Thêm một doanh nghiệp Mỹ ‘rót’ vốn vào công ty Jio Platform của Ấn Độ
Công ty quản lý tài sản và đầu tư KKR & Co Inc. của Mỹ sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Jio Platform, một công ty con thuộc tập đoàn khổng lồ Reliance Industries của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani.
Theo đó, KKR đã mua 2,32% cổ phần của Jio Platform với trị giá 113,67 tỷ rupee (1,5 tỷ USD).
Thương vụ trên đã đưa định giá của nền tảng này vào khoảng 65 tỷ USD, biến Jio Platform thành công ty công nghệ độc lập có giá trị lớn thứ hai tại Ấn Độ, chỉ sau công ty dịch vụ Tata Consultancy Services.
Video đang HOT
Jio Platforms, doanh nghiệp sở hữu công ty chuyên về phim, ứng dụng âm nhạc và viễn thông Jio Infocomm, đã bán tổng cộng 17% cổ phần trong 5 giao dịch gây quỹ. Trong số các giao dịch này, Facebook Inc dẫn đầu khi chi 5,7 tỷ USD để mua lại 9,99% cổ phần của Jio Platforms.
Các thỏa thuận đã làm nổi bật hơn tiềm năng của Jio Platforms để trở thành nền tảng thống trị trong nền kinh tế kỹ thuật số của Ấn Độ .
Bên cạnh đó, đây là khoản đầu tư lớn nhất của KKR tại châu Á tính tới hiện tại. Công ty Mỹ này cũng đã đầu tư tổng cộng hơn 30 tỷ USD vào các công ty công nghệ, bao gồm ByteDance của Trung Quốc và công ty thanh toán kỹ thuật số GoJek của Indonesia.
Thương vụ nói trên cũng giúp đưa tổng số vốn mà Jio Platform huy động được trong tháng này lên tới 10 tỷ USD. Khoản vốn đó sẽ giúp Reliance Industries đạt được mục tiêu giảm bớt 21,4 tỷ USD khoản nợ trong năm nay.
Chỉ trong bốn năm, Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani đã biến đơn vị viễn thông Jio Platforms thành nhà khai thác di động lớn nhất của Ấn Độ với 388 triệu thuê bao. Jio Platforms đã đánh bật các đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược giá thấp.
Reliance Industries cho biết với Jio Platforms, họ muốn tăng thu nhập cho nông dân, tiểu thương và các doanh nghiệp quy mô nhỏ khác tại Ấn Độ, những người vốn là nền tảng của nền kinh tế 1,3 tỷ dân này./.
Trung Quốc và Ấn Độ được dự báo chiếm 35% GDP toàn cầu vào năm 2060
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu vào năm 2060, gần bằng tỷ lệ kết hợp của Mỹ và các nước châu Âu.
Công nhân làm việc bên trong một dây chuyền sản xuất ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 31/12/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Mạng RT dẫn báo cáo của cơ quan tư vấn có trụ sở tại Tokyo cho hay, quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 20% kinh tế thế giới và Ấn Độ là gần 16%, tăng từ các mức tương ứng 17% và 4% trong năm 2019.
Trung Quốc được dự báo sẽ duy trì vị trí số hai hiện tại trong bảng xếp hạng GDP toàn cầu cho đến khi vượt qua Mỹ vào khoảng năm 2030.
Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2060. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở lại vị trí thứ hai và Mỹ trở lại ngôi đầu.
Cũng theo báo cáo, tỷ lệ kết hợp của các nền kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ giảm từ trên 50% năm 2019 xuống còn 38% vào năm 2060.
Các quốc gia châu Âu sẽ có tỷ lệ GDP kết hợp ở mức cao hơn Ấn Độ một chút vào năm 2060, nhưng tỷ lệ GDP toàn cầu của họ sẽ giảm đáng kể.
Trong khi đó, Nhật Bản, từng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thế kỷ 20, sẽ trở thành một "người chơi" nhỏ hơn và yếu hơn.
Tỷ lệ GDP toàn cầu của nước này được dự báo sẽ giảm xuống còn 3% vào năm 2060 từ mức 6% năm ngoái.
Báo cáo cũng nhận định rằng tiến trình số hóa, vốn đã bắt đầu làm thay đổi mạnh mẽ bản chất công nghiệp của các nước phát triển, sẽ tác động lớn đến các quốc gia mới nổi vào năm 2060./.
Huy Lê (P/v TTXVN tại New Delhi)
Tổng công ty 36 tham gia thị trường xây dựng Ấn Độ HĐQT Tổng công ty 36 (G36) vừa thông qua Quyết định thành lập công ty tại nước Công hòa Ấn Độ với tên gọi 36 Construction Private Limited. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Tổng công ty 36 dự kiến công ty con tại Ấn Độ sẽ hoạt động ổn định sau 4 tháng, tạo ra doanh thu hàng năm là...