Thêm một ứng dụng giao hàng ra mắt tại thị trường Việt Nam
Sáng 8.4, Công ty cổ phần ADiDi chính thức đưa ứng dụng giao hàng ra thị trường.
ADiDi tập trung vào giao nhận hàng điện máy – Ảnh: M.P
Ứng dụng ADiDi có các dịch vụ gồm giao hàng, giao hàng và lắp đặt, bảo hành sửa chữa và thuê kho chia sẻ. Trong đó, dịch vụ cốt lõi của ứng dụng này là giao hàng và lắp đặt, tập trung cho thị trường hàng điện tử, điện máy và điện gia dụng.
Theo ông Trần Thế Vinh, Tổng giám đốc Công ty ADiDi, hiện tại, thị trường bán lẻ nhóm hàng điện máy có gần 3.000 siêu thị của các chuỗi bán hàng hiện đại, gần 10.000 cửa hàng truyền thống và các kênh online. Để cạnh tranh, các nhà bán lẻ luôn tính toán những giá trị: chi phí, bảo hành, chất lượng dịch vụ và kiểm soát giá cả… ở mức thấp nhất. Nhưng đồng thời các cửa hàng cũng phải chấp nhận đầu tư đội ngũ để thực hiện các khâu của quy trình kinh doanh từ nhận đơn hàng đến giao hàng, lắp đặt, bảo hành và hỗ trợ bảo hành. Điều này cũng khiến cho cửa hàng bị tăng chi phí trong hoạt động. Vì vậy, ứng dụng ADiDi sẽ là cầu nối những nguồn lực sẵn có như đối tác giao hàng, đội ngũ nhân viên lắp đặt cũng như kết nối hệ thống bảo hành của các hãng trên toàn quốc. Từ đó các nhà bán lẻ chỉ tập trung vào khâu bán hàng, tối ưu hiệu quả hoạt động của mình.
ADiDi đã hoàn thiện các dịch vụ giao hàng từ kích thước nhỏ (tai nghe, smartphone…) đến cồng kềnh (tủ lạnh, tivi, máy lạnh…) và kèm theo chức năng thu hộ lên đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, với những sản phẩm cần lắp đặt thì đội ngũ nhân viên ADiDi cũng sẽ nhận thực hiện. Khách hàng cũng dễ dàng tìm kiếm những trung tâm bảo hành của tất cả các thương hiệu đang có mặt tại Việt Nam như Samsung, Sony, LG, Daikin, Toshiba, Panasonic… để giúp tiết kiệm thời gian. Mức phí của các dịch vụ đều được hiển thị ngay trên ứng dụng để người dùng có thể chấp nhận. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 2.000 lượt tải ứng dụng này, trong đó có hơn 100 khách hàng doanh nghiệp sử dụng.
Ông Trần Thế Vinh chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển thêm dịch vụ hướng đến phục vụ nhu cầu về sản phẩm gia dụng cho hộ gia đình. Ví dụ như khi cần mua và thay thế bóng đèn, vòi nước bị hư hỏng…, khách hàng có thể vào ngay ứng dụng ADiDi để đặt mua và có nhân viên giao hàng cùng lắp đặt ngay. Hơn nữa, khi sử dụng dịch vụ này cả khách hàng và các nhà bán lẻ hàng điện tử, hàng điện máy sẽ dễ dàng kết nối với nhau. Khi đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát được quá trình thực hiện và đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên. Từ đó giúp cho các công ty, cửa hàng cũng cải tiến và đảm bảo được chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tăng sức cạnh tranh nhiều hơn. Sau TP.HCM, ứng dụng ADiDi cũng sẽ ra mắt tại Đà Nẵng và Hà Nội.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Cross Value Innovation Forum 2018: Cuộc trình diễn của công nghệ tương lai
Sự thay đổi có tính chiến lược toàn cầu của hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản hướng đến các mục tiêu tăng trưởng của 100 năm tiếp theo.
Panasonic tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập với sự kiện đặc biệt kéo dài một tuần lễ (từ 29/10-3/11) tại Tokyo với tên gọi Cross Value Innovation Forum 2018 thu hút hơn 50.000 khách tham dự.
Mở ra tương lai của 100 năm tiếp theo, tập đoàn điện tử trăm tuổi của Nhật tập trung vào chiến lược "đồng sáng tạo" với các đối tác kinh doanh, khách hàng và người tiêu dùng hằng ngày. Đến năm 2012, thời điểm Kazuhiro Tsuga trở thành Chủ tịch thứ 8 của Panasonic, tập đoàn này tung ra chính sách tái cơ cấu với các biện pháp quyết liệt như cắt giảm khoản kinh doanh TV plasma.
Giới thiệu khái niệm Lifestyle Update "Cập nhật Lối sống", Chủ tịch Panasonic Kazuhiro Tsuga giải thích rằng tập đoàn hiện đang chuyển sang chiến lược cung cấp các sản phẩm hướng đến sở thích và lối sống cá nhân. Hệ sinh thái các sản phẩm được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, big data và áp dụng trong thời gian thực.
Tại sự kiện Cross Value Innovation Forum 2018, Panasonic cũng có cuộc trình diễn công nghệ và ý tưởng công nghệ về xe điện, điện toán đám mây, big data, robot... ứng dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, logistic, phân phối, vận chuyển...
Sự chuyển đổi như vậy sẽ đòi hỏi một cái nhìn tươi mới về thương hiệu Panasonic sau 100 năm phát triển, từ một nhà cung cấp các sản phẩm điện tử gia dụng nổi tiếng của Nhật. Ông Tsuga lưu ý rằng xu hướng di động và đa dạng hóa lối sống cũng như sở thích cá nhân tạo ra cơ hội sâu sắc cho Panasonic thay đổi trên quy mô toàn cầu. Nhiều hợp tác giữa Panasonic và các đối tác đã có những kết quả đầu tiên.
Chẳng hạn, Panasonic đã giúp chuỗi nhà hàng lẩu Hai Di Lao lớn nhất tại Trung Quốc cung cấp dịch vụ nhanh hơn và nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Hệ thống này có hơn 360 cửa hàng trên toàn thế giới và khoảng 50.000 nhân viên, đang sử dụng robot của Panasonic trong các nhà hàng ở Bắc Kinh để tự động hóa quy trình chuẩn bị thức ăn và các hệ thống tự động khác cho phép khách hàng điều chỉnh thực đơn bất cứ khi nào họ muốn. Đây là một ví dụ về "Cập nhật Lối sống" của người tiêu dùng nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng, đồng thời cải thiện an toàn lao động.
Thiết bị vận chuyển sử dụng trong sân bay.
Hay Technologies, một công ty quản lý năng lượng tập, áp dụng công nghệ kính cách điện chân không hiệu suất cao của Panasonic cho các công ty xây dựng nhà ở tạm thời cho công nhân xây dựng. Nhà có thể xây dựng và đưa vào sử dụng trong vòng 2 tháng, có thể dễ dàng được cá nhân hóa theo nhu cầu người ở.
Trong một nỗ lực mới, Panasonic đang thử nghiệm công nghệ thanh toán tự động cho các nhà bán lẻ hợp tác với Trial, một chuỗi các cửa hàng giảm giá có trụ sở tại thành phố Fukuoka, phía tây nam Nhật Bản. Đây là một nỗ lực đầy tham vọng để tạo ra một phiên bản tiếng Nhật phát triển khái niệm cửa hàng tiện lợi không dùng tiền mặt như Amazon.com, Amazon Go.
Panasonic cũng đã đầu tư mạnh vào sản xuất pin xe hơi trong một hợp tác với hãng xe Mỹ Tesla. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành của Alibaba cho Nhật Bản Makoto Koyama cho biết, Panasonic có thể khai thác dữ liệu lớn hơn để thu hút những hiểu biết hành vi của người tiêu dùng trên các kênh thương mại điện tử của Alibaba.
Mô hình xe điện giải trí của Panasonic.
Điểm nhấn trong chiến lược phát triển của Panasonic là HomeX dự kiến được thương mại hóa vào năm 2019. Dự án này nhằm tạo ra giá trị mới trong cuộc sống hằng ngày thông qua thiết kế tập trung vào người dùng và giao diện người dùng với nhiều không gian sống khác nhau. "HomeX kết nối với người dùng 24/7. Đây là cơ sở hạ tầng thông tin tổng thể hiểu được những gì gia chủ muốn, thay đổi theo mùa, hoặc tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, và nó thậm chí có thể gọi đúng nhạc dựa trên tâm trạng của người sử dụng", ông Tsuga giới thiệu về sản phẩm mới của Panasonic.
Giới thiệu về HomeX.
HomeX là một bảng điều khiển nhà thông minh được tích hợp vào ngôi nhà với màn hình cảm ứng cho phép người dùng truy cập vào tất cả các thiết bị được kết nối trong nhà. Khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, chủ nhân của HomeX có khả năng "nói chuyện" với các thiết bị gia dụng và các thiết bị có thể nói chuyện với nhau. Một chiếc tủ lạnh thông minh trong HomeX có thể hướng dẫn người dùng công thức nấu ăn, sau đó hiển thị hướng dẫn về cách chế biến bữa ăn, cũng như theo dõi nhiệt độ của bếp và thậm chí có thể điều chỉnh bộ ổn nhiệt nếu môi trường xung quanh nhiệt độ phát triển quá nóng do nấu ăn.
Panasonic được thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 1918 dưới cái tên Matsushita Electric Housewares Manufacturing Works, nơi sản xuất ổ cắm bóng đèn. Ngày nay, HomeX là một phần của sự thay đổi cơ bản theo cách mà Panasonic đang tìm kiếm trong 100 năm tới.
Theo Báo Mới
Chiến lược 'bình dân hóa công nghệ' giúp Asanzo thắng lớn ở nông thôn Thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng và vận dụng chiến lược 'bình dân hóa công nghệ' giúp Asanzo thành công trong việc đưa sản phẩm điện máy hiện đại đến từng gia đình ở nông thôn. Cách đây 5 năm, người nông dân gần như không có cơ hội sở hữu các thiết bị điện máy tiên tiến như tivi, máy lọc...