Thêm ngân hàng tham gia thu phí cảng biển 24/7 tại Hải Phòng
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV) là ngân hàng thứ 4 tham gia thu phí cảng biển tại Hải Phòng theo phương thức 24/7.
Doanh nghiệp xếp hàng nộp phí cảng biển ở Hải Phòng trực tiếp tại điểm thu số 1 (ngày 8/4/2020). Ảnh: CTV.
Theo thông báo mới đây từ Tổng cục Hải quan, từ ngày 17/4, BIDV chính thức tham gia thu phí cảng biển tại Hải Phòng theo phương thức 24/7.
Lãnh đạo Phòng CNTT (Cục Hải quan Hải Phòng) cho biết thêm, với việc thêm BIDV, hiện có 4 ngân hàng tham gia thu phí cảng biển tại Hải Phòng theo phương thức 24/7 (3 ngân hàng tham gia trước đó là Vietcombank, VietinBank và MB).
Từ 1/12/2019, việc thu phí cảng biển tại Hải Phòng được điều chuyển từ quận Hải An về Sở Tài chính.
Video đang HOT
Ngoài việc nộp phí trực tiếp, cơ quan chức năng tại Hải Phòng khuyến khích doanh nghiệp đăng ký nộp phí cảng biển qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan 24/7.
Được biết, từ đầu năm 2020, để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, sau quá trình phối hợp chuẩn bị giữa UBND TP Hải Phòng và Tổng cục Hải quan, từ ngày 6/1/2020, TP Hải Phòng thực hiện nộp phí qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan theo phương thức 24/7.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị phối hợp triển khai thu phí qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan 24/7), việc nộp phí hạ tầng cảng biển Hải Phòng qua Cổng thanh toán điện tử 24/7 giúp tự động hóa việc nộp thuế/phí của doanh nghiệp, giảm nhân lực và thời gian của doanh nghiệp phải đến các điểm nộp phí.
Thái Bình
Doanh nghiệp có lo về biến động tỷ giá cuối năm?
Với nhu cầu ngoại tệ luôn tăng cao vào dịp cuối năm, các DN sẽ phải tính toán "bài toán" tỷ giá thật chặt chẽ cũng như có phương án dự phòng tối ưu, tránh để diễn biến tỷ giá gây ảnh hưởng không tốt tới DN.
Tỷ giá ổn định trong năm 2019 đang giúp các DN kinh doanh ổn định Ảnh: ST
Ít tác động
Thời gian qua, tỷ giá giữa USD và VND vẫn đang giữ được sự ổn định cần thiết, dù tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố dựa trên tham chiếu với nhiều loại tiền tệ chủ chốt thế giới có nhiều lúc tăng giảm trong biên độ khá mạnh. Hiện nay, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn ở mức cao hơn tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại, tỷ giá này cũng liên tục tăng từ giữa năm 2018 đến nay. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng sẽ bớt dồi dào, thêm vào đó, nhu cầu ngoại tệ có thể tăng lên dịp cuối năm nên tỷ giá USD/VND có thể nhích tăng, tiệm cận về mức 23.200 đồng/USD. Trước đó, nhiều chuyên gia đã dự báo tỷ giá USD trong năm 2019 tại Việt Nam có thể tăng lên tới 2%.
Hơn nữa, theo nhiều DN, những tháng cuối năm, gần Tết luôn là mùa cao điểm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, vì thế, nguồn cung ngoại tệ có thể bị thu hẹp cộng với diễn biến bất ngờ của tỷ giá do ảnh hưởng từ các tác động kinh tế thế giới. Nhưng điều đáng mừng là trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước luôn cam kết sẽ giữ ổn định thị trường tiền tệ, sẽ bán can thiệp ngoại tệ khi cần thiết nên đã giúp các DN lường trước rủi ro tỷ giá, cũng như tính toán được hoạt động, tình hình tài chính của mình. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực phát triển nhiều công cụ tài chính giúp bảo đảm rủi ro tỷ giá, bảo hiểm tỷ giá thông qua các sản phẩm hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn ngoại tệ...
