Theo chân Bắc Mỹ, LMHT Châu Âu cũng sẽ được tái lập hệ thống giải đấu, lương tối thiểu của tuyển thủ tăng lên 1,6 tỷ đồng/năm
Theo một báo cáo từ ESPN, LCS Châu Âu cũng sẽ áp dụng mô hình tương tự LCS Bắc Mỹ trong năm 2019 tới đây.
Sau khi nhà phát triển Riot Games tuyên bố rằng mô hình nhượng quyền thương mại sẽ được áp dụng tại Bắc Mỹ trong năm 2018, tất cả mọi người đều chờ đợi đội tuyển nào sẽ được tham gia vào giải đấu hoàn toàn mới này, cũng như việc giải đấu này sẽ thay đổi như thế nào so với trước kia. Theo một báo cáo từ ESPN, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc LCS Châu Âu cũng sẽ áp dụng mô hình tương tự trong năm 2019 tới đây.
Tương tự như quy trình của giải Bắc Mỹ, Riot sẽ chấp thuận đơn tham dự của các đội tuyển mới cũng như những đội tuyển đã tồn tại từ trước, và đây sẽ là một quá trình bao gồm nhiều bước và sẽ kéo dài đến hết năm. Các đội tuyển được chấp thuận sẽ ký vào một thỏa thuận hợp tác trong 3 năm. Tuy nhiên, khi kết thúc kỳ hạn, những đội tuyển có phong độ kém hoặc những đội tuyển có vấn đề về kỷ luật vẫn có thể bị loại khỏi giải đấu.
Theo ESPN, Riot Games đã sử dụng 8 triệu Euro (9,93 triệu đô la) để làm ví dụ về khoản phí nhượng quyền ban đầu cho các đội được chấp nhận. Con số này tương đương với khoản phí nhượng quyền cơ bản khoảng 10 triệu đô la được thiết lập tại Bắc Mỹ. Những tổ chức mới tại Bắc Mỹ đã phải trả thêm 3 triệu đô la như là một khoản thanh toán dù cho những đội tuyển không được chấp thuận đã bị loại khỏi giải đấu này. Hiện vẫn chưa rõ hình thức này có được áp dụng tại Châu Âu hay không.
Tuy nhiên, mức phí để tham dự giải đấu Bắc Mỹ dù có cao đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản các đội tuyển tranh giành suất tham dự giải đấu, và điều tương tự có lẽ cũng xảy ra với LCS Châu Âu. Bằng cách tái cấu trúc khu vực, Riot sẽ hợp nhất các khoản thu nhập, chia sẻ doanh thu với các đội tuyển cũng như các tuyển thủ, và tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh lành mạnh. Đó là lý do tại sao các tổ chức như H2k đã liên tục kêu gọi nhượng quyền thương mại trong những năm gần đây và những tổ chức đã được thành lập từ trước như G2, Fnatic, Splyce và Misfits đã đăng ký tham dự giải Bắc Mỹ vào năm ngoái.
Tùy thuộc vào kết quả của quá trình nộp đơn, không phải tất cả các tổ chức hiện tại đều được hưởng lợi từ việc nhượng quyền. Sau khi quá trình nộp đơn của LCS Bắc Mỹ kết thúc, 4 đội tuyển đã tồn tại từ trước bao gồm cả đội tuyển có thành tích rất cao như Immortals đã bị loại khỏi giải đấu. Với những sự quan tâm của những tổ chức bên ngoài giải đấu LCS Châu Âu, chúng ta có thể sẽ thấy các đội tuyển lâu đời sẽ bị loại khỏi giải đấu.
Tương tự như Bắc Mỹ, các tuyển thủ sẽ có một mức doanh thu mới. Tỷ lệ dự kiến cho các tuyển thủ sẽ là 35%, và 65% còn lại sẽ được chia đều cho Riot và các đội tuyển. Theo ESPN, mức lương tối thiểu của các tuyển thủ sẽ tăng từ 29.791 USD lên 74.749 USD.
Video đang HOT
Kế hoạch của Riot về hiệp hội người chơi, tương tự như những gì đã được phát triển ở Bắc Mỹ, vẫn còn chưa rõ ràng. Riot cũng có kế hoạch cho một hệ thống phát triển tuyển thủ, nhưng chi tiết về hệ thống này hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Sau khi các ứng dụng ban đầu được đưa ra, các đội được lựa chọn sẽ tiếp tục cuộc phỏng vấn vòng 2 với Riot Games ở Berlin từ tháng 7 đến tháng 9. Quy trình nhượng quyền tổng thể dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12, tương tự như những gì đã diễn ra tại Bắc Mỹ.
