Thêm một “thảm họa” gây phẫn nộ giờ vàng
Khán giả vừa thở phào khi thoát khỏi Anh chàng vượt thời gian thì đã đụng ngay một “siêu nhảm” khác thế chỗ là Lời thú nhận của Eva.
Những tưởng sau những phản ứng gay gắt từ dư luận, đài truyền hình sẽ cẩn trọng hơn trong việc đưa phim lên sóng. Nhưng xem ra nhà đài không coi chuyện này quan trọng lắm.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Có thể nói Lời thú nhận của Eva nhảm ngang ngửa Xin thề anh nói thật, từ nội dung cho đến cách thể hiện. Lối kể chuyện thậm xưng vượt quá ngưỡng chịu đựng của khán giả có vẻ đang là mốt của phim hài phía Bắc. Nếu như trước kia, tiếng cười trong phim phía Bắc tinh tế và sâu sắc bao nhiêu thì giờ đây lại vô duyên và nhạt nhẽo bấy nhiêu.
Một cảnh trong phim Lời thú nhận của Eva.
Nhân vật chính – San – là một cô gái không biết tự đánh giá năng lực bản thân. Mặc dù bị nhà sản xuất từ chối kịch bản, cô ta vẫn nằng nặc rằng tác phẩm của mình hay, rồi truy lùng số điện thoại cầm tay, điện thoại nhà riêng của giám đốc để khủng bố anh ta bất cứ lúc nào. Cách làm đó chắc chắn không thể có ở một người biết điều, mà theo kiểu “cố đấm ăn xôi”, ép người khác phải chấp nhận sản phẩm của mình bằng mọi giá. Việc San tìm cách lọt vào nhà giám đốc trong vai trò ôsin để thuyết phục anh ta chấp nhận kịch bản của mình là chi tiết mấu chốt cho câu chuyện phát triển, nhưng mấu chốt đó cũng quá khiên cưỡng đến nỗi khó chấp nhận được.
Nhân vật bà mẹ ( Chiều Xuân) thì luôn “cưa sừng làm nghé”, đỏng đảnh, ra ngắm vào vuốt và nói những câu ngớ ngẩn khiến khán giả chịu không nổi, nhất là những đoạn bà này tương tư bạn trai. Cách diễn cố tạo của Chiều Xuân đã biến hình ảnh người mẹ thành kiểu “nửa người lớn, nửa trẻ con”, chỉ thấy nhố nhăng và lố bịch.
Phản cảm nhất là đoạn nhà giám đốc tuyển osin với cảnh một loạt cô gái ngồi xếp hàng dài để dự tuyển. Thế rồi các cô bị loại hết vì không ai làm nổi món trứng ốp la hay quét được cái nhà! Bản thân San thì không phân biệt được đâu là chai nước rửa kính, đâu là chai nước rửa bồn cầu, phải gọi điện về nhà hỏi bà. Kể cả chưa khi nào động đến thì ít nhất cô ta cũng phải biết đọc chứ! Lỗi “ngu hóa” nhân vật một lần nữa lại nổi cộm ở bộ phim này, giẫm vào “vết xe đổ” của Xin thề anh nói thật.
Ngoài ra, các nhân vật trong phim cũng thiếu số phận. Khán giả không hiểu họ làm nghề gì mà có thể sống sung túc, chỉ thấy họ mặc nhiên xuất hiện là đã như vậy rồi.
Video đang HOT
Từ dở đến dở
Hồi Anh chàng vượt thời gian lên sóng và bị chê thậm tệ, giám đốc hãng sản xuất Năng Động Việt là bà Ngọc Ngân kêu gọi khán giả bình tĩnh vì phim chưa đi được 1/3 chặng đường. Tuy nhiên, ở vào thời đại kênh truyền hình nhiều như nấm, việc chuyển kênh diễn ra trong tích tắc mà yêu cầu khán giả kiên nhẫn “gặm” những món khó nhằn để hiểu ý đồ của mình là điều không tưởng. Nếu những tập đầu không thu hút thì ai có đủ nhiệt tình để theo dõi tiếp. Và lấy gì đảm bảo rằng phim đang dở thì bỗng dưng hóa hay? Lời thú nhận của Eva là một trong những phim như thế.
Một cảnh trong phim Lời thú nhận của Eva.
Nắm được tâm l&lrmí này, một số nhà sản xuất có vẻ thức thời hơn khi đầu tư khá kỹ lưỡng cho những tập đầu nhằm tạo dư luận tốt. Tiếc thay, phim lại diễn biến ngày càng dở, giống như tô bún riêu chỉ được lớp váng mỡ màu mè cho bắt mắt mà thiếu độ đậm đà. Đó là trường hợp của phim Tóc rối. Phần đầu được làm khá tốt, nhưng càng về sau càng dài dòng, rối rắm đến nỗi có những nhận xét như: “Tóc rối càng xem càng rối”.
