Thêm một Super app tham chiến thị trường Việt Nam, chuyên mua hàng hộ, nạp/rút tiền tại nhà, giao đồ ăn, đi chợ hộ
Với định hướng trở thành một siêu ứng dụng giống Go-Jek tại Việt Nam, tháng 10/2019, HeyU sẽ cho ra mắt nền tảng đa dịch vụ xoay quanh các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, bao gồm: Mua giúp hàng hóa, Sai vặt, Nạp/Rút tiền ngân hàng 24/24 phục vụ tại nhà, Giao đồ ăn, và Đi chợ hộ.
Ngày 9/9/2019, CTCP công nghệ HeyU Việt Nam chính thức ra mắt thị trường TP. Hồ Chí Minh sau hai năm phát triển mạnh mạng lưới tài xế đối tác tại thị trường Hà Nội, đồng thời công bố nền tảng ứng dụng mới với đa dịch vụ xoay quanh các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, bao gồm: Mua giúp hàng hóa, Sai vặt, Nạp/Rút tiền ngân hàng 24/24 phục vụ tại nhà, Giao đồ ăn, và Đi chợ hộ.
Theo đó, HeyU (tên gọi cũ là Săn Ship) là ứng dụng giao hàng tức thì trong nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ kết nối các chủ cửa hàng với tài xế giao hàng ( shipper) tự do. HeyU cung cấp giải pháp quản lý đơn hàng toàn diện cho chủ shop và shipper; rút ngắn thời gian giao nhận đơn; sử dụng công nghệ tự động tính toán quãng đường ngắn nhất và nhanh nhất cho shipper, đồng thời tối ưu hóa hành trình giao nhiều đơn mà vẫn đảm bảo chi phí tiết kiệm cho chủ shop.
Một ưu điểm nổi trội của dịch vụ đó là giá cước vận chuyển của HeyU hoàn toàn do chủ cửa hàng quyết định. Việc làm chủ giá vận chuyển sẽ giúp tối ưu lợi nhuận kinh doanh, minh bạch giữa tài xế và khách hàng, đồng thời đảm bảo không bị tăng giá, nhân giá vào giờ cao điểm. Mọi đơn hàng được tài xế đến nhận hàng trong 5 đến 10 phút và giao tận tay đến khách hàng trong 55 phút.
Video đang HOT
Một điểm cộng nữa của HeyU cho phép các tài xế có thể gom các đơn hàng, trong cùng một thời điểm có thể nhận tối đa ba đơn hàng đồng thời, tăng thêm doanh thu trên cùng một cung đường di chuyển.
Lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh làm thị trường phát triển thứ hai sau Hà Nội nằm trong kế hoạch phát triển, mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ của HeyU. HeyU kỳ vọng đây sẽ là thị trường trọng điểm với nguồn đơn và số lượng khách hàng lớn gấp 3 lần thị trường Hà Nội, giúp nâng tổng số đơn hàng phục vụ hàng ngày lên 100.000 đơn.
Ông Phạm Thế Anh – CEO của HeyU chia sẻ: “Phương châm và kim chỉ nam của HeyU là lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào chất lượng dịch vụ chăm sóc và quyền lợi của khách hàng nên chúng tôi đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội như cam kết đền bù đến 3 triệu đồng một đơn hàng trong trường hợp xảy ra mất hàng hoặc tranh chấp, xử lý nhanh trong vòng 24 giờ. Mọi phản hồi, thắc mắc của khách hàng và đối tác giải quyết nhanh chóng trong 01 giờ đồng hồ”.
Năm 2018, HeyU đã đạt được thỏa thuận đầu tư vòng hạt giống với Shark Nguyễn Hoà Bình, chủ tịch NextTech Group với tổng số tiền đầu tư là 500 nghìn USD. Hiện tại, HeyU đang trong quá trình tiếp xúc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho vòng gọi vốn Series A, trị giá khoảng 3 triệu USD.
Với định hướng trở thành một siêu ứng dụng giống Go-Jek tại Việt Nam, tháng 10/2019, HeyU sẽ cho ra mắt nền tảng đa dịch vụ xoay quanh các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, bao gồm: Mua giúp hàng hóa, Sai vặt, Nạp/Rút tiền ngân hàng 24/24 phục vụ tại nhà, Giao đồ ăn, và Đi chợ hộ. Đây sẽ là các dịch vụ phát triển song song với dịch vụ giao hàng ứng tiền trước, mang đến thật nhiều tiện ích cho người dùng.
Theo GenK
Uber báo lỗ lên đến 1 tỷ USD sau IPO
Mức lỗ của Uber trong quý vừa rồi tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể hơn, doanh thu của Uber trong quý 1/2019, quý đầu tiên sau khi hãng công nghệ Mỹ trở thành công ty đại chúng là 3,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức lỗ ròng của Uber trong quý vừa rồi lên đến 1,1 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi. Tuy mức lỗ khá cao nhưng Uber vẫn chứng tỏ họ đang ngày càng lớn mạnh.
Theo Engadget, dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats mang về doanh thu 536 triệu USD, tăng đến 89% so với quý 1 năm ngoái, còn mảng chia sẻ phương tiện thì tăng trưởng khiêm tốn hơn với doanh thu tăng 10%.
Ngoại trừ châu Mỹ Latin, tất cả các khu vực mà Uber có mặt đều chứng kiến sự tăng trưởng. Tại Brazil, hãng đang phải chịu cạnh tranh từ đối thủ Trung Quốc Didi, 99Taxis của Brazil và nhiều ứng dụng tương tự.
Theo VN Review
Cảnh báo gian lận của các shipper ứng dụng giao đồ ăn Những người giao hàng trên ứng dụng gọi đồ ăn có thể tráo hàng để lấy tiền chênh lệch. Chị Nguyễn Lan Uyên, một người kinh doanh tại TP.HCM đồng thời là blogger, viết trên Facebook cách đây mấy ngày phản ánh nguy cơ những người giao hàng - shipper - của các ứng dụng giao đồ ăn gian lận để lấy tiền...