Thêm vốn sản xuất khẩu trang, May Bắc Giang LGG nhận khoản vay ưu đãi từ ngân hàng
May Bắc Giang LGG là doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp theo tiếp cận được gói tài chính toàn cầu 1 tỷ USD. Hạn mức cấp cho công ty là 63 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 triệu USD).
Tổng công ty May Bắc Giang LGG được cấp khoản vay với hạn mức 2,7 triệu USD thuộc gói tài chính 1 tỷ USD với lãi suất ưu đãi
CTCP Tổng công ty May Bắc Giang LGG là doanh nghiệp mới nhất vừa nhận được khoản giải ngân từ gói tài chính toàn cầu trị giá 1 tỷ USD của ngân hàng Standard Chartered nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Công ty được cấp khoản tín dụng có hạn mức 63 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 triệu USD) làm vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất khẩu trang vải, nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Đây là doanh nghiệp may mặc có quy mô lớn tại Việt Nam. Đến cuối năm 2019, công suất sản xuất của doanh nghiệp này đã tăng lên 15 triệu sản phẩm/năm với hơn 90 chuyền. May Bắc Giang LGG là đối tác của nhiều thương hiêu lớn từ Nhật và Mỹ các năm qua. Trong đó, riêng Uniqlo đã chiếm tới 40% đơn hàng của công ty. Các hãng thời trang của Mỹ cũng chiếm tới 40% doanh số, còn lại là khách hàng châu Âu (10%) và Hàn Quốc,…
Từ đầu năm 2020, công ty đã mở thêm dây chuyền sản xuất khẩu khẩu trang vải trong bối cảnh dịch Covid-19 tạo ra những mối đe dọa ngày gia tăng về vấn đề sức khỏe trên khắp thế giới. Ông Lưu Tiến Chung, Tổng giám đốc May Bắc Giang LGG, cho biết khoản tín dụng của ngân hàng Standard Chartered sẽ hỗ trợ công ty mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các trang thiết bị bảo hộ tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Về gói tài chính toàn cầu 1 tỷ USD, ông Nirukt Sapru – Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh, đây là một phần trong những nỗ lực của ngân hàng nhằm hỗ trợ cho thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam, qua đó, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi đại dịch.
Trước khoản tín dụng cho May Bắc Giang LGG, vào cuối tháng 6/2020, Tecomen – doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm máy lọc nước, máy lọc không khí, thiết bị lọc nước biển, hệ thống lọc công nghiệp và thiết bị điện gia dụng với thương hiệu Karofi đã được cấp khoản tín dụng có hạn mức 40 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,8 triệu USD) làm vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất. Từ đầu năm 2020, Tecomen mở thêmcác dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế.
Gói tài chính 1 tỷ USD được ngân hàng Standard Chartered triển khai vào tháng 3/2020. Đây là gói tài chính với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ công tác phòng chống dịch Covid -19, bao gồm các công ty sản xuất và phân phối trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, cũng như các công ty không hoạt động trong lĩnh vực y tế nhưng tham gia sản xuất các sản phẩm như máy thở, khẩu trang, dụng cụ bảo hộ, dung dịch sát khuẩn và các mặt hàng tiêu dùng phòng chống dịch.
Các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhưng có kế hoạch mở rộng sản xuất sang các sản phẩm phòng chống dịch cũng có thể nhận được sự hỗ trợ từ gói tài chính này.
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng nước ngoài rót vốn đầu tư vào Việt Nam
Gói tài trợ của IFC được xem là khoản đầu tư đầu tiên vào ngành kho vận của Việt Nam, đồng thời sẽ giúp ITL Corp chuyển đổi và tăng trưởng thông qua việc bổ sung tài sản.
Ngày 11/8, IFC - Thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã công bố sẽ cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD cho Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL Corp) của Việt Nam.
Mục tiêu của khoản đầu tư này là hỗ trợ phát triển ngành kho vận, thúc đẩy thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngành kho vận Việt Nam đã có tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cụ thể, tăng trưởng của ngành một phần là nhờ mức đầu tư nước ngoài cao kỷ lục, chủ yếu trong ngành sản xuất và chế biến (hai ngành cần có hoạt động kho vận mạnh mẽ, cùng sự bùng nổ trong tiêu dùng nội địa).
Tuy nhiên, ngành kho vận hiện còn phân tán với trên 95% số đơn vị cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với phạm vi hoạt động khiêm tốn và năng lực cạnh tranh chưa cao. Do vậy, chỉ mới một vài công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu thị trường và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cao.
Trong bối cảnh này, gói tài trợ của IFC được xem là khoản đầu tư đầu tiên vào ngành kho vận của Việt Nam, đồng thời sẽ giúp ITL Corp chuyển đổi và tăng trưởng thông qua việc bổ sung tài sản.
Đặc biệt, ITL Corp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kho bãi, cơ sở vật chất mới và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến.
