Thêm nhiều tình tiết về kết quả điều tra sơ bộ vụ tấn công tại Moskva
Việc tổ chức vụ tấn công khủng bố nhằm vào nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva hồi tháng 3 vừa có sự dính líu của công dân một số nước.
Cảnh sát Nga áp giải nghi phạm vụ tấn công trung tâm thương mại Crocus City Hall tới phiên xét xử tại Tòa án quận Basmanny ở Moskva, ngày 24/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính Liên bang của Nga, ông Yury Chikhanchin đã nói như vậy tại một diễn đàn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố diễn ra tại thành phố Nizhny Novgorod (Nga) vào ngày 25/4.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Chikhanchin nói rằng, mặc dù các cơ quan chức năng của Nga vẫn đang tiến hành cuộc điều tra toàn diện, song kết quả sơ bộ cho thấy công dân của một số nước đã dính dáng tới việc tổ chức vụ tấn công. Ông cũng nêu rõ nhiều tổ chức tài chính đã tài trợ cho cuộc tấn công bằng các kênh khác nhau, bao gồm cả tiền điện tử.
Trước đó, ông Chikhanchin cho biết nhiều nước bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Nga điều tra vụ việc, đồng thời cam kết hợp tác chống khủng bố.
Theo quan chức này, vụ khủng bố nhà hát đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và được tiến hành thông qua một mạng lưới các đồng phạm quốc tế. Những kẻ tấn công đã được cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện và đạn dược. Trong khi đó, các bước hành động và rút lui khỏi hiện trường vụ án đều do những kẻ cầm đầu và chỉ huy lên kế hoạch rất kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Theo số liệu mới nhất, vụ tấn công khủng bố xảy ra tại nhà hát Crocus City Hall tối 22/3 đã khiến 144 người thiệt mạng và 551 người bị thương. Ngày 4/4, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ thêm 3 đối tượng bị tình nghi hỗ trợ thực hiện kế hoạch tấn công khủng bố. Trước đó, giới chức Nga đã bắt giữ 11 đối tượng tình nghi, trong đó 4 nghi phạm trực tiếp thực hiện vụ tấn công đã bị buộc tội khủng bố.
Liệu Belarus có thể xử tử hình nghi phạm khủng bố Moskva?
Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva hồi tháng 3, một số chính khách Nga đã gợi ý đưa các nghi phạm đến Belarus, nơi vẫn duy trì án phạt tử hình, để xét xử.
Tuy nhiên, đây không phải là điều đơn giản.
Kêu gọi khôi phục án tử hình tại Nga
Cảnh sát Nga áp giải nghi phạm vụ tấn công trung tâm thương mại Crocus City Hall tới phiên xét xử tại Tòa án quận Basmanny ở Moskva, ngày 24/3. Ảnh: AA/TTXVN
Theo kênh DW (Đức), chính vụ khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall đã châm ngòi cho tranh cãi về việc đưa án tử hình quay trở lại Nga.
Nhân vật đều tiên lên tiếng về việc khôi phục án tử hình là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev. Bên cạnh đó, lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vladimir Vasilyev cũng xác nhận vấn đề sẽ được thảo luận tại Hạ viện.
Tuy nhiên, việc đưa đem án tử hình trở lại đồng nghĩa với việc phải thay đổi hiến pháp hiện nay của Nga. Được biết, vào năm 1997, Tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin ra lệnh đình chỉ án tử tình.
Thượng nghị sĩ Andrey Klishas nhận định ngay cả khi dỡ bỏ lệnh đình chỉ, thì vẫn khó áp đặt án tử hình đối với các nghi phạm khủng bố Moskva bởi khủng bố không nằm trong danh sách bị tử hình, kể cả trước năm 1997.
Lực lượng chức năng Nga đã bắt giữ 10 nghi phạm liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Crocus City Hall vào tháng 3. Theo các nhà điều tra, trong đó có 4 kẻ trực tiếp tiến hành vụ xả súng. Tại Nga, các nghi phạm này có thể đối mặt với mức án từ 15 năm tù giam đến chung thân.
Bắt nguồn từ yếu tố này, một số chính khách Nga đề xuất đưa các nghi phạm khủng bố đến Belarus, nơi chúng có thể đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội. Belarus là quốc gia duy nhất tại châu Âu vẫn áp dụng án tử hình.
Thành viên Duma quốc gia Maria Butina gợi ý chuyển các nghi phạm đến Belarus. Bà nhấn mạnh rằng Belarus và Nga là Nhà nước Liên minh, do đó, Minsk có quyền xét xử các nghi phạm tương tự Moskva bởi cũng có công dân Belarus tử vong trong vụ khủng bố.
Liệu có khả thi?
Lực lượng an ninh gác tại thủ đô Moskva, Nga, ngày 29/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo DW, để mở phiên tòa tại Belarus, các quan chức địa phương cũng phải tham gia cuộc điều tra. Người đứng đầu Hiệp hội Luật sư nhân quyền Belarus Maria Kolesova-Gudilina cho rằng giới chức Nga sẽ khó chấp thuận để phía Belarus tham gia vụ việc quan trọng như vậy bởi nó liên quan đến từ bỏ kiểm soát việc kiện tụng.
Belarus và Nga có cơ chế dẫn độ tội phạm giữa hai quốc gia. Bởi có công dân Belarus tử vong trong vụ khủng bố, Minsk có quyền yêu cầu dẫn độ các nghi phạm. Tuy nhiên, sau khi dẫn độ, Nga sẽ không thể truy tố những cá nhân này.
Bà Kolesova-Gudilina nhận định khó có khả năng dẫn độ nghi phạm bởi cuộc tấn công diễn ra trong lãnh thổ Nga và hầu hết nạn nhân cũng là công dân Nga. Theo bà, Nga còn phê chuẩn Công ước Chisinau, vốn cấm dẫn độ cá nhân có nguy cơ chịu tử hình. Bởi vậy, nếu Belarus đề nghị dẫn độ, nước này cần đảm bảo với Moskva rằng các nghi phạm sẽ không chịu án tử hình.
Trường hợp tương tự đã diễn ra. Vào năm 2022, Nga dẫn độ Sergei Derbenev, một thành viên tổ chức tội phạm, đến Belarus. Derbenev nhận bản án 15 năm tù do sát hại một số người. Đây là mức án cao nhất tòa án Belarus có thể tuyên với Derbenev bởi hắn được dẫn độ từ Nga nên văn phòng Tổng chưởng lý Belarus đã đảm bảo sẽ không tuyên án tử hình.
Đáng chú ý, viễn cảnh xét xử các nghi phạm khủng bố Moskva tại Belarus cũng gây băn khoăn về chủ quyền của cả Nga và Belarus. Bà Maria Kolesova-Gudilina phân tích rằng nếu việc xét xử các nghi phạm khủng bố Moskva thực sự được triển khai ở Belarus, sẽ có nhiều ý kiến thắc mắc về việc Nga không giải quyết các vấn đề tư pháp và an ninh trong khuôn khổ lãnh thổ.
Nghi phạm khai tên của kẻ điều phối vụ tấn công tại Moskva Theo hãng tin TASS, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cho chiếu trên Kênh truyền hình số 1 đoạn video thẩm vấn những nghi phạm bị buộc tội khủng bố vì thực hiện vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva hồi tháng 3 vừa qua. Một trong những bị cáo đã nêu tên...