Thêm trung tâm thương mại bậc nhất, Đà Nẵng đã đáng sống?
Khu Trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính của Đà Nẵng có diện tích 130ha, được xây dựng tại vị trí sân vận động Chi Lăng.
Diện mạo mới của Đà Nẵng
UBND TP Đà Nẵng vừa công bố Quyết định của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, tầm nhìn hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững.
Đà Nẵng sẽ có trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính – ngân hàng với diện tích khoảng 130ha, bằng việc đầu tư phát triển mới các trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu trung tâm, khu đô thị.
Nhiều trung tâm lớn được xây dựng tại Đà Nẵng
Đặc biệt, xây dựng trung tâm thương mại phức hợp cấp quốc tế tại vị trí sân vận động Chi Lăng (quận Hải Châu); khu phức hợp thương mại, văn phòng tại đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà); khu trung tâm thương mại tài chính ngân hàng trên các trục đường Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, phố cũ Hùng Vương…
Trung tâm dịch vụ du lịch có tổng diện tích khoảng 3.700 ha, gồm dịch vụ du lịch biển với các khu nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống khách sạn, dịch vụ du lịch. Bên cạnh khu du lịch biển, thành phố sẽ có du lịch sinh thái sông, hồ dọc sông Hàn – Vĩnh Điện – Cẩm Lệ; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở Bà Nà, Suối Mơ, Làng Vân…
Video đang HOT
Đà Nẵng cũng định hướng nâng cấp sân bay quốc tế, từng bước chuyển thành sân bay dân dụng thuần túy. Xây mới ga đường sắt và chuyển ra ngoài trung tâm thành phố theo quy hoạch của đường sắt Việt Nam. Nhiều công trình điểm nhấn sẽ “mọc” lên tại khu vực ven biển Đông và khu đô dọc sông Hàn.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh, Đồ án điều chỉnh quy hoạch vừa được Thủ tướng thông qua có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, là cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị và phát huy hiệu quả hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh hiện có.
“Quy hoạch này từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Đồng thời gắn kết sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm, thực sự trở thành động lực quan trọng của vùng miền Trung – Tây Nguyên cũng như cả nước”, ông Chiến nói.
Trước đó, chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định bỏ ra hơn 1.700 tỉ đồng để đầu tư xây dựng tòa nhà 34 tầng trên khu đất rộng hơn 23.000m2 tại địa chỉ 24 Trần Phú (Q.Hải Châu).
Đây chính là “đầu não”, trung tâm hành chính của chính quyền TP Đà Nẵng trong tương lai, sức chứa lên đến hơn 1.500 người. Dự kiến cuối năm 2014, sau khi hoàn tất phần xây dựng thì toan bô sơ, ban nganh cua TP Đa Năng se tâp trung chuyên vê toa nha này.
Theo thiết kế, đây là công sở hành chính nhà nước tập trung đầu tiên trên cả nước được xây dựng với qui mô hoành tráng vào bậc nhất hiện nay. Với công trình này, Đà Nẵng đang tập trung vào cơ chế “một cửa” hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Vẫn chưa là thành phố đáng sống
Trong khi đó, ông Trần Thọ – Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng trong buổi đối thoại với 83 đại biểu các tổ chức thanh niên vừa diễn ra ngày 26/3, lại khẳng định Đà Nẵng vẫn chưa phải là thành phố đáng sống.
Đó là lời đáp cho nhiều câu hỏi mà đại biểu các tổ chức thanh niên đặt ra là đánh giá chủ quan của lãnh đạo thành phố khi báo chí và bạn bè nhiều tỉnh thành ưu ái gọi Đà Nẵng là “thành phố đáng sống”.
Về những vấn đề này, ông Trần Thọ cho rằng, Đà Nẵng hiện chỉ đang hướng tới để xây dựng nên một thành phố sống tốt và bản thân ông cũng thích dùng cụm từ này hơn là “thành phố đáng sống”.
Theo Bí thư thành uỷ, thành phố đáng sống phải là thành phố chăm lo được cho mọi tầng lớp nhân dân từ những nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi giải trí. Và “thành phố đáng sống” là thành phố không chỉ thanh bình mà còn thái bình.
“Nhìn lại các tiêu chí này, Đà Nẵng vẫn chưa đạt đến ngưỡng đó. Bởi thu nhập bình quân đầu người Đà Nẵng so với các nước trong khu vực còn thua xa (2.600 USD/người/năm); thành phố vẫn còn 818 ngôi nhà đang xuống cấp; Vẫn còn người nghiện ma tuý…”, ông Thọ khẳng định như thế Đà Nẵng chưa thể là thành phố đáng sống.
