Thêm một người bị bắt vì dùng hóa chất tăng trưởng sản xuất giá
Thêm một chủ cơ sở sản xuất giá đỗ bị công an bắt vì sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để sản xuất và bán ra thị trường khoảng 30 tấn giá đỗ.
Bên trong cơ sở dùng hóa chất tăng trưởng để sản xuất giá đỗ – Ảnh: Công an Hưng Yên
Ngày 23-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên cho biết đã khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam bị can 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Đạt (45 tuổ.i, thôn Yên Lịch, xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) để điều tra về hành vi sử dụng hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm (giá đỗ).
Trước đó, như Tuổ.i Trẻ Online đã đưa tin, cuối năm 2024, Công an tỉnh Đắk Lắk đã theo dõi và triệt phá, khởi tố 4 chủ cơ sở dùng chất cấm “nước kẹo” sản xuất giá đỗ, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Đáng chú ý, chủ các cơ sở khai nhận, sau khi sản xuất thường bán sỉ cho các đại lý ở chợ đầu mối Tân Hòa (TP Buôn Ma Thuột), sau đó được vận chuyển về các huyện, thị xã, thành phố để tiêu thụ. Riêng có 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho Bách Hóa Xanh từ 350 – 400kg giá đỗ/ngày.
Theo Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hưng Yên ngày 30-12-2024, đơn vị này phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên) kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ của ông Đạt phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong việc sử dụng chất, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm (giá đỗ).
Video đang HOT
Ông Đạt tại cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để làm giá đỗ – Ảnh: Công an Hưng Yên
Quá trình làm việc với cơ quan công an, ông Đạt khai nhận khoảng tháng 10-2024 thuê nhà và sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để sản xuất giá đỗ. Theo ông Đạt việc sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine làm giá đỗ mập, to tròn, bóng, thân đều đặn, đẹp mắt, ít rễ hơn.
Hoạt chất có trong 6-benzyl aminopurine là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhi nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh. Nguy hại hơn nếu ăn vào lượng lớn có thể gây t.ử von.g.
Quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất cơ quan chức năng phát hiện ông Đạt đã pha chế 6-benzyl aminopurine rồi tưới lên giá đỗ vào cuối ngày thứ 3 trong quy trình sản xuất giá đỗ.
Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Đạt thu hoạch khoảng 5 tạ giá đỗ thành phẩm. Số lượng giá đỗ này Đạt bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Sông Hồng (xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).
Làm việc với cơ quan công an Đạt khai nhận từ tháng 10 đến 12-2024 đã sản xuất và bán ra ngoài thị trường cho người tiêu dùng khoảng 30 tấn giá đỗ có sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine, với giá trị khoảng 180 triệu đồng.
Cơ sở dùng hóa chất tăng trưởng sản xuất giá đỗ “ngựa quen đường cũ”?
Trước đó, ngày 16-12-2024, Đạt đã bị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cùng về hành vi nêu trên.
Đạt nhận thức được việc sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine để sản xuất, nuôi trồng giá đỗ là sai, vi phạm pháp luật nhưng do hám lời nên Đạt vẫn tiếp tục sử dụng hóa chất nêu trên để sản xuất, nuôi trồng giá đỗ, bán ra thị trường.
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, nói không với thực phẩm bẩn, thực phẩm sử dụng hóa chất độc hại.
Khi phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuố.c thú y, thuố.c bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo quy định.
Vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm: Tạm dừng hoạt động 6 cơ sở
Chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã yêu cầu 6 cơ sở sản xuất giá đỗ bị phát hiện có sử dụng chất cấm phải tạm dừng hoạt động, chờ đến khi có thông báo mới.
Ngày 2/1, lãnh đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột xác nhận với phóng viên Dân trí về việc tạm dừng hoạt động đối với 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn do liên quan đến việc sử dụng chất cấm. Các cơ sở này sẽ phải ngừng hoạt động từ 2/1 cho đến khi có thông báo mới từ cơ quan chức năng.
"Chúng tôi đã yêu cầu tạm dừng hoạt động của 6 cơ sở này trong thời gian công an điều tra vụ việc. Thành phố đã giao cho các xã, phường chịu trách nhiệm giám sát việc chấp hành của các cơ sở này", lãnh đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột nói.
UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã tạm dừng hoạt động của 6 cơ sở bị phát hiện sản xuất giá đỗ ngâm ủ chất cấm (Ảnh: Anh Tài).
Theo thông tin từ UBND xã Ea Tu (thành phố Buôn Ma Thuột), tháng 9/2024, xã đã thành lập đoàn kiểm tra tại cơ sở sản xuất giá đỗ của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (cơ sở Lâm Đạo).
Đây là cơ sở bị phát hiện ngâm ủ hóa chất 6-Benzylaminopurine và cung ứng giá đỗ cho các cửa hàng Bách Hóa Xanh tại Đắk Lắk với số lượng 350-400kg/ngày từ tháng 5/2024 đến khi bị phát hiện.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra, ông Lâm Văn Đạo, chủ cơ sở Lâm Đạo, đã xuất trình các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh và cam kết an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra không lấy mẫu giá đỗ để kiểm nghiệm mà chỉ lập biên bản đề nghị cơ sở không sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Trước đó, ngày 31/12/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vụ việc này. Thanh tra Sở và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất giá đỗ.
Công an phát hiện nhiều can chứa hóa chất 6-Benzylaminopurine tại 6 cơ sở sản xuất giá đỗ (Ảnh: Anh Tài).
Sau khi bị phát hiện sử dụng hóa chất để ngâm ủ giá đỗ, các cơ sở này vẫn hoạt động bình thường, với sản lượng giảm so với trước khi bị kiểm tra. Thông tin về việc các cơ sở vẫn hoạt động gây lo lắng trong dư luận, buộc thành phố Buôn Ma Thuột phải nhanh chóng kiểm tra, yêu cầu tạm dừng.
Công an Đắk Lắk đã khởi tố 4 vụ án, bắt tạm giam 4 bị can là chủ của 6 cơ sở sản xuất giá đỗ để điều tra tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Các đối tượng đã sử dụng hóa chất 6-Benzylaminopurine, có thể gây dị tật cho con người, để ngâm ủ giá đỗ.
Trong năm 2024, nhóm đối tượng này đã bán ra thị trường 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất, trung bình mỗi ngày 8-10 tấn. Cơ quan công an đã thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ và 37 can nhựa chứa 135 lít hóa chất 6-Benzylaminopurine.
Giá đỗ được bán chủ yếu cho chợ đầu mối Tân Hòa để phân phối khắp tỉnh. Cơ sở Lâm Đạo đã ký hợp đồng bán 350-400kg giá đỗ mỗi ngày cho cửa hàng Bách Hóa Xanh tại Đắk Lắk và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm vào tháng 4/2024.
Bí ẩn trong các thùng hàng "thuố.c kích thích cây trồng ra hoa" Nam thanh niên ở Nghệ An ngụy trang hóa chất chế tạo thuố.c pháo trong các thùng hàng dán nhãn "phân bón cho hoa", "thuố.c kích thích cây trồng ra hoa" nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Ngày 1/1, Công an thành phố Vinh (Nghệ An) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Tiến Phi (SN 2004, trú tại xã Nam Thanh, huyện...