Trên diễn đàn dienanh.net, một khán giả nói: “Trước đây nếu có ai chê phim Việt thì tôi thường lên tiếng phản đối. Nhưng giờ đây chính tôi cũng không còn hứng thú gì với phim Việt nữa”. Khó mà nói rằng nhà làm phim không nhận thức được chất lượng yếu kém trong phim mình, bởi ít nhất họ cũng là những người có chuyên môn. Bản thân khán giả còn la ó, cớ gì họ không nhận ra. Vậy phải chăng vì mải chạy theo lợi nhuận và tiến độ mà họ không còn quan tâm đến chất lượng?
Khán giả tuy ủng hộ phim Việt thật, nhưng cái họ cần là chất lượng chứ không phải những thứ “thượng vàng hạ cám”. Nếu cứ duy trì sự dễ dãi, chạy theo số lượng mà thả nổi chất lượng, e rằng ngày phim Việt bị quay lưng không còn xa.
Theo 2Sao
Phim Việt: Nhà sản xuất không có "tầm", hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" ...
Thời gian gần đây, liên tiếp những dự án phim đầu tư cả chục tỷ đồng có nguy cơ vĩnh viễn không đến được với khán giả hoặc lên sóng trong nỗi chán chường, bực dọc của người xem.
Không ít ý kiến đổ lỗi cho kịch bản, rồi đạo diễn... nhưng bỏ sót một nhân tố chi phối toàn bộ dự án phim là nhà sản xuất.
Bị hoãn vô thời hạn
Chỉ mới lên sóng một tập phim vào "giờ vàng" ngày 21/2 trên VTV1, "nhà đài" phải tạm ngừng phát sóng bộ phim 30 tập Hãy cùng em điệu Sarikakeo
(Hãng phim Vàng miền Nam) sau khi có ý kiến cho rằng bộ phim còn nhiều nội dung, nhiều cảnh không đúng với đời sống văn hóa...
Cùng số tập và chung số phận như bộ phim trên là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (Công ty Trường Thành), nhưng bộ phim bị "ách" lại ngay từ khâu thẩm định của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Kết cục, sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim quốc gia, nó vẫn... nằm im từ năm ngoái đến nay, dù cả trăm tỷ đồng nhà sản xuất đã đổ vào dự án này cùng với biết bao kỳ vọng và cả những ý tưởng to tát khác đều chưa thành hiện thực.
Xin thề anh nói thậtcường điệu quá mức dẫn đến... giả.
Nhiều phim dở trên sóng truyền hình
Có phim đến với khán giả nhưng lại gây nên bao nỗi bực mình. Anh chàng vượt thời gian kể từ khi phát sóng tập đầu tiên trên VTV3 lúc 21 giờ từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần kể từ 8/3 đến khi ngừng phát sóng liên tiếp nhận được những lời chê bai từ báo giới và khán giả vì câu chuyện nhạt nhẽo, tình tiết đơn điệu, diễn tiến chậm chạp, bối cảnh hết sức sơ sài, nhiều diễn viên diễn xuất cứng, lồng tiếng không khớp... Ban đầu, hai nhà sản xuất và đồng đạo diễn Trương Thị Ngọc Ngân và Nguyễn Duy bắt tay nhau nhưng quay được phân nửa phim thì mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên. 200 phân cảnh đã quay bị hủy bỏ hoàn toàn, diễn viên gần như thay toàn bộ, nhà sản xuất chỉ còn một người là Ngọc Ngân.
Đoàn làm phim Anh chàng vượt thời gian khi chưa có các sự cố xảy ra
Ngoài vai trò sản xuất, nhà sản xuất này còn giữ chức danh... đạo diễn nghệ thuật (đạo diễn kỹ thuật là Hoàng Thiên Trụ). Quay lại từ tháng 2/2011 và lên sóng chỉ sau một tháng, vừa quay vừa phát sóng, trong khi đây là phim giả tưởng - cổ trang càng khiến cho những lo lắng về sự chuẩn bị chưa chu đáo của dự án này là có cơ sở. Giờ thì đến lượt diễn viên và nhà sản xuất tố nhau, rồi công ty hợp tác casting và nhà sản xuất Nguyễn Duy cùng đạo diễn Hoàng Thiên Trụ đang thuê luật sư để đòi tiền nhà sản xuất còn thiếu. Diễn viên Hứa Vĩ Văn sau khi tuyên bố bỏ dở vai diễn còn doạ đưa vụ việc này ra toà...
Bộ phim dài tập khác đang phát trên VTV3, Xin thề anh nói thật xây dựng nhân vật nam chính "quay vòng" trong mớ bòng bong tình ái với 7 phụ nữ nhưng phải lòng cô bạn Bảo Lâm nam tính. Nhưng theo nhiều báo chí đánh giá, sự cường điệu thái quá trong cách xây dựng nhân vật và các tình tiết biến Xin thề anh nói thật thành một bộ phim tâm lý hài viễn tưởng. Nhân vật nam chỉ có một cách tán gái duy nhất, cách nói dối duy nhất với cả 7 cô bồ. 7 nhân vật nữ xuất hiện nhàn nhạt...
Vai trò của người cầm "cương"
Trên đây chỉ "điểm danh" một số phim gần đây có chất lượng trồi sụt, còn trước đó cũng không ít phim gây bực dọc cho khán giả hay những dự án làm tốn giấy mực của báo giới, trong đó có nguyên nhân từ... nhà sản xuất. Đành rằng vai trò quyết định chất lượng nghệ thuật của bộ phim thuộc về đạo diễn nhưng với dự án phim truyền hình dài tập, kịch bản thật sự trở thành yếu tố tiên quyết để đạo diễn "gột nên hồ".
NSND Khải Hưng đồng tình với quan điểm là phim dài tập, kịch bản rất quan trọng và phim hay do kịch bản. Mà việc lựa chọn kịch bản (thậm chí ê-kíp) đều do một tay nhà sản xuất định đoạt. Với Xin thề anh nói thật, trước phản hồi từ báo giới, đạo diễn có tên tuổi tự nhận chịu trách nhiệm về bộ phim. Thế nhưng, đến lượt mình, đại diện nhà sản xuất cho rằng "phim là sản phẩm của đạo diễn" thì quả là... thiếu trách nhiệm. Phim là của nhà sản xuất vì đạo diễn chỉ là một người trong ê-kíp làm phim do nhà sản xuất quyết định lựa chọn.
Đạo diễn Khải Hưng ( Ảnh: ST)
Thực tế, nhiều bộ phim hiện nay do các nhà sản xuất "tay ngang" "cầm cương". Họ không được đào tạo về điện ảnh hay chưa từng làm phim mà thường mới chỉ làm... quảng cáo. "Cậy" có quan hệ hay bạn hàng để thu hút quảng cáo, rồi giỏi "luồn lách" "cửa phim" ở các đài, nhiều công ty tư nhân không tiếc tiền đầu tư cho các dự án phim lớn cả chục tỷ đồng. Với vai trò của nhà sản xuất, sự tác động của họ có thể đẩy bộ phim theo hướng mà họ mong muốn.
Đạo diễn triển khai bộ phim trên cơ sở phương án của nhà sản xuất, chưa kể những đạo diễn không có bản lĩnh càng bị nhà sản xuất xui khiến, can thiệp sâu vào những yếu tố thuộc trách nhiệm nghề nghiệp của đạo diễn. Thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu nghề, nhưng muốn phim nhanh hoàn thành tiến độ để kịp lên sóng, rồi tính toán sao cho tiết kiệm chi phí... đẩy ê-kíp, từ đạo diễn đến diễn viên, làm phim trong tâm lý ức chế và những bộ phim như vậy đến với khán giả trong cảnh cả người trong cuộc và... ngoài màn hình đều dở khóc dở cười.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài THVN) cho rằng: "Sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, đặc biệt là các dự án phim nhiều tập đang thiếu một đội ngũ các nhà sản xuất am hiểu công việc đạo diễn và tất cả các công đoạn sản xuất phim, kể từ khi bộ phim trên giấy cho đến khi đóng máy và cả lúc ra rạp. Họ đồng hành với đội ngũ sáng tác về mặt nội dung, kỹ thuật và cả hậu trường của một bộ phim".
"Điểm mặt" các nhà sản xuất một số dự án phim lùm xùm nói trên, hầu hết họ đều là những người mới bước vào địa hạt làm phim hay dự án trước đó của họ chẳng mấy thành công. Có lẽ không nhà sản xuất nào dám chắc dự án 100% thành công hay phim lên sóng sẽ tạo "sốt", nhưng một nhà sản xuất có tầm nhìn, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tránh được những sự cố không đáng có trong quá trình triển khai dự án hay đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể để bộ phim ra đời. Những vấp váp thì khó tránh khỏi với ngay cả các nhà sản xuất chuyên nghiệp, nhưng khi phim quay hơn nửa rồi hai nhà sản xuất cãi nhau dẫn đến... thay đổi gần như toàn bộ diễn viên thì thật khó hiểu. Hay dự án phim liên quan đến đề tài tín ngưỡng mà không tham khảo ý kiến các giới chức liên quan thì... nhà sản xuất được coi là "điếc không sợ súng"...
Trước sức hấp dẫn của lợi nhuận từ doanh thu quảng cáo, phim truyền hình trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút lắm nhà đầu tư có tiền vung vào. Nhưng khi nhà sản xuất không có "tầm" và được tiếp tay bởi những hội đồng duyệt phim thiếu "tâm" dẫn đến hậu quả là khán giả bị "tra tấn" bởi phim hết ngày này qua ngày khác. "Giờ vàng" không đáng bị lãng phí cho những sản phẩm ra đời từ những "cái bắt tay" đầy nghi hoặc như thế.
Theo 2Sao
Những bộ phim dở 'tung hoành' trên giờ vàng phim Việt Khi "Xin thề anh nói thật" và "Anh chàng vượt thời gian" lên sóng đã vấp ngay làn sóng phản đối từ khán giả thì buộc những người làm phim phải có trách nhiệm hơn với chính tác phẩm của mình. Khi phát sóng Những người độc thân vui vẻ, Ngôi nhà có nhiều cửa sổ, Có lẽ nào ta yêu nhau hay...