Thêm sông băng biến mất tại Đức
Một trong vài sông băng còn tồn tại ở Đức trong mùa Hè này đã biến mất khi thời tiết nắng nóng khiến băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ nhanh hơn giới khoa học dự báo.
Nội dung này nằm trong báo cáo khoa học được Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria công bố ngày 26/9.
Trong báo cáo, viện trên cho biết sông băng Southern Schneeferner của nước này đã chính thức bị “xóa sổ” do tốc độ băng tan nhanh. Theo cơ quan này, phần lớn lớp băng của sông băng Schneeferner đã giảm đáng kể. Tại đa số các vị trí của sông băng, lớp băng đo được chưa đến 2 m. Thậm chí, nơi dày nhất hiện giảm xuống dưới 6 m so với khoảng 10 m vào năm 2018.
Video đang HOT
Cũng từ năm 2018 đến nay, diện tích bề mặt của sông băng đã giảm 50% xuống còn khoảng 1 ha. Từ đó, Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria cảnh báo lớp băng còn lại sẽ hoàn toàn biến mất trong 1 – 2 năm tới.
Như vậy, hiện Đức chỉ còn 4 sông băng gồm Northern Schneeferner và Hoellentalferner nằm trên ngọn núi cao nhất của Đức Zugspitze, cùng với Blaueis và Watzmann ở dãy núi Berchtesgaden Alps.
Kể từ đầu năm 2000, giới khoa học ngày càng theo dõi sát sao tốc độ băng tan nhanh trên dãy Alps cũng như nhiều nơi khác. Năm 2021, Cơ quan Môi trường bang Bavaria công bố một báo cáo cho rằng Đức sẽ mất những dòng sông băng cuối cùng trong vòng một thập kỷ tới khi biến đổi khí hậu gia tăng. Trước đó, các nhà khoa học dự báo các sông băng sẽ chỉ tồn tại đến giữa thế kỷ này.
Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới – tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng – đang dần thu hẹp diện tích hoặc biến mất do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có diện tích nhỏ hơn với lớp băng phủ tương đối ít. Trong khi đó, nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3 độ C mỗi thập niên – nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% thể tích so với hiện tại vào năm 2100.
Gazprom giảm thêm lượng khí đốt bơm qua Dòng chảy phương Bắc
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/6, tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm thêm 33% lượng khí đốt vận chuyển hằng ngày qua đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Biểu tượng công ty Gazprom Germania tại trụ sở ở Berlin, Đức, ngày 5/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên kênh Telegram, Gazprom nêu rõ kể từ 1h30 ngày 16/6 (giờ Moskva), lượng khí đốt được bơm từ trạm Portovaya sẽ còn 67 triệu m3/ngày. Nguyên nhân công ty tạm dừng hoạt động của turbine là do vấn đề kỹ thuật liên quan động cơ.
Trước đó một ngày, tập đoàn Gazprom thông báo sẽ giảm nguồn cung khí đốt cho Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc do công ty Siemens không trả lại kịp thời các máy nén khí (GCU) sau khi sửa chữa. Theo đó, Gazprom cho biết chỉ có thể đảm bảo việc bơm khí qua đường ống Dòng chảy phương Bắc với khối lượng tối đa 100 triệu m3/ngày so với kế hoạch là 167 triệu m3/ngày. Như vậy, hiện chỉ có 3 tổ máy có thể hoạt động được để bơm tại trạm máy nén Portovaya, gần thành phố Vyborg, miền Tây Bắc nước Nga.
Phản ứng trước động thái này, cơ quan năng lượng Đức cho biết đang đánh giá tình hình và tác động của việc giảm nguồn cung, đồng thời nhấn mạnh an ninh nguồn cung vẫn được đảm bảo.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức hiểu được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng đường ống, nhưng cho rằng động thái trên không phải là giải pháp hợp lý. Theo ông, những bước đầu tiên nên được triển khai vào mùa Thu và không nên kéo theo việc giảm quy mô vận chuyển khí đốt.
Cùng ngày, Tập đoàn năng lượng Eni của Italy thông báo Gazprom sẽ giảm nguồn cung khí đốt cung cấp cho doanh nghiệp này xuống còn khoảng 15%. Hiện Gazprom chưa đưa ra lý do cho quyết định này và Eni vẫn đang theo dõi sát tình hình.
ECB họp bất thường khi chi phí đi vay gia tăng Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường trong ngày 15/6, giữa lúc ngày càng nhiều nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) phải chịu áp lực tài chính gia tăng do lãi suất tăng. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN...