Thêm một di tích Quốc gia bị tháo dỡ

Theo dõi VGT trên

Thêm một di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia – đình làng Ngu Nhuế (xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) – vừa bị tự ý di chuyển sang địa điểm khác.

Tuy nhiên, sự việc đang “treo” từ khi công trình bị đình chỉ từ tháng 5 đến nay.

Việc tự ý di chuyển, thay mới vật liệu, cấu kiện lắp không đảm bảo, mở rộng diện tích ngôi đình mới… đã kéo theo hàng loạt hệ lụy. Quyết định đình chỉ của Thanh tra Bộ VH-TT&DL cũng ban hành sau khi đình mới đã được dựng xong phần khung. Sự việc này cũng phân hóa người dân thôn Vĩnh An cùng thờ thành hoàng làng tại đình Ngu Nhuế thành hai phe đối đầu với nhau. Một bên ủng hộ việc chuyển đình mới đến vị trí rộng rãi hơn, một bên yêu cầu chuyển đình về chỗ cũ, phục hồi nguyên trạng đúng theo Luật di sản văn hóa.

Sáng 8/9, phóng viên có mặt tại khu vực đình Ngu Nhuế đã thấy hai nhóm người cãi vã gay gắt. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Khúc được mời ra chứng kiến sự việc và giảng hòa cũng từ chối vì “thứ bảy là ngày nghỉ và nhà có việc riêng”.

Thêm một di tích Quốc gia bị tháo dỡ - Hình 1

Nhiều cấu kiện gỗ cũ bị bỏ đi

Cũng chỉ tại… 100 triệu

Cuộc họp diễn ra ngày 23/8/2012 gồm đại diện UBND xã Vĩnh Khúc, UBND huyện Văn Giang, Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên, văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã đi đến thống nhất kiến nghị tiếp tục đề nghị các cấp cho phép được di chuyển và hoàn thành việc tu bổ di tích tại địa điểm mới.

Cho dù trong văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên, các bên tham gia cuộc họp cũng thừa nhận việc tự ý di dời di tích cấp Quốc gia này là trái Luật di sản văn hóa.

Sự việc bắt đầu năm 2011 khi Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên cấp cho xã Vĩnh Khúc 100 triệu đồng để tu bổ, tôn tạo ngôi đình này. Theo đó, UBND xã Vĩnh Khúc với tư cách là chủ đầu tư của dự án đã ký hợp đồng với Công ty Thành Đông thực hiện các hạng mục theo đúng dự án đã được UBND huyện Văn Giang thẩm định.

Video đang HOT

Việc trùng tu đình Ngu Nhuế bao gồm: hạ giải toàn bộ mái ngói, rui mái cùng một số hoành và cấu kiện nâng đỡ mái, thay thế toàn bộ rui, gộp, một số hoành… bằng vật liệu gỗ táu. Ngoài ra, việc trùng tu, tu bổ được lưu ý phải trên nguyên tắc bảo tồn tối đa hiện trạng của di tích. Một ban kiến thiết được người dân bầu ra để tham gia quản lý quá trình trùng tu này.

Tuy nhiên, từ việc hạ giải toàn bộ mái ngói như dự án, đơn vị thi công và ban kiến thiết đã hạ giải toàn bộ ngôi đình. Ngày 23/2/2012, phần móng của một ngôi đình mới được khởi công đào cách móng của ngôi đình cũ 18m. Các cấu kiện gỗ cũ được dỡ ra cùng với gỗ do ban kiến thiết mua về được kết hợp dựng lên thành khung đình mới.

Sau khi nhận được đơn phản ảnh của nhân dân xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang (do ông Hoàng Khắc Dược đứng đơn) về việc tự ý di chuyển di tích Quốc gia, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã có công văn yêu cầu đình chỉ ngày 9/5. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Khắc Dược: “Phải đến ngày 15/5, công văn đình chỉ mới được công bố, tuy nhiên ông trưởng thôn Vĩnh An vẫn vận động người dân làm tiếp. Tôi đã phản ảnh lên xã về việc không chấp hành lệnh đình chỉ thi công nhưng ông chủ tịch UBND xã trả lời: đây là việc tế nhị, chẳng lẽ xã lại cho bảo vệ đến tháo đình xuống”.

Theo quan sát, ngôi đình được chắp vá giờ chỉ còn phần mái là hoàn thành. Một số người dân phản đối việc di dời phải góp tiề.n mua bạt che bảo vệ các cấu kiện cũ bên trong.

Ông Lê Đức Trận, thành viên ban quản lý di tích nhiệm kỳ 2010-2011, cho biết: “Sau khi ngừng thi công, chẳng đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm bảo vệ các cấu kiện cũ và bộ khung ngôi đình mới. Ngoài ra, việc hạ giải rồi dựng mới ở chỗ khác cũng làm hỏng rất nhiều họa tiết chạm rồng của ngôi đình cũ. Nhiều cột lim vẫn còn tốt bị cưa để thay mới bằng cột lim mới, to hơn. Nhưng khi lắp cột vào thì kèo mộng chẳng khớp nhau vì không phù hợp kích cỡ. Chưa kể đơn vị thi công dùng cả gỗ tạp như xà cừ để làm”.

Trong khi đó, chỉ vào những khe lớn trên các mối lắp, một người dân khác chua chát: ngôi đình này chắc làm cả tổ cho dơi nữa mới chừa những cái lỗ rộng ngoác thế này!

Thêm một di tích Quốc gia bị tháo dỡ - Hình 2

Người dân tự góp tiề.n mua bạt phủ cho ngôi đình

Chính quyền muốn chuyển, dân bảo: không!

Tranh cãi, căng thẳng suốt mấy tháng trời, người dân khiếu kiện khắp nơi nhưng sự việc chưa được giải quyết. Bộ chờ báo cáo của tỉnh Hưng Yên, tỉnh chờ báo cáo của Sở VH-TT&DL, sở chờ báo cáo của huyện Văn Giang, còn huyện yêu cầu xã Vĩnh Khúc giải quyết theo đúng thẩm quyền… Trong khi đó, bộ khung chắp vá của ngôi đình cổ không có mái che, các chạm khắc gỗ hàng trăm năm còn lại của di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vẫn ngày ngày phơi nắng rồi ngấm mưa.

Về phía Bộ VH-TT&DL, ngày 25/7 Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên về việc tự ý di chuyển đình Ngu Nhuế. Bộ VH-TT&DL cũng đán.h giá “kỹ thuật thi công không đảm bảo, nhiều cấu kiện lắp dựng không đúng kiến trúc đình cũ. Việc hạ giải toàn bộ cấu kiện, tự dịch chuyển vị trí di tích mà không lập dự án, xin ý kiến thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL là vi phạm Luật di sản văn hóa”. Ngày 5/9, trả lời đơn thư khiếu nại của người dân thôn Vĩnh An, Thanh tra Bộ

VH-TT&DL cũng khẳng định hành động tự ý di dời là vi phạm Luật di sản văn hóa. Tuy nhiên, trước sau Bộ VH-TT&DL vẫn cho rằng phải chờ văn bản của UBND tỉnh Hưng Yên và hồ sơ tu bổ đình mới có thể đưa ra kết luận và trả lời người dân.

Xã là chủ đầu tư dự án nhưng không cử người giám sát toàn bộ quá trình hạ giải, thi công đình mới, ông Nguyễn Văn Năng – chủ tịch UBND xã Vĩnh Khúc – giải thích: “Xã biết là các cụ tự ý thi công nhưng cho rằng đó là việc của dân nên không ra. Xã cũng không lường được mọi chuyện lại nghiêm trọng đến mức này. Chúng tôi cử dân phòng ra thì họ trả lời: chúng tôi nghỉ việc cũng được nhưng đừng cử chúng tôi ra đình. Theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh, dân ở địa phương phải đạt được sự đồng thuận thì tỉnh và huyện mới tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ VH-TT&DL đồng ý với việc di chuyển đình Ngu Nhuế”.

Tuy nhiên, từ hơn ba tháng nay, người dân thôn Vĩnh An đã không thể đạt được đồng thuận về chuyện di chuyển đình. Bà Chu Thị Lan, người dân thôn Vĩnh An, chia sẻ: “Năm nay làng đã không có hội đình vì việc di dời. Tôi thấy ở chỗ mới cũng được, chỉ mong giải quyết nhanh để người dân có đình”. Tuy nhiên, 137 hộ trong khoảng 200 hộ dân thôn Vĩnh An tiếp tục làm đơn đề nghị chuyển đình Ngu Nhuế về vị trí cũ.

Chính quyền cứ phó mặc chờ dân đồng thuận, còn người dân tiếp tục căng thẳng và đối đầu, đình tiếp tục phơi mưa nắng. Chuyện bao giờ mới yên?

Đình làng Ngu Nhuế (thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên) thờ đại đô tướng công hầu Lê Bá Đại thời Lý. Đình Ngu Nhuế được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1989. Đình cũ có năm gian đại bái với nhiều chạm khắc gỗ độc đáo.

Không có nhiều tư liệu về ngôi đình này, tại đình cũng không có văn bia ghi quá trình xây dựng hay trùng tu. Trên các tấm gỗ và cột gỗ ở đình chỉ có các ký tự chữ Hán ghi năm Cảnh Hưng thứ 30 (triều vua Lê Hiển Tông 1740-1786) và năm Chính Hòa thứ 20 (triều Lê Hy Tông 1663-1716). Theo ông Lê Đức Trận – người dân thôn Vĩnh An, các đời đều truyền lại đình làng có từ thời Lê.

GS.TS.KTS Tôn Đại cho rằng: “Đình làng thật sự phát triển mạnh từ thời Lê và thời Mạc. Đây cũng là thời kỳ ra đời của rất nhiều ngôi đình được đán.h giá có kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Việc di chuyển một ngôi đình làng rất hiếm gặp, trừ khi đình đặt tại địa điểm có nhiều ngập lụt. Người xưa cũng tùy theo phong thủy để chọn địa điểm làm đình.

Việc di chuyển một ngôi đình sang hướng khác không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là chuyện tâm linh của cả làng. Do vậy, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia về bảo tồn di tích cổ để cố vấn hoặc khuyến cáo cho người dân. Việc tự ý di chuyển hay tự sửa chữa, làm mới sẽ rất dễ làm hỏng di tích”.Theo VNE

Có người coi tu bổ là dịp "kiếm"

Tiếp tục câu chuyện về những "thảm họa tu bổ di tích"- mà gần đây nhất là chùa Trăm Gian, PV Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trao đổi cùng Họa sĩ, Kiến trúc sư Lý Trực Dũng - một trong những người gắn bó lâu năm với nghề trùng tu.

- PV: Liên tục có những sai phạm trong việc tu bổ di tích, đặc biệt là các di tích kiến trúc gỗ, phải chăng hệ thống các văn bản pháp quy của ta còn thiếu chặt chẽ, thưa ông?

Có người coi tu bổ là dịp kiếm - Hình 1

- Kiến trúc sư Lý Trực Dũng: Hành lang pháp lý của chúng ta đã có, chặt chẽ là đằng khác, chỉ có điều, những người thực hiện nó có nghiêm túc hay không mà thôi. Ý tôi là, đang có vấn đề ở khâu thực thi. Nếu bây giờ, lật hết văn bản pháp lý về trùng tu di tích, tôi nghĩ sai sót nhỏ cũng khó mà "lách" được, chứ chưa nói đến việc "động trời" như ở chùa Trăm Gian. Tôi nói ví dụ thế này, nhà sư trụ trì chùa Một Cột từng than phiền rằng, chỉ xin sửa một cái mái dột thôi cũng phải đủ các loại văn bản giấy tờ, rất nhiêu khê. Nếu nó là một công trình dân sinh bình thường thì việc này đơn giản lắm. Nhưng đã là di tích là phải nghiêm túc, phải có quy trình hẳn hoi. Ví dụ có thay ngói thì cũng phải xem là ngói gì, kích cỡ ra sao để tránh không có những "dị vật" lọt vào công trình kiến trúc cổ.

- Thưa ông, lâu nay người ta cứ than phiền thiếu nhân lực trong trùng tu tôn tạo. Là một người trong nghề, ông thấy, vấn đề nhân lực có thực sự khan hiếm không?

- Một số đồng nghiệp mà tôi biết, họ rất có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích kiến trúc gỗ. Họ nghiêm túc trong nghề, oái oăm là nghiêm túc lại luôn bị "bật bãi". Họ hầu như không nhận được công trình, nếu họ làm theo đúng lương tâm. Di tích lịch sử không phải là nơi bám vào để làm tiề.n, để kinh doanh, để nhận "hoa hồng". Nhưng xin lỗi là tôi phải nói thẳng, một số người đã coi đó là một nơi để thu lợi bất chính. Tôi đã từng sang Đức, Nhật, Lào, Campuchia... để học cách tu bổ của các chuyên gia nước ngoài. Kỹ thuật thì mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau, nhưng họ cùng có điểm chung, đã là di tích thì không thể xâm phạm. Tôi từng có chuyến công tác tại Myanmar, giữa Thủ đô là một ngôi chùa được làm từ 8 tấn vàng, trên trần khảm rất nhiều ngọc, rồi kim cương... Có cái lạ, câu đầu tiên của những người Việt Nam khi đến thăm di tích này thắc mắc là "Không mất cắp à?". Tất nhiên người Myanmar họ cũng có hình thức bảo vệ, nhưng cái mà du khách thấy được là sự tự giác. Với họ, đó là thứ tôn giáo nghiêm túc, chứ không phải thứ mượn tôn giáo để làm tiề.n.

- Có nhà nghiên cứu đã đa.u đớ.n thốt lên rằng, tu bổ đôi khi cũng là hình thức xâm hại, ông có đồng tình với quan điểm này?

- Tôi xin nói thẳng, có một số người, nhân danh văn hóa, sửa chữa công trình rồi "ăn cắp" một cách trắng trợn. "Ăn cắp" bằng cách nào? Đáng lẽ không cần hạ giải thì lại hạ giải. Để làm gì? Để đẩy số tiề.n tu bổ càng lớn càng tốt. Trong nghề tu bổ, người ta rất kỵ chuyện hạ giải. Dỡ cả một công trình từng tồn tại đến mấy trăm năm chuyện vỡ, hỏng sẽ rất nhiều. Có những loại gạch, từ thế kỷ 17 hay gần hơn là thế kỷ 19, giờ mình không thể làm lại được. Bây giờ, một số công ty tư vấn kiến trúc rất hay hạ giải, cấu kiện cũ không được tái sử dụng, và rồi lại thêm một lần tiề.n để phục hồi lại hoa văn họa tiết cũ. Càng vẽ ra nhiều hạng mục, kinh phí càng cao. Điều tôi nói đó là một sự thật, từ lâu những người làm nghề đều rõ cả. Và nữa, cần phải giải quyết được tình trạng "hoa hồng". Nếu không sẽ có nhiều di tích ở Việt Nam lâm nguy.

Có người coi tu bổ là dịp kiếm - Hình 2

- Thực tế có không ít trường hợp, các di tích chờ tu bổ trong mòn mỏi và cực chẳng đã, họ mới phải làm cái chuyện "vượt rào"?

- Chuyện này, tôi nghĩ phải cần có sự giúp đỡ của truyền thông. Để chùa, đình, đền xuống cấp những người có liên quan phải bị buộc trách nhiệm. Phải rõ ràng rằng, một hồ sơ xin cấp phép tu bổ, cơ quan cấp phép buộc phải trả lời có được tu bổ hay không, nếu không thì tại sao. Và thời hạn buộc phải trả lời cho từng hồ sơ là bao nhiêu ngày. Không thể để mãi tình trạng chùa dột, xin sửa mà chờ cả tháng trời trong khi mùa mưa bão đến gần. Tôi từng chứng kiến có ngôi chùa sắp sập, sư cụ phải cho người mang cột tre vào chống. Khổ lắm! Trong khi mãi không được cấp phép. Hiện di tích được quản lý theo kiểu phân cấp, phân cấp không có nghĩa là địa phương toàn quyền. Đến khi có chuyện lại bảo tôi phân cấp rồi, không quản lý là có tội với các di tích đấy.

- Thưa ông, vậy chúng ta phải làm gì để cứu di sản?

- Ngoài việc cố gắng giữ gìn những gì mà cha ông để lại, tôi nghĩ ngay lúc này, cơ quan điều tra cần phải vào cuộc để xác định xem ở những cuộc "đại trùng tu" phần nhiều mang tính hồn nhiên, những người thực thi có thực sự hồn nhiên hay không? Hay đó là sự hồn nhiên có lợi? Chỉ có tách bạch giữa hồn nhiên và mưu lợi cá nhân trong việc tu bổ di tích, thì lúc đó di sản mới qua được nạn "bạ đâu cũng trùng tu tôn tạo"!

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"
07:30:22 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024
NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024

Tin mới nhất

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Sập sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ

10:24:54 29/09/2024
Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ gặp sự cố kỹ thuật, ban tổ chức khẳng định không có thiệt hại nghiêm trọng.

4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?

10:05:26 29/09/2024
Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, ở tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, các cơn bão này có tỷ lệ đi vào Biển Đông rất thấp.

Một bé 3 tháng tuổ.i từng ở Mái ấm Hoa Hồng viêm phổi nặng, t.ử von.g

09:57:00 29/09/2024
Tối 28.9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một b.é tra.i (3 tháng tuổ.i) từng ở Mái ấm Hoa Hồng (Q.12, hiện đã bị đình chỉ) bị viêm phổi, sau 20 ngày nhập viện điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.

Thêm kỷ lục chưa từng xảy ra ở Việt Nam của bão Yagi

09:52:48 29/09/2024
Khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão Yagi (bão số 3) mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17, cấp gió giật 17 chưa từng xảy ra trong lịch sử của Việt Nam.

Hai thiếu niên bị chế.t đuố.i khi đi câu cá

09:46:13 29/09/2024
Ngày 28/9, theo thông tin từ UBND xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người t.ử von.g.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop

07:51:52 29/09/2024
UBND quận 1 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc trên. Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quận cũng rà soát lại toàn bộ và không được để xảy ra trường hợp tương tự , Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Có thể bạn quan tâm

The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé

Phim âu mỹ

13:03:55 29/09/2024
Sự kiện liên quan đến ông trùm Diddy gây chấn động những ngày qua khiến bộ phim The Simpsons một lần nữa hot trở lại. Tác phẩm được cho là đã tiên đoán chính xác về vụ việc này.

Game "sexy" nhất 2024 bán được hơn 1 triệu bản, lên kế hoạch khiến người chơi phấn khích

Mọt game

13:01:29 29/09/2024
Nếu như để tìm ra một trò chơi gặp phải nhiều tranh cãi nhất cho tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều người chắc hẳn sẽ gọi tên Stellar Blade.

Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người

Trẻ

13:01:14 29/09/2024
Sau màn chia tay rồi lại yêu , mới đây, bạn trai Nam Em đã đăng tải bài viết phản hồi về những lời chỉ trích từ một bộ phận khán giả, cho rằng cả hai cố tình chia tay để tạo sự chú ý.

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao

Sao việt

12:59:14 29/09/2024
Những ngày qua, mẹ Đức Tiến gây chú ý khi đóng cửa, không cho con dâu là Hoa hậu Bình Phương vào nhà, Đến mới đây, một nam ca sĩ cũng tiết lộ sự việc tương tự khi đến viếng 100 ngày người bạn quá cố gây bàn tán.

Bất đồng quan điểm ở "Anh trai vượt ngàn chông gai"

Tv show

12:45:34 29/09/2024
Tại công diễn 5 của Anh trai vượt ngàn chông gai , các đội phải biểu diễn mà không được sử dụng đạo cụ, vũ đoàn. Dù vậy, tiết mục của các anh tài vẫn để lại dấu ấn.

"Đào, Phở và Piano" lên sóng VTV vào tháng 10

Hậu trường phim

12:41:13 29/09/2024
Bộ phim Đào, phở và piano sẽ được phát sóng vào 21h20 ngày 13/10 trên kênh VTV1. Thông tin đã được dàn diễn viên của bộ phim chính thức chia sẻ trên mạng xã hội.

Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"

Sáng tạo

12:34:33 29/09/2024
Bố trí phòng riêng sao cho đúng ý các thành viên vẫn là một bài toán khó với bất kỳ gia đình nào. Mới đây, cư dân mạng đã bàn tán xôn xao về câu chuyện chia phòng ngủ trong một gia đình 6 người.

Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?

Sao châu á

11:41:19 29/09/2024
Sau 10 tháng kể từ khi ngừng hợp đồng cá nhân với YG Entertainment, Lisa có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Sau hơn 7 năm hoạt động, Lisa mới khai thác hết tiềm năng và thử sức với những lĩnh vực mới.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

Lạ vui

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Một cặp đôi nổi tiếng MXH bỗng có "biến": Vợ livestream tố chồng vô tâm, tất cả thể hiện chỉ là "diễn"

Netizen

11:02:39 29/09/2024
Cô không kìm nén được xúc động, bật khóc nức nở tố sự vô tâm của chồng, khiến 90.000 người theo dõi trực tiếp vô cùng bất ngờ.

Amee nói hết nỗi lòng con gái khi yêu trong MV "Cuộc gọi lúc nửa đêm"

Nhạc việt

10:52:29 29/09/2024
Mới đây, Amee đã chính thức phát hành MV Cuộc gọi lúc nửa đêm với sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ý tưởng thực hiện.