Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không?
Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm.
Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước
Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất là bạn nên đậy nắp bồn cầu mỗi khi xả nước.
Việc không đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước không những gây bất tiện mà còn rất mất vệ sinh. Bởi chúng sẽ khiến vi khuẩn từ bồn cầu “phát tán” khắp mọi nơi. Đây cũng chính là cơ hội để đám vi khuẩn “bay” vào không khí và “cư trú” khắp nơi ở nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, kể cả bàn chải đánh răng, khăn tắm, tường…
Còn chuyên mục “Cách sống – Lời khuyên về sức khỏe và thể chất” của The Times of India của Ấn Độ thì khuyên mọi người rằng, nếu không dùng nhà vệ sinh thì tốt nhất bạn cũng nên đóng nắp bồn cầu lại.
Thông thường, trung bình một người sẽ xả nước bồn cầu tầm 6 lần/ngày, nghĩa là tổng cộng gần 2190 lần/năm. Trong khi đó, các vi khuẩn có thể bị phun cao đến 2,5 m khi xả nước và tồn tại ngoài môi trường tầm 1 tiếng.
Điều này đồng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn xung quanh chúng ta. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn ói, đau bụng), viêm gan A… có thể đi theo các hạt phân tử vào miệng.
Video đang HOT
Nhà vệ sinh nếu không dùng cũng nên đóng cửa lại.
Lưu ý:
Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh bồn cầu, không chỉ giúp sạch sẽ mà còn diệt vi khuẩn. Bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo… nên để ra xa khỏi nhà vệ sinh.Sau mỗi lần dùng nhà vệ sinh, hãy ngậm miệng lại mỗi khi xả nước và rửa tay
Nhà vệ sinh bẩn, hôi chứa đầy vi khuẩn: Làm ngay 4 cách đơn giản này nhà vệ sinh sạch thơm tho như mới
Nhà vệ sinh là khu vực chứa nhiều vi khuẩn độc hại và gây mùi. Hãy nắm giữ một số mẹo nhỏ giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và không còn mùi hôi.
Nhà vệ sinh là khu vực chứa nhiều vi khuẩn độc hại và gây mùi. Nếu không vệ sinh thường xuyên và đúng cách khu vực này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên trong gia đình. Hãy nắm giữ một số mẹo nhỏ giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và không còn mùi hôi.
1. Vệ sinh vòi nước với baking soda
Vệ sinh vòi nước với baking soda
Vòi sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều cặn bẩn, cặn nước bám trên đó không chỉ trông mất mỹ quan mà còn rất phiền phức khi vệ sinh. Để vệ sinh bộ phận này, bạn có thể ngâm giấy vệ sinh với giấm trắng và phủ lên vết bẩn.
Sau đó, rắc một ít baking soda lên giấy vệ sinh, baking soda sẽ phản ứng với giấm trắng và đánh bay vết bẩn trên vòi nước. Tiếp đến, đậy giấy đó khoảng 30-60 phút, bóc giấy vệ sinh ra và rửa lại vòi bằng nước sạch là hoàn thành.
2. Vệ sinh đầu vòi hoa sen
Nếu đầu vòi sen đã được sử dụng lâu ngày, một lượng lớn cặn bẩn sẽ tích tụ tại vòi, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xả nước. Bạn sẽ thấy áp lực nước phun ra sẽ không còn được như lúc ban đầu.
Lúc này, chúng ta có thể cho một lượng giấm trắng thích hợp vào túi ni lông, rồi buộc bọc lên miệng vòi. Giấm trắng có thể đánh tan cặn bẩn, chỉ cần ngâm trong vòng 1 tiếng là cặn bẩn bám trên đầu vòi có thể được tẩy sạch.
Cuối cùng, bạn xả lại đầu vòi hoa sen với nước sạch là có thể sử dụng bình thường.
3. Bồn cầu phòng vệ sinh
Nếu lâu ngày không vệ sinh bồn cầu sẽ xuất hiện những vết ố vàng ở thành bên trong rất khó tẩy rửa gây mất thẩm mỹ mà còn khiến cho khu vực này có mùi rất khó chịu.
Lúc này, bạn có thể ngâm giấy vệ sinh với dung dịch muối nở (baking soda) rồi phủ lên thành trong của bồn cầu. Baking soda có tính tẩy rửa mạnh và có thể đánh tan các vết ố vàng trên thành trong của bồn cầu.
Sau khi đắp 30 phút, bạn bóc giấy vệ sinh, sau đó rửa sạch và chà bằng nước nóng là có thể làm sạch các vết bẩn cứng đầu trả lại vẻ sáng bóng ban đầu.
Baking soda có tính tẩy rửa mạnh và có thể đánh tan các vết ố vàng trên thành trong của bồn cầu.
4. Vệ sinh quạt thông gió
Quạt thông gió có nguyên lý hoạt động để thúc đẩy không khí lưu chuyển liên tục, nhằm giữ cho không gian luôn được thoáng đãng. Với điều kiện không khí và môi trường sống như hiện nay, việc sử dụng quạt thông gió một cách thường xuyên và liên tục là hết sức cần thiết, do đó, quạt thông gió cũng cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định.
Thông thường, khi vệ sinh khu vực nhà vệ sinh, rất ít người để ý đến quạt thông gió. Đây là khu vực hay bị lãng quên nhất, theo thời gian sẽ tích tụ rất nhiều vết bẩn bên trong. Các bạn nên thực hiện các bước sau để vệ sinh quạt thông gió:
Bước 1: Rút điện thiết bị để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh thiết bị.
Bước 2: Tháo mặt hướng gió và cánh quạt ra. Để chắc chắn, nên sử dụng bao tay, sau đó tháo mặt hướng gió và cánh quạt ra. Sau khi tháo, dùng chổi lông quét sạch bụi bẩn phần còn lại. Đối với phần mặt hướng gió và cánh quạt, để làm sạch triệt để nên xả qua với nước rồi dùng dung dịch tẩy rửa làm sạch hết dầu mỡ, bụi bám bẩn rồi rửa lại với nước.
Bước 3: Để khô ráo và lắp lại. Lưu ý, cần để khô ráo phần hướng gió và cánh quạt rồi mới lắp vào quạt, không được lắp khi chúng còn đang dính nước, dễ gây chập cháy làm hỏng quạt. Sau khi để khô ráo và lắp đặt lại, tiến hành cắm điện thử lại quạt đã hoạt động tốt hơn chưa.
Tác dụng của nước vo gạo hoà kem đánh răng Nước vo gạo và kem đánh kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Thông thường, khi nấu cơm, mọi người sẽ bỏ phần nước vo gạo đi hoặc chỉ dùng nước vo gạo để tưới cây. Tuy nhiên, nước vo gạo có nhiều công dụng hơn thế. Bạn có thể tận dụng loại...