương cũng phải mất vài ngày làm quen với những việc ru con ngủ, xi con tè… Kết thúc đợt nghỉ, bác “ôsin” lại nại lý do kẹt tàu, kẹt xe lên muộn, khiến chị Dương càng lo đứng, lo ngồi. Xuất thân từ “gia đình có điều kiện”, lại có lối sống thoáng khi từng đi du học, nhưng chưa khi nào mà chị Dương lại khắc khoải nhớ “ôsin” đến thế.
Chuyến đi Hạ Long vừa qua của gia đình chị Ngọc Lan ở quận Cầu Giấy (HN) cũng không thể thiếu được người giúp việc. Khi đăng ký với cơ quan đi du lịch, chị phải đóng thêm tiền cho người giúp việc vì nếu không, con gái chị chẳng chịu ăn uống và chơi đùa. Chấp nhận nghịch lý này, cùng thêm một khoản tiền “nịnh” để bà “ôsin” không đòi về quê, nhưng chuyến nghỉ mát của gia đình chị chẳng hề suôn sẻ. Trở về nhà, bà “ôsin” lại lử đử, lăn ra ốm, khiến chị Lan càng thêm khó khăn khi xoay xở việc nhà. Đã thế, như kiểu “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường”, đi đến đâu bà “ôsin” này cũng rêu rao với hàng xóm về chuyến đi du lịch “hành xác” vừa trải. Kết chuyện, bao giờ bà cũng thêm một câu: Lần sau có các vàng cũng chẳng thèm đi… khiến chị Lan khi biết chuyện cũng chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Theo Laodong
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi về vụ đắm phà Sewol
Lời xin lỗi của tổng thống được đưa ra sau khi thủ tướng xin từ chức vì vụ Sewol.
Ngày 29/4, trong một tuyên bố được phát trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên tiếng xin lỗi về thảm họa đắm phà tồi tệ nhất trong vòng 4 thập kỷ qua ở nước này.
Lời xin lỗi của tổng thống Hàn Quốc được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi thủ tướng nước này đệ đơn xin từ chức vì "không muốn trở thành gánh nặng của chính quyền" trong thảm họa đắm phà Sewol, và lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm các thi thể bị mắc kẹt bên trong chiếc phà đắm.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Bà Park nói rằng chính phủ Hàn Quốc đã không ngăn chặn được thảm họa xảy ra và đã xử lý một cách vụng về trong tình huống khẩn cấp.
Chiếc phà khổng lồ Sewol chở theo 476 người đã bất ngờ bị đắm ngoài khơi biển Hoàng Hải hôm 16/4. Lực lượng hải quân và cảnh sát biển Hàn Quốc chỉ cứu được 174 người, gần 300 người còn lại được xác nhận là đã chết hoặc đang mất tích.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ tìm thấy thi thể của 193 nạn nhân, và hàng trăm thợ lặn vẫn đang vật lộn với sóng gió và thời tiết bất lợi để tìm kiếm gần 100 thi thể nạn nhân còn lại trong phà.
Trong tuyên bố của mình, bà Park bày tỏ: "Tôi không biết phải xin lỗi như thế nào vì đã không ngăn chặn được vụ tai nạn và cách thức phản ứng ban đầu không phù hợp. Tôi xin lỗi người dân và rất đau lòng khi nhiều sinh mạng quý giá đã mất đi."
Người dân Hàn Quốc tưởng niệm các nạn nhân phà Sewol
Tổng thống Hàn Quốc lên tiếng xin lỗi sau khi dư luận nước này ngày càng giận dữ và chỉ trích chính phủ nặng nề về thảm họa Sewol. Báo chí Hàn Quốc đang xoáy sâu hơn vào nguyên nhân tại sao lực lượng cứu hộ chỉ cứu được ít người như vậy, cũng như cách thức xử lý khủng hoảng của các cơ quan khẩn cấp Hàn Quốc.
Trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Park cam kết sẽ thành lập một cơ quan chính phủ mới chuyên xử lý các thảm họa nghiêm trọng gọi là Bộ An toàn Quốc gia đặc dưới sự quản lý trực tiếp của văn phòng thủ tướng Hàn Quốc.
Theo Xahoi
Chìm phà Sewol: Công bố video thuyền trưởng tháo chạy khỏi phà Cơ quan tuần duyên Hàn Quốc hôm nay công bố đoạn video cho thấy thuyền trưởng phà Sewol chạy thoát thân, bỏ mặc mạng sống của hàng trăm hành khách. Thuyền trưởng Lee Joon-seok vội vàng nhảy khỏi phà Sewol lên xuồng cứu hộ. Đoạn video với thời lượng 10' được các nhân viên cứu nạn ghi lại và phát trên kênh truyền...