Thêm một chữ K trong nguyên tắc phòng dịch Covid-19
Bên cạnh nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, ‘Không chủ quan’ là một chữ K được xem như một vaccine tự nhiên trong việc phòng chống dịch Covid-19.
Trong phòng chống dịch Covid-19, bên cạnh nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, thì ‘không chủ quan’ là một chữ K quan trọng được xem như một vaccine tự nhiên. (Nguồn: VGP)
Từ đầu mùa dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đề ra nguyên tắc 5K ( Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế). Đây được xem là “vaccine tự nhiên” trong phòng chống đại dịch, hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Nhờ vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chống dịch thành công, có tăng trưởng kinh tế trong khi nhiều nước khác tăng trưởng âm.
Đầu năm 2021, thế giới lóe lên hy vọng khi vaccine Covid-19 đã được phổ biến, nhiều người được tiêm và có hộ chiếu vaccine. Tín hiệu về sự bình thường mới – sống chung với đại dịch được mở ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Tất nhiên, như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế chia sẻ, tiêm vaccine không đồng nghĩa với việc người đó vô nhiễm với virus mà là giảm nhẹ triệu chứng. Tức là, người có hộ chiếu vaccