Thêm một thi thể được tìm thấy gần khu vực sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3
Lực lượng chức năng vừa tìm thấy 1 thi thể nằm ở bờ suối gần khu vực sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3, nghi thuộc nhóm 15 công nhân mất tích.
Sáng 23/10, lực lượng tìm kiếm cho biết, nơi phát hiện thi thể nằm ở bờ suối gần khu vực sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Lực lượng chức năng cho rằng khả năng thi thể này là 1 trong số 15 còn mất tích sau vụ sạt lở khiến 17 công nhân bị vùi lấp vào ngày 12/10.
Hiện thi thể trên được đưa xử lý, vệ sinh rồi đưa về Thủy điện Rào Trăng 4 và dự kiến chiều nay sẽ đưa về TP Huế để giám định ADN, xác định danh tính.
Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích trong vụ sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3.
Trước đó, 2 thi thể công nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3 cũng được tìm thấy và xác định danh tính, đưa về cho người nhà an táng.
Lực lượng công binh của Quân khu 4 trước đó cho nổ mìn những tảng đá nằm chắn ngang đường bộ từ Thủy điện Rào Trăng 4 lên Thủy điện Rào Trăng 3 và dự kiến trong ngày 23/10 tuyến đường này được thông để đưa hơn 10 xe cơ giới chờ sẵn bên dưới lên khu vực sạt lở tìm kiếm các nạn nhân.
Ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Quân khu 4 điều chó nghiệp vụ sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn. Hiện nay, hệ thống mạng di động tại thủy điện này vẫn chưa kịp khắc phục xong vì còn nhiều trở ngại.
12h ngày 12/10, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nhận được tin báo của người dân về sự cố sạt lở tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3.
Ngay chiều cùng ngày, Đoàn công tác 21 người của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức đi kiểm tra, khảo sát để xác minh, kiểm tra thông tin và có phương án cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
Tối 12/10, trên đường di chuyển đến hiện trường, đoàn tạm nghỉ tại Trạm quản lý bảo vệ rừng 67. Vào lúc 00h00 ngày 13/10, quả đồi gần đó bất ngờ sạt lở vùi lấp khu vực đoàn đang tạm nghỉ. 8 người may mắn thoát ra khỏi khu vực sạt lở, 13 người mất tích.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, 2 vụ sạt lở liên tiếp xảy ra khiến tổng cộng 30 người mất tích, trong đó có 17 công nhân tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 và 13 người trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn.
Tối 15/10, toàn bộ thi thể 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích trong đoàn của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên – Huế được lực lượng chức năng tìm thấy.
Video: Cảnh báo sạt lở thuỷ điện Rào Trăng 3 bị phớt lờ?
Vụ sạt lở đất tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337: Cha già đau đớn khi biết tin con trai hy sinh
Những hy vọng mong manh về người con trai cả, Thượng tá Lê Văn Quế, là 1 trong 22 cán bộ, chiến sỹ gặp nạn trong vụ sạt lở núi ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã không còn. Người cha già gần như suy sụp, đau đớn mong đón anh trở về với quê cha, đất tổ.
Thông tin Thượng tá Lê Văn Quế (SN 1971) thôn 1 xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là 1 trong 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 gặp nạn trong vụ sạt lở núi ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã khiến gia đình, người thân bàng hoàng trước nỗi mất mát quá lớn.
Người dân cùng đồng đội đến chia sẻ, động viên gia đình ông Thế vượt qua nỗi đau, mất mát
Đã 3 ngày trôi qua, từ khi nghe tin con trai bị vùi lấp trong vụ sạt lở tại đơn vị, mặc dù đã từng là người lính vào sinh ra tử, mang trên mình những vết thương do bom đạn, tuy nhiên khi nghe tin con mình gặp nạn, ông Lê Văn Thế (đã hơn 70 tuổi, bố Thượng tá Quế) đã ngã gục và ốm nặng. Căn bệnh cao huyết áp và nhiều triệu chứng tuổi già vốn đã làm sức khỏe của ông suy kém, nay tin dữ báo về từ đơn vị của con trai càng khiến ông không thể gượng dậy.
Tuy tai đã kém nhưng ông Thế vẫn còn rất minh mẫn. Khuôn mặt người cha già nơi quê nhà như trai sạn trước nỗi đau, nỗi mất mát không thể bù đắp nổi. Những giọt nước mắt cứ lặng lẽ, âm thầm rơi trong căn phòng, nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của người con trai cả.
Từ ngày nhận được tin chính quyền xã Hoằng Trinh cử người túc trực để hỗ trợ gia đình
Từ khi biết thông tin, bà con hàng xóm, các đoàn thể trong xã đã đến động viên, chia sẻ cùng gia đình. Theo người thân, Thượng tá Lê Văn Quế là con trai đầu trong gia đình có 5 anh em. Từ nhỏ, anh là một người anh mẫu mực và hiền lành. Nhà đông con, anh phải vừa học vừa phụ giúp bố mẹ dạy bảo cho từng đứa em của mình.
Khi anh theo con đường binh nghiệp, gia đình rất tự hào vì có người con, người cháu đã trưởng thành và đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thượng tá Quế có 2 người con trai, con trai lớn của anh đang học năm thứ 3 đại học và cậu trai út vừa tốt nghiệp cấp 3.
Đỡ bố ngồi dậy uống chút nước, anh Thành (con trai út của ông Thế) chia sẻ: "Khi nhận được thông tin, 2 bên nội ngoại đã cử 7 người vào trong Quảng Trị để chờ tin tức. Mẹ tôi mất cách đây hơn 10 năm. Sức khỏe bố tôi vốn đã yếu, khi biết tin anh Quế hy sinh ông càng suy sụp. Sáng nay, đại diện gia đình cũng đã lên tỉnh đội để thống nhất cách thức tổ chức tang lễ".
Cố gặng ngồi dậy uống chút nước, ông Thế mong sao thi thể anh Quế sớm về với tổ tiên
Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa cho biết: "Tháng 9/1990, anh Lê Văn Quế lên đường nhập ngũ rồi tiếp tục theo học để tiếp nối con đường quân sự chuyên nghiệp và công tác cho đến nay. Trước khi ra đi, anh đang giữ chức vụ Chủ nhiệm Hậu cần của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4.
Trong quá trình công tác, anh Quế đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã đến động viên, chia sẻ, cử người túc trực 24/24 tại gia đình ông Thế. Anh Quế hy sinh là sự mất mát lớn đối với gia đình và địa phương".
Tại quê nhà ở xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, bố mẹ Thượng úy Lê Đức Thiện (SN 1980), 1 trong 22 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn đã khóc cạn nước mắt khi nhận được tin dữ.
Trong căn nhà cấp 4 đã cũ, khi biết tin con trai mãi mãi không về, ông Lê Xuân Năm (bố Thượng úy Thiện) bó gối ngồi một chỗ. Dù cố tỏ ra điểm tĩnh nhưng mắt ông đỏ hoe, thỉnh thoảng ông lại đưa tay lên lau nước mắt.
"Lúc nghe chính quyền địa phương thông báo và thông tin từ báo đài, vợ chồng tôi vẫn mong mọi người sẽ bình an. Thế nhưng, hy vọng đã vụt tắt, đứa con ngoan hiền, hiếu thảo của chúng tôi đã mãi mãi không về. Cháu nó đã hi sinh, gia đình mong muốn đưa cháu về quê án táng", ông Năm nghẹn ngào
Ông Năm, bố Thượng úy Lê Đức Thiện đau đớn trước sự hy sinh của người con trai
Vợ chồng ông Năm sinh được 5 người con, Thượng úy Lê Đức Thiện là con thứ 2. Dù đã 40 tuổi nhưng anh vẫn chưa lập gia đình. Học hết lớp 12, biết bố mẹ nghèo khó, anh Thiện nhất quyết không thi đại học mà xung phong đi nghĩa vụ để bố mẹ còn nuôi các em. Nhờ miệt mài phấn đấu, anh Thiện sau đó đã được vào chuyên nghiệp.
Đã nhiều cái Tết anh Thiện không về với bố mẹ, vì "chưa có gia đình nên tình nguyện ở lại trực thay cho đồng đội có gia đình". Năm nay, anh dự định về quê ăn Tết và còn hứa sẽ tìm cho mẹ một nàng dâu thảo. Nào ngờ, tai họa bất ngờ ập xuống khiến dự định của anh chẳng bao giờ thực hiện được.
Trước đó, vào rạng sáng 18/10, tại khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 Quân khu 4 (thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp nhiều dãy nhà khiến 22 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị gặp nạn. Đến chiều 19/10, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy toàn bộ 22 thi thể. Tất cả đã được đưa về TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị để tổ chức tang lễ.
Đã tìm thấy 19 thi thể trong trong vụ lở núi ở Đoàn 337 Sau hơn 1 ngày tìm kiếm khẩn trương, đến đầu giờ chiều ngày 19.10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 19 thi thể trong vụ sạt lở núi tại doanh trại Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 (thuộc Quân khu 4), đóng trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Các lực lượng đang gấp rút để hoàn thành...