[MỚI CẬP NHẬT] Ngày 27 tháng 3: ESPN đã thông báo rằng lệ phí nhượng quyền thương mại dành cho những đội tuyển mới sẽ rơi vào khoảng 10,5 triệu Euro (13,02 triệu đô la) và các đơn tham dự sẽ được chấp thuận kể từ hôm thứ Tư tới đây. Nếu như mô hình giải đấu giống với Bắc Mỹ được áp dụng, khoản thanh toán bổ sung khoảng 2,5 triệu Euro từ các tổ chức mới sẽ được phân bổ giữa các tổ chức đã tồn tại từ trước nhưng không được tham dư giải đấu nhượng quyền thương mại mới.
Theo GameK
LMHT: Tổng kết tuần 2 LCS châu Âu, hàng loạt ông lớn đều ngã ngựa trước các đội yếu hơn
Có vẻ như trong mùa giải năm nay, sự nổi lên của các đội tuyển mới đã trở thành một trào lưu và LCS châu Âu cũng không ngoại lệ.
Có vẻ như trong mùa giải năm nay, sự nổi lên của các đội tuyển mới đã trở thành một trào lưu và LCS châu Âu cũng không ngoại lệ. Ở hầu hết những khu vực lớn trên thế giới như LPL, LCK và LCS Bắc Mỹ, các đội tuyển tân binh mới tham dự mùa giải đều leo lên vị trí rất cao trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, những đội tuyển kỳ cựu của giải đấu lại liên tục ăn hành, từ đương kim vô địch CKTG, KSV eSports tới các đội tuyển nổi tiếng như SKT T1, Team Solo Mid, hay Counter Logic Gaming,.... LCS Châu Âu cũng không ngoại lệ với hai đại diện tiêu biểu là FNC cùng G2. Rất may, Misfits Gaming vẫn giữ được phong độ của mình. Đồng thời cuộc đua để trở thành ông lớn tiếp theo của giải Châu Âu đang gay gấn hơn bao giờ hết.
Bảng xếp hạng LCS Châu Âu sau tuần thứ hai
Ở ngay ngày đầu tiên và ngay trong trận đấu mở màn, G2 đã gục ngã trước các tân binh của Giants Gaming. Câu chuyện của G2 cũng khá tương tự như TSM tại Bắc Mỹ. Macro (những hành động yêu cầu sự phối hợp của cả đội tuyển trên phạm vi toàn bản đồ) của họ tốt, thường xuyên có lợi thế nhưng lại hay mắc sai lầm trong giao tranh tổng và lỗi vị trí. Điều này đã xảy ra trong trận đấu với Giants Gaming, G2 liên tục có lợi thế nhưng lại không biết tận dụng. Họ bị cuốn theo lối chơi của Giants và thường xuyên giao tranh với đối thủ. Bên cạnh đó, G2 cũng thường xuyên tập trung sai mục tiêu hoặc bất lợi về người do bị bắt lẻ từ trước.
Cũng trong ngày đầu tiên, chúng ta được chứng kiến cuộc so găng giữa VIT, một đội tuyển mới nổi cùng FNC, một ông lớn lâu năm. Và thử đoán xem, FNC lại một lần nữa "sấp mặt". Họ đã quá khinh địch khi nghĩ rằng bỏ mặc Caps, giành lợi thế ở các đường khác là có thể chiến thắng. Người đi đường giữa của VIT, Jiizuke đã dùng con bài Ryze để lăn cầu tuyết đè bẹp FNC. Nhờ vào sự xuất sắc của mình và các sai lầm của FNC, Jiizuke đã liên tục có các pha cân hai, bắt lẻ, qua đó anh chàng này đã giúp cân bằng thế trận mỗi khi VIT sảy chân.
Nhờ Blanc và Profit, ROCCAT đã có thể đánh bại Splyce
Bên cạnh Giants cùng VIT thì hai đội tuyển khác ở vị trí đồng hạng một là ROCCAT và MSF. Về ROCCAT, trong tuần này họ đã chứng minh được sức mạnh của mình khi giành chiến thắng xứng đáng trước Splycecùng UOL. Bộ đôi Profit và Blanc vẫn là hai người tạo ra các pha đội biến giúp cho ROCCAT giành chiến thắng. Còn MSF, họ là ông lớn duy nhất giữ vững được phong độ tốt kể từ nửa cuối tuần đầu tiên. Tuy rằng ở trận đấu cùng VIT, MSF đã khá chật vật nhưng họ cũng đã chứng minh được đẳng cấp của mình khi lật ngược thế trận chỉ nhờ vào một lỗi nhỏ đến từ Jiizuke.