Bên cạnh đó, theo ông thì nói “TP đáng sống” mà ma túy vẫn còn nhiều. Một “TP đáng sống” thì không thể có nhiều ma túy, không thể có nhiều người bỏ học, không thể còn đói nghèo, không thể có người ăn xin, tối về nhà ngủ lo trộm cắp, môi trường không xanh, không sạch, vứt rác bừa bãi.
Theo ông Thọ, để xây dựng Đà Nẵng ngày một hoàn thiện, phát triển và có trở thành “thành phố đáng sống” hay không phụ thuộc phần lớn vào lực lượng thanh niên, thế hệ trẻ kế cận. Cũng giống như việc Đà Nẵng vừa đón nhận tin vui, quay trở lại dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực canh tranh PCI.
Theo TTXVN
Thực hư chuyện "hôi dưa" ở cửa khẩu Tân Thanh
Người dân địa phương ở đây cho biêt, năm nay, dưa nhiều nên số bị trả lại cũng lắm; các chủ hàng cho mọi người thoải mái mót quả, vì để cũng hỏng, gây ô nhiễm môi trường.
Vào dịp mùa dưa hấu tập kết, xuất bán sang Trung Quốc, có nhiều người dân sống ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn lãng, tỉnh Lạng Sơn) đến lượm, mót những quả dưa thải loại trên các xe ô tô vừa trở về từ bên kia biên giới.
Bà Lý, trú tại bản Thẩu (xã Tân Thanh), cho biết: Tranh thủ lúc nông nhàn, lại trúng dịp dưa hấu bị chủ hàng Trung Quốc thải loại nhiều nên rất đông người dân trong bản tới lượm những quả nhỏ, còn tốt, lau chùi sạch sẽ rồi bán lại cho khách du lịch, với giá 1-2 nghìn/kg.
Theo bà Lý, những chủ xe, lái xe đường dài miền Nam năm nào cũng chở dưa hấu đến Tân Thanh nên trở nên thân quen. "Năm nay, dưa nhiều nên số bị trả lại cũng lắm; các chủ hàng cho mọi người thoải mái mót quả, vì để cũng hỏng, gây ô nhiễm môi trường". Bà Lý nói.
Chợ dưa thải loại ở cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh Duy Chiến
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong tại hiện trường, cạnh bên đường nhựa dẫn đến cửa khẩu có hai dãy bán dưa, chừng 50 người. Họ còn góp tiền, thuê xe chở dưa xuống các chợ: Giếng Vuông, Chi Lăng, Kỳ Lừa ở thành phố Lạng Sơn bán với giá 3 nghìn đồng/kg.
Lái xe Huỳnh Phong Tuấn (45 tuổi, người TP Đà Nẵng), lái xe biển số: 43C-02158, vừa xuất bán dưa từ Trung Quốc về, cho biết: Năm nay tắc hàng, dưa bị loại nhiều vì nát, méo.
"Khi về Việt Nam thì cho bà con mót, kiếm bán lấy tiền cho đỡ lãng phí, bằng không thì cũng chỉ đổ cho bò ăn", ông Tuấn khẳng định.
Một cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lạng Sơn xác nhận vừa từ cửa khẩu Tân Thanh về chứng kiến dưa rất rẻ và được mời ăn miễn phí, muốn lấy bao nhiêu thì cứ việc trèo lên xe tuyển chọn.
Trạm trưởng Biên phòng Tân Thanh, thượng uý Đặng Văn Cao, cho biết: "Chủ hàng và người dân thoả thuận cho nhau, không xảy ra việc tranh cướp hoặc mâu thuẫn gì. Cho đến nay, lực lượng biên phòng, công an chưa nhận được phản ánh về viêc mất trật tự an ninh trên địa bàn cửa khẩu".
Theo Nguyễn Duy Chiến (Tiền Phong)
Dân nghèo thì nghèo trụ sở vẫn phải nguy nga Tiền ngân sách, tiền thuế của dân đấy, cơ quan công quyền xây to cao bề thế như vậy có lẽ cũng là để dân "đẹp lòng mát dạ". Ngày 13/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với thành viên Ban chỉ đạo xây dựng Trung tâm Hành chính - Chính trị mới của tỉnh. Theo đề án trung tâm...