Đáng lưu ý, từ đầu tháng 10, các DN sẽ không còn được vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thay vào đó, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ ngắn hạn phải chuyển từ vay sang mua ngoại tệ trên thị trường hoặc vay vốn bằng VND. Điều này một mặt đảm bảo lộ trình chống "đô la hóa" được thực thi, mặt khác giúp các DN tránh được rủi ro tỷ giá gia tăng, sẽ cộng với chi phí lãi vai đè nặng lên chi phí tài chính của DN. Chính vì thế, báo cáo kinh doanh quý III của không ít DN trong nước cho thấy chênh lệch tỷ giá đã góp phần làm tăng lợi nhuận.
Vẫn cần chuẩn bị
Mặc dù tác động từ thị trường ngoại tệ đến hoạt động của DN trong cuối năm có thể không còn lớn, nhưng sự đề phòng của DN vẫn cần được lưu ý. Bởi nhiều DN trong những tháng qua đã chịu tác động tiêu cực của biến động tỷ giá.
Một DN chuyên nhập khẩu hàng nông sản cho biết, DN không có nguồn thu ngoại tệ để trả khách hàng, nên phải vay ngân hàng bằng VND để mua ngoại tệ nhập hàng. Nhưng vào khoảng tháng 7, tỷ giá đột nhiên biến động mạnh trong khi DN chưa tính toán và chuẩn bị vào kế hoạch tài chính, khiến công ty phải chịu thiệt hại tới 200 triệu đồng cho một đơn hàng trị giá 800.000 USD. Vì thế, trong cuối năm nay, DN này đã phải lên phương án đề phòng biến động tỷ giá bằng cách sử dụng dịch vụ tỷ giá phái sinh của ngân hàng thương mại.
Một phương thức khác để DN chuẩn bị cho rủi ro tỷ giá là nhập khẩu trước các nguyên liệu phục vụ mùa vụ sản xuất cuối năm. Theo đó, đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ BigPhone cho biết, nguyên liệu, phụ kiện sản xuất mặt hàng điện tử của Công ty thường phải nhập khẩu từ một số quốc gia bởi các DN trong nước chưa thể đáp ứng được. Vì thế, khi đẩy mạnh sản xuất cho vụ cuối năm và cũng nhập khẩu nguyên liệu cùng thời điểm thì rất dễ gặp rủi ro tỷ giá, bởi đây là đợt tỷ giá dễ tăng lên. Do đó, DN phải nhập khẩu trước đó 3 tháng, vừa để đảm bảo đủ số lượng cho đơn hàng, vừa tránh được biến động tỷ giá. Tuy nhiên, theo vị này, phương thức an toàn nhất vẫn là đẩy mạnh tìm kiếm và thiết lập được cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, để mọi giao dịch được thực hiện bằng VND sẽ ổn định và an toàn hơn, chưa kể chi phí cũng sẽ thấp hơn.
Có thể thấy, DN có nhiều phương thức và cách thức để chuẩn bị đối phó với rủi ro tỷ giá. Điều quan trọng là các DN khi kinh doanh phải tìm được chiến lược hoạt động, kế hoạch tài chính lâu dài, kéo giảm những tác động bất ngờ từ bên ngoài. Điều quan trọng còn nằm ở cách thức điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan quản lý, phải hài hòa và khéo léo để giúp các DN hoạt động ổn định, từ đó hỗ trợ vững vàng cho phát triển kinh tế.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.vn
Giá vàng có thêm một phiên tăng do đồng đô la suy yếu Tiếp nối đà đi lên phiên trước đó, giá vàng trong phiên giao dịch đêm qua (19/11 - theo giờ Việt Nam) tiếp tục tăng nhẹ do đồng đô la Mỹ suy yếu. Theo đó, tại thị trường New York, giá vàng trong phiên giao dịch đã liên tục trồi sụt thất thường. Tuy nhiên, lúc chốt phiên, giá kim loại quý này...