Hơn nữa, khoản đầu tư này sẽ cho phép ITL Corp cung cấp đa dạng dịch vụ kho vận tích hợp và có chất lượng cao hơn cho khách hàng. Trong đó, có thể kể đến những nhà sản xuất trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Theo ông Ben Anh, Tổng Giám đốc ITL Corp, gói tài trợ dài hạn cùng chuyên môn quốc tế của IFC, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay là hỗ trợ rất có giá trị và chắc chắn sẽ giúp ITL Corp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kho vận hiện tại. Song song đó, ITL Corp sẽ mở rộng mạng lưới và danh mục kinh doanh để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hiện tại, chi phí kho vận cao làm tăng chi phí kinh doanh chung, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam cả trên toàn cầu và trong nước. Do vậy, IFC quyết định đầu tư vào chuỗi cung ứng kho vận của Việt Nam sẽ tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hoạt động thương mại.
Tương tự, Công ty cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang LGG sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân cũng vừa nhận được khoản giải ngân từ gói tài chính toàn cầu trị giá 1 tỷ USD của ngân hàng Standard Chartered, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Ông Lưu Tiến Chung, Tổng giám đốc May Bắc Giang LGG cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe người dân trên toàn thế giới, việc tăng cường nguồn cung trang thiết bị bảo hộ có thể góp phần to lớn vào việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người.
Với năng lực sản xuất của May Bắc Giang LGG có thể đóng một vai trò tích cực trong công tác phòng chống đại dịch và đã đưa thêm sản phẩm khẩu trang vải vào dây chuyền sản xuất.
"Khoản tín dụng của Ngân hàng Standard Chartered sẽ hỗ trợ cho May Bắc Giang LGG mở rộng hoạt động sản xuất, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các trang thiết bị bảo hộ tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch," ông Lưu Tiến Chung chia sẻ thêm.
Trước đó, vào tháng 3/2020, Ngân hàng Standard Chartered đã triển khai gói tài chính với lãi suất ưu đãi, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Gói tài chính này dành cho công ty sản xuất và phân phối trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe; công ty không hoạt động trong lĩnh vực y tế nhưng tham gia sản xuất sản phẩm như máy thở, khẩu trang, dụng cụ bảo hộ, dung dịch sát khuẩn và mặt hàng tiêu dùng phòng chống dịch.
Hoặc doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhưng có kế hoạch mở rộng sản xuất sang các sản phẩm phòng chống dịch cũng có thể nhận được sự hỗ trợ từ gói tài chính này.
Theo đó, May Bắc Giang LGG là doanh nghiệp may mặc có quy mô lớn tại Việt Nam nhận được khoản tín dụng có hạn mức 63 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 triệu USD) làm vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất khẩu trang vải, nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 trên toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered.
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, thông qua gói hỗ trợ này, ngân hàng chung tay với May Bắc Giang LGG trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Tại Ngân hàng Standard Chartered cũng luôn cam kết mang đến những sự hỗ trợ cho khách hàng và cộng đồng trên tinh thần của lời hứa thương hiệu 'Here for good'. Đồng thời, sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với khách hàng và đối tác trong công tác phòng chống dịch và và khôi phục hoạt động kinh tế.
Cũng nằm trong nhóm ngân hàng ngoại hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên HSBC (Việt Nam) - Ngân hàng HSBC Việt Nam đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên phát hành trái phiếu tổng trị giá 600 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam.
Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trái phiếu với tên gọi Hoa Sen theo quốc hoa của Việt Nam, có lãi suất phát hành ở mức cố định 5,8%/năm trên mệnh giá và kỳ hạn ba năm. Giao dịch được các nhà đầu tư đăng ký vượt mức minh chứng cho thương hiệu mạnh của ngân hàng tại thị trường Việt Nam.
Liên quan đến sự kiện này, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho hay, đợt phát hành trái phiếu này nhân dịp kỷ niệm 150 năm Ngân hàng HSBC thành lập tại Việt Nam và khẳng định cam kết lâu dài của ngân hàng đối với đất nước Việt Nam.
Số tiền từ đợt phát hành sẽ được Ngân hàng HSBC Việt Nam sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng, đa dạng hóa nguồn vốn tiền đồng, nhằm phục vụ cho việc tăng trưởng kinh doanh bền vững của ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng đặt kế hoạch sẽ phát hành trái phiếu thường xuyên trên thị trường, tiếp tục xây dựng vị thế ngân hàng quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Ngân hàng mong muốn giữ vai trò tiên phong trong sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp và thị trường vốn Việt Nam./.
Lãi suất vay mua nhà tại ngân hàng nào hấp dẫn nhất? Với mức lãi suất chỉ 6,49% trong vòng 12 tháng, ngân hàng Standard Chartered đang đứng đầu về mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn. Lãi suất ưu đãi hiện nay phổ biến từ 6,49-11,5%/năm. Còn lãi suất sau thời gian ưu đãi được tính toán dựa trên một mức lãi suất cơ sở (hoặc lãi suất tiết kiệm) cộng thêm biên độ...