Thêm một điều thú vị về sao Hỏa vừa được tàu thăm dò NASA khám phá
Sao Hỏa từng là một hành tinh ấm áp, ẩm ướt và hoàn toàn có đủ năng lực nuôi dưỡng sự sống. Điều gì đó đã xảy ra khiến nó mất đi khí quyển và biến thành sa mạc chết chóc, khắc nghiệt như ngày nay.
Tàu thăm dò Curiosity chụp về hướng Núi Sharp . Ảnh NASA
Sau khi đáp lên bề mặt sao Hỏa năm 2012, tàu thăm dò Curiosity từ năm 2014 kiên trì leo lên núi Sharp, cao 4.800 m, nằm gần Hõm chảo Gale.
Suốt thời gian dài, con tàu đã dành nhiều thời gian khảo sát các khía cạnh khác nhau của Hõm chảo Gale để hiểu thêm về giai đoạn chuyển tiếp từ một thế giới ấm áp và ẩm ướt sang môi trường cực khô và vô cùng lạnh lẽo như hiện nay.
Núi Sharp được xem là một trong những công cụ cho phép nghiên cứu lịch sử của hành tinh đỏ một cách kỹ càng nhất, từ điều kiện khí hậu, nước đến trầm tích, trải dài từ cách đây 2,9 đến 3,7 tỉ năm trước.
Báo cáo mới nhất, dựa trên dữ liệu do thiết bị ChemCam bị của tàu thăm dò thu thập được, cho thấy sao Hỏa trên thực tế không ít lần chuyển đổi từ môi trường ẩm ướt hơn để sang điều kiện khí hậu khô hạn và ngược lại, trước khi hoàn toàn mất đi nước trên bề mặt vào khoảng 3 tỉ năm trước.
“Một trong các mục tiêu chính của sứ mệnh Curiosity là nghiên cứu giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường dung dưỡng sự sống trong quá khứ sang điều kiện khí hậu khô hạn và lạnh giá như sao Hỏa ngày nay. Các lớp đá trên núi Sharp ghi nhận những thay đổi đó một cách hết sức chi tiết”, theo Đài CNN dẫn lời đồng tác giả báo cáo Roger Wiens của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Geology , các quan sát của tàu thăm dò Curiosity phát hiện những thay đổi từ kỷ nguyên ẩm ướt sang khô hạn và ngược lại diễn ra ở quy mô lớn và xen kẽ nhau, trước khi hành tinh đỏ chuyển sang giai đoạn hoàn toàn không thể nuôi dưỡng sự sống.
Trực thăng tí hon của NASA gửi ảnh màu đầu tiên từ sao Hỏa
Dấu mốc mở đường cho chuyến bay của thiết bị gắn động cơ đầu tiên trên Sao Hỏa
Thiết bị trực thăng không người lái Ingenuity mà tàu thám hiểm Perseverance của Mỹ mang theo lên Sao Hỏa vẫn hoạt động tốt sau khi trải qua đêm đầu tiên với mức nhiệt độ lạnh cóng -90 độ C trên bề mặt hành tinh này.
Tàu thăm dò Perseverance được phóng lên Sao Hỏa từ Cape Canaveral thuộc bang Florida của Mỹ, ngày 30/7/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 5/4, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thiết bị trực thăng Ingenuity siêu nhẹ, với trọng lượng 1,8 kg, đã đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào ngày 3/4 sau khi tách khỏi thân tàu Perseverance đã hạ cánh xuống Hành tinh Đỏ vào tháng 2 vừa qua. Do ngắt kết nối điện với Perseverance, Ingenuity đã phải sử dụng pin năng lượng Mặt Trời được trang bị để chạy bộ sưởi giúp bảo vệ các bộ phận điện không có tấm che khỏi nguy cơ bị đóng băng và nứt vỡ khi nhiệt độ ban đêm ở Sao Hỏa xuống rất thấp.
NASA đánh giá việc trực thăng Ingenuity "sống sót" qua đêm lạnh giá trên Sao Hỏa là một dấu mốc quan trọng, mở đường cho chuyến bay đầu tiên trên hành tinh này.
Dự kiến, trong vài ngày tới, Ingenuity sẽ trải qua một số bài kiểm tra chức năng cánh quạt và động cơ. Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA cho biết, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, trực thăng này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trên Sao Hỏa muộn nhất là vào tối 11/4. Nếu thành công, Ingenuity sẽ là thiết bị trực thăng đầu tiên thực hiện chuyến bay có kiểm soát sử dụng động cơ trên một hành tinh khác.
Để kỷ niệm thành tựu tương tự trên Trái Đất, Ingenuity mang theo một mảnh vải từng được sử dụng để phủ lên cánh của chiếc máy bay đồng hành cùng anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay gắn động cơ đầu tiên trên Trái Đất vào năm 1903. Ingenuity sẽ bay trong bầu khí quyển Sao Hỏa có độ đặc chỉ bằng 1% khí quyển Trái Đất. Lớp khí quyển siêu loãng của Sao Hỏa khiến trực thăng khó sản sinh lực nâng và bay lên cao hơn.
Trong thử nghiệm bay đầu tiên, Ingenuity sẽ bay lên cao 3 m, lơ lửng tại chỗ trong 30 giây và sau đó hạ cánh trở lại bề mặt Sao Hỏa. Khi bay qua Miệng hố Jezero, lòng hồ cổ đại trên Sao Hỏa, trực thăng Ingenuity sẽ chụp ảnh độ phân giải cao bề mặt của hành tinh này. Nhiều chuyến bay đã được lên kế hoạch trong sứ mệnh kéo dài 31 ngày này
Trước đó, tàu thám hiểm Perseverance được phóng lên quỹ đạo vào ngày 30/7/2020 và đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào ngày 18/2 vừa qua, trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ. Trong những năm tới, tàu Perseverance đặt mục tiêu thu thập 30 mẫu đất và đá để gửi trở lại Trái Đất (ước tính vào khoảng những năm 2030) để tiến hành công tác phân tích.
Trân trọng giá trị cội nguồn sự sống Các kiến thức khoa học tới nay đều đã chứng minh nước là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của sự sống trên Trái Đất, vì thế khi muốn tìm một hành tinh khác để sinh sống, con người bắt đầu truy tìm dấu vết của nước. Tại sao con người nỗ lực đi tìm dấu vết của nước trên Sao Hỏa...