Thêm nhiều người dân, doanh nghiệp được “cứu” nếu gia hạn thời gian trả nợ, giảm lãi vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, theo đó dự kiến mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.
NHNN cho hay, thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp (DN) đề nghị NHNN xem xét, sửa đổi bổ sung Thông tư 01 theo hướng mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế quy định tại Thông tư 01, cụ thể cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ được giải ngân sau ngày 23/1/2020.
Trước tình hình trên, đánh giá tình hình dịch bệnh thế giới còn ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi kinh tế và các DN, căn cứ vào 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Chính phủ vừa báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, NHNN dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 01 theo hướng cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ
Mốc thời gian 31/12/2020 được xác định theo đánh giá thận trọng của NHNN, căn cứ trên kịch bản 2 về tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam (trong điều kiện Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam cũng khống chế được dịch trong Quý IV/2020).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thông tư 01 dự kiến cũng sửa đổi theo hướng cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 25/4/2020.
Lý do của việc sửa đổi này được NHNN lý giải là do ở thời điểm xây dựng Thông tư 01 không lường trước được các tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/1/2020, việc xác định lịch trả nợ cho khách hàng chưa phù hợp với mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng. Vì vậy, theo phản ánh của nhiều ngân hàng và một số DN thì phần lớn các khoản giải ngân sau ngày 23/1/2020 (đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn), khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ theo kỳ hạn, thời hạn tại hợp đồng, thỏa thuận cho vay. Do đó, NHNN đề xuất nới mốc thời gian trên đến 24/4/2020.
NHNN cho rằng thời điểm 24/4/2020 là phù hợp bởi đây là thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đồng thời, đến thời điểm này thì các ngân hàng đã nắm bắt được đầy đủ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế và cũng đã xây dựng các kịch bản ứng phó dịch.
Đối với các khoản giải ngân sau ngày 24/4/2020, ngân hàng đã có thể đánh giá được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì cần căn cứ vào đặc điểm của khách hàng để thống nhất với khách hàng lịch trả nợ phù hợp mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01.
Làm thế nào để kích cầu cho vay cá nhân hậu Covid-19, thu nhập người dân bị giảm sút?
TS. Cấn Văn Lực cho biết quan hệ tín dụng là quan hệ thị trường, cung cầu. Nếu người dân khó khăn cũng khó kích thích được đi vay, bởi vay còn phải tính đến trả.
Chia sẻ tại buổi Toạ đàm về giải pháp thúc đẩy cho vay cá nhân hậu Covid-19 do chuyên trang Trí thức trẻ Báo Tổ quốc phối hợp với CafeF tổ chức sáng 20/5, TS. Cấn Văn Lực cho biết năm nay nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp đều tương đối thấp. Hết Q1/2020, dư nợ tín dụng đạt khoảng 8,3 triệu tỷ, tương đương 134% GDP, trong đó cho vay doanh nghiệp chiếm 55%, cho vay cá nhân chiếm đến 45%.
Dù vậy, nhu cầu vốn đã bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 4, với tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 4 là 1,32% nhưng vẫn thấp hơn so với năm ngoái (4,56%). Đến tháng 5, theo số liệu do NHNN cập nhật cho thấy đã tăng tương đối tốt. Ông dự báo, tín dụng sẽ tăng trở lại, đến hết quý 2 sẽ đạt khoảng 3,5-4%, hết năm là 9-10% là phù hợp.
"Nếu tăng trưởng GDP năm nay phấn đấu đạt 4-5%, thì tín dụng khoảng 9-10%, gấp hơn 2 lần là tương đối phù hợp. Nếu tăng 9-10% mà người dân và doanh nghiệp vẫn kêu khó thì phải xem lại thực hư xảy ra với đối tượng nào. Bởi mức tăng 9-10% là mức cao gần nhất trong khu vực. Nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại và sẽ tăng lên trong thời gian tới, và tương đối lớn vì phát triển kinh tế xã hội của chúng ta đang ở mức tương đối cao so với khu vực" - TS Cấn Văn Lực nhận định.
Liên quan đến vấn đề nhu cầu vốn của người dân hậu Covid-19 tăng so với quý đầu năm nhưng liệu có tăng so với cùng kỳ các năm trước được hay không, và làm sao để thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng của dân? TS. Cấn Văn Lực cho biết quan hệ tín dụng là quan hệ thị trường, cung cầu. Nếu người dân khó khăn cũng khó kích thích được người ta đi vay.
Theo chuyên gia, đối với Việt Nam, điều quan trọng số 1 là kiểm soát tốt dịch bệnh, từ đó khôi phục dần các hoạt động xã hội và nhu cầu vay vốn sẽ tự bật tăng lên. Nếu dịch bệnh như tháng 4 vừa qua thì quả thật không ai muốn làm gì, không ai muốn đi vay, cũng không muốn trả nợ.
Ngoài việc giảm lãi suất, giảm phí, các TCTD cũng cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh hơn, gọn hơn, ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý công việc nhanh hơn. Ngân hàng số đang phát triển nhanh thời gian qua và cần phát huy, tận dụng.
Chính phủ cũng cần tiếp tục các biện pháp kích cầu, gói 62.000 tỷ cũng là kích cầu, khi trao cho mỗi gia đình 1-1,8 triệu đồng, từ đó sẽ kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cũng cần có thiện chí hợp tác từ phía đi vay thì các TCTD mới cho vay được. Người dân đi vay phải biết vay để làm gì, khả năng cân đối trả nợ như thế nào? Cá nhân đi vay không nên đi vay quá 50% thu nhập của mình, sẽ dẫn đến quá tải khi trả nợ. Ngoài ra chuyên gia cho rằng cần thúc đẩy giáo dục tài chính, khi người dân hiểu biết hơn thì sẽ đến vay tín dụng trực tiếp nhiều hơn tín dụng đen, tránh được những rủi ro không đáng có.
Lãi suất giảm, nhưng doanh nghiệp chưa dám mạnh tay vay vốn Dù các ngân hàng giảm mạnh lãi suất, có nhiều giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhưng tăng trưởng cho vay những tháng đầu năm 2020 vẫn rất thấp. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi sản xuất, chưa biết vay vốn để làm gì. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa...