Thêm một thành viên gia tộc Bush tham gia chính trường Mỹ
Triều đại chính trị Bush có một thành viên trẻ đầy triển vọng, khi George P. Bush, cháu nội cựu Tổng thống George H.W. Bush, đã đắc cử vào một vị trí công tại bang Texas.
George P. Bush.
George P. Bush, 38 tuổi, là cháu cựu Tổng thống George H.W. Bush và cựu Tổng thống George W. Bush (người tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama), và là con trai ông Jeb Bush, nguyên thống đốc bang Florida và là ứng viên nhiều tiềm năng vào chức vụ tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.
Thành viên trẻ của gia tộc Bush đắc cử vào vị trí ủy viên hội đồng bang phụ trách quản lý đất công và giám sát những khoản thu nhập lớn trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tại bang Texas.
Xuất thân là một luật sư trong một doanh nghiệp về năng lượng, George P. Bush là nhân vật đầu tiên trong một dòng họ chính trị gia lâu đời giành được chiến thắng ngay trong cuộc tranh cử đầu tiên.
Tuy cái tên Bush gợi lên những tình cảm trái ngược nhau ở Mỹ, song nó vẫn là một tài sản có giá trên chính trường bang Texas, nơi George W. Bush từng làm thống đốc trước khi được bầu làm tổng thống năm 2001.
Cựu Tổng thống George H.W. Bush (trái) cùng 2 con trai George W. Bush (giữa) và Jebb Bush.
Video đang HOT
George P. Bush đã quyên góp được hàng triệu đô la cho cuộc tranh cử của mình trong bang, phá vỡ các kỷ lục về quyên tiền cho việc tranh cử vào một chức vụ xưa nay ít thu hút được sự chú ý của dân chúng.
Trong khi đó, cha của George P. Bush, ông Jeb Bush, từng thừa nhận rằng ông không loại trừ việc tranh cử tổng thống vào năm 2016.
Hoàng Cường
Theo AFP
Dân chủ thất thế - Chính trường Mỹ thêm căng thẳng
Lịch sử bầu cử Mỹ đã lặp lại đúng như cách đây 10 năm khi đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4/11 vừa qua, đã giành trọn quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội.
Kết quả này đẩy chính trường Mỹ trong hai năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Barack Obama vào tình thế đã khó lại càng khó hơn, cả trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Uy tín của Tổng thống Obama tụt dốc - Ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney (phải) giành ưu thế. Ảnh: Telegraph
Tại Hạ viện, phe Cộng hòa đã dễ dàng giữ được quyền kiểm soát do đảng này hiện đang nắm đa số ghế áp đảo nhất (233/435) kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tâm điểm của cuộc bầu cử ngày 4/11 là các ghế Thượng nghị sĩ. Kết quả cho thấy đảng Cộng hòa đã giữ được 45 ghế và giành được thêm 7 ghế từ đảng Dân chủ, nắm trọn quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội.
Chiến thắng mang tính quyết định của đảng Cộng hòa thể hiện tại 7 bang gồm: North Carolina, Arkansas, Colorado, Georgia, Iowa, Kansas và West Virginia. Chiến thắng tại West Virgina của ông Shelley Moore Capito đánh dấu lần đầu tiên trong gần 30 năm qua đảng Cộng hòa giành được chiếc ghế này từ tay đảng Dân chủ.
Dường như đã "linh cảm" được thất bại, chiều 4/11, trước khi quá trình bỏ phiếu kết thúc, Tổng thống Obama đã phát biểu trên đài phát thanh, đổ lỗi rằng kỳ bầu cử các ghế Thượng nghị sĩ năm nay đều rơi vào những bang có thiên hướng nghiêng về Cộng hòa.
Sẽ phải mất nhiều tháng, thậm chí hàng năm để phân tích và mổ xẻ những nguyên nhân thất bại của đảng Dân chủ, song trước mắt, giới phân tích đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, cuộc bỏ phiếu ngày 4/11 diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã cải thiện đáng kể trong 6 năm qua, nhưng sự ủng hộ dành cho Tổng thống Obama đã liên tục giảm sút, xuống dưới mức 40% so với thời kỳ đỉnh cao 83%-89% năm 2008 khi ông là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Đây là lý do các chuyên gia xác định cuộc bỏ phiếu vừa qua là cuộc trưng cầu dân ý đối với khả năng cầm quyền của Tổng thống Obama. Do uy tín của ông chủ Nhà Trắng "tụt dốc", nhiều ứng cử viên của đảng Dân chủ đã tìm cách xa lánh và không mời ông đi vận động tranh cử. Trái lại, phe Cộng hòa lại triệt để khai thác những thất bại của ông Obama làm tâm điểm của các tấm quảng cáo tranh cử truyền hình.
Các chuyên gia PR của Nhà Trắng thậm chí cũng không dám để Tổng thống phát biểu ủng hộ ứng cử viên này hay ứng cử viên khác vì sợ "sự truyền nhiễm từ ông Obama lây sang họ giống như virus Ebola đang hoành hành các nước Tây Phi". Cựu Chủ tịch Ủy ban toàn quốc của đảng Cộng hòa, ông Mike Duncan hồ hởi nói rằng: "Tôi nghĩ điều mấu chốt là nước Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Obama. Chúng ta đang đưa nước Mỹ trở lại vị trí một nước trung hữu mà người dân mong muốn".
Cử tri Mỹ ký vào danh sách đăng ký bầu cử trước khi bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Manhattan, New York ngày 4/11. Ảnh: Lê Dương - Phóng viên TTXVN tại Mỹ
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến thất bại trên là do lực lượng cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu thấp hơn nhiều so với các kỳ bầu cử trước, mặc dù đêm trước khi cử tri cầm lá phiếu, ông Obama đã lên tiếng hối thúc cử tri của đảng này "đừng ở nhà và đừng để ai lựa chọn tương lai của bạn".
Phe Dân chủ xưa nay trông chờ vào khối cử tri phụ nữ độc thân, cử tri trẻ, cử tri gốc Mỹ-Latinh và cử tri gốc Phi. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, số lượng cử tri thuộc các nhóm này tham gia bỏ phiếu giảm mạnh, trong khi đảng Cộng hòa có vẻ khuấy động được cử tri của họ đi bỏ phiếu đông đảo hơn.
Nguyên nhân thứ ba là truyền thống bầu cử Mỹ bởi trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cử tri Mỹ thường có thiên hướng ủng hộ đảng không nắm quyền Nhà Trắng. Qua các cuộc bầu cử trước, đảng của tổng thống đương nhiệm trong nhiệm kỳ thứ hai thường mất trung bình hơn 20 ghế tại Hạ viện.
Nguyên nhân thứ tư là do đảng Cộng hòa - chính đảng chủ yếu gồm những người giàu có - đổ ra nhiều tiền bạc hơn nhằm thực hiện bằng được mục tiêu lật ngược thế cờ. Trung tâm Phản ứng Chính trị ước tính mức chi cho các cuộc bầu cử năm nay khoảng 3,9 tỷ USD và là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong đó riêng chi phí cho các ghế Thượng viện là 498,7 triệu USD và các ghế Hạ viện là 283,1 triệu USD.
Thông thường, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm nay còn được đánh giá như một cuộc bỏ phiếu "chấm điểm" cho chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama. Tờ "Washington Post" ngày 4/11 cho rằng Chính quyền Obama như thể đang rơi từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác.
Hiện Washington đang phải đối mặt với một loạt vấn đề đối ngoại. Bầu không khí Chiến tranh Lạnh dường như đang trở lại với châu Âu, trong khi ở Trung Đông, nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang "làm mưa làm gió". Nạn dịch Ebola ở châu Phi đang trở thành nguy cơ không chỉ đe dọa nước Mỹ mà còn là mối lo toàn cầu; một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran vẫn còn xa vời, trong khi tiến trình hòa đàm Israel-Palestine tiếp tục rơi vào bế tắc... Với việc phe Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội, tất cả những vấn đề trên xem ra ít nhiều cũng đều sẽ bị tác động lớn.
Việc phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội chắc chắn sẽ tác động mạnh tới chính trường Mỹ trong hai năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Obama. Chuyên gia phân tích bảo thủ Michael Barone nhận định: "Tôi nghĩ cơ bản một mặt chúng ta đều thấy những vấn đề về kinh tế, chính sách đối ngoại, thế giới lộn xộn đang gây thiệt hại cho đảng Dân chủ và ít nhất tạm thời có lợi cho đảng Cộng hòa, nhưng về mặt dài hạn, sau cuộc bầu cử, dĩ nhiên đảng Cộng hòa sẽ phải đề ra một cái gì đó khác lạ".
Đa số ý kiến cho rằng mọi chuyện vẫn xấu như trong các năm qua, thậm chí còn tệ hại hơn. Đảng Cộng hòa ở vị thế thuận lợi hơn để thúc đẩy các chương trình nghị sự của họ, ép Tổng thống Obama phải nhượng bộ. Áp lực đến với ông Obama từ nhiều vấn đề đối nội, bao gồm các chương trình cải cách y tế, chế độ nhập cư và thuế, kiểm soát súng đạn, cách thức xử lý nguy cơ dịch bệnh Ebola hoặc dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Canada xuống tận miền Nam nước Mỹ,....
Thắng lợi ngày 4/11 còn được coi là bước đầu tiên dọn đường cho đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua giành chiếc ghế tổng thống thứ 45 của nước Mỹ vào năm 2016 tới. Đây là lý do khiến cuộc bỏ phiếu ngày 4/11 được ví như "sự bắt đầu" cho năm 2016. Chiến thắng của các ứng cử viên Cộng hòa tại những "bang nhà" của đảng Dân chủ như Colorado và Iowa là một dấu hiệu cảnh báo phe Dân chủ rằng họ sẽ gặp không ít khó khăn trong năm 2016.
Đây là lý do các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của hai đảng như Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush của đảng Cộng hòa và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cùng chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton đã ráo riết tham gia các cuộc vận động cho các ứng cử viên của đảng mình tại những bang quan trọng.
Mặc dù vậy, cũng không loại trừ khả năng là do chiếm được đa số nhưng vẫn không đủ mức 2/3 (60 ghế) tại Thượng viện để thao túng mọi quyết sách, nên phe Cộng hòa có thể phải tính tới chuyện nhượng bộ trong một số vấn đề nhằm ghi điểm cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016. Theo giới quan sát, nếu đảng Cộng hòa không thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ trong một số vấn đề nhất định, họ cũng có thể bị cử tri "tính sổ" vào năm 2016.
Theo Thái Hùng (P/v thường trú TTXVN tại Mỹ)
Tin tức
Em gái ông Kim Jong-un đã kết hôn và gia nhập chính trường Truyền thông Hàn Quốc ngày 30/10 khẳng định, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã kết hôn với một quan chức làm việc cho đơn vị bí mật "Phòng 39", và gia nhập hàng ngũ lãnh đạo tại nước này. Bà Kim Yo-jong (vòng tròn đỏ) Thông tin được tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đăng tải,...