MSF là ông lớn duy nhất tại Châu Âu giữ được phong độ
Vậy là sau một tuần thi đấu, chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng hơn về bảng xếp hạng của khu vực Châu Âu. Tuy nhiên trong số bốn đội tuyển ở đầu bảng, trừ MSF, ba đội còn lại đều thi đấu với chiến thuật xoay quanh các thành viên mũi nhọn. Tiêu biểu là VIT với Jiizuke, Giants với Ruin và ROCCAT với Profit và Blanc. Đây là một chiến thuật tốt nhưng để hoàn thiện nó và thi đấu tốt không phải là một điều dễ dàng. Đặc biệt là khi thi đấu với các đội có macro tốt như MSF hay FNC. Họ sẽ tìm cách để bóp nghẹt những thành viên mũi nhọn. EFXchính là một minh chứng cho việc này, cả hai trận đấu của họ tại LCS Bắc Mỹ mới đây đều kéo dài vô cùng do đối thủ đã tìm được kẽ hở trong chiến thuật "xoay quanh Huni".
FNC cần phải giải quyết triệt để các "căn bệnh kinh niên" của mình nếu muốn tiến xa hơn
Ở phần giữa bảng xếp hạng, chúng ta có Splyce cùng SO4, hai đội tuyển này cùng với ba ông lớn chính là những đội tuyển có lối đánh thiên về mặt macro. Tuy nhiên họ vẫn chưa thể tạo ra được sự đột phá vì muốn tiến bộ với lối đánh macro cần phải có sự luyện tập cùng một kỷ luật thật tốt, bên cạnh đó là một sự ăn ý cực kỳ cao giữa các thành viên. Nhưng cả Splyce và SO4 hiện giờ đều chưa có cơ hội cơ hội gặp mặt được các đội tuyển đầu bảng, phải sang tuần sau chúng ta mới được chứng kiến những cuộc đụng độ này.
Sau tuần thứ hai, FNC đỡ hơn G2 một chút khi vẫn được xếp vào nhóm hạng trung. Nhưng sai lầm của FNCvẫn còn nguyên ở đó, các căn bệnh kinh niên từ mùa giải năm 2017 vẫn hiển hiện và thi thoảng tái phát. Mỗi lần chúng xuất hiện là một lần FNC chật vật chiến thắng hoặc tệ hơn là thua trận một cách khó hiểu.
Trong suốt hai năm thi đấu tại LCS Châu Âu, G2 chưa bao giờ trượt dài như mùa giải năm nay
Ở đáy bảng xếp hạng, H2K cùng UOL vẫn yên vị. Đa phần là do sự yếu kém về mặt đội hình lẫn độ ăn ý của họ. Cả hai đều có thể thi đấu tốt, thậm chí là sát nút với các đội tuyển đầu bảng nhưng họ lại sảy chân vào những lúc quan trọng. Kết quả là cứ thế thua cả trận đấu. Sau tuần thi đấu thứ hai này, chúng ta có thêm một thành viên mới trong nhóm "lót sàn", đó chính là G2 Esports.
Chắc chắn trong thời gian sắp tới, bảng xếp hạng sẽ còn thay đổi nhiều hơn nữa. Vì tính về mặt lợi ích lâu dài, một đội mạnh về macro bao giờ cũng sẽ có khả năng tiến bộ nhanh hơn là một đội tuyển giành chiến thắng thông qua các cá nhân xuất sắc. Ví dụ tiêu biểu là Immortals trong năm 2016. Khi ấy họ là một đội tuyển có thứ hạng vô cùng cao tại LCS Bắc Mỹ. Luôn luôn bán hành cho mọi đội tuyển nhờ vào bộ đôi Huni - Reignover. Nhưng khi đến vòng Play-offs, IMT hoàn toàn thất bại vì không thể cải thiện được macro của mình.
Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ còn là dự đoán. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu trật tự tại LCS Châu Âu có được lặp lại hay không.
Xếp hạng các đội tuyển tại Châu Âu sau tuần thứ hai:
- Hạng A (Ứng cử viên tranh chức vô địch): MSF, VIT, Giants, ROCCAT
- Hạng B (Tham dự play-offs, nhìn đội khác nâng cúp): Splyce, SO4, FNC
- Hạng C (Ở nhà xem play-offs): H2K, UOL, G2
Theo GameK
LMHT: Điểm mặt đội hình 2018 của các đội tuyển LMHT khu vực LCS Châu Âu Đây là danh sách các tuyển thủ của 10 đội tuyển tham gia LCS Châu Âumùa Xuân 2018. Giants Gaming - Đường trên : Kim "Ruin" Hyeong-min - Đi rừng : Charly "Djoko" Guillard - Đường giữa: Felix "Betsy" Edling - Xạ thủ: Pierre "Steeelback" Medjaldi - Hỗ trợ: Raphal "Targamas" Crabbé Misfits - Đường trên: Barney "Alphari" Morris - Đi rừng: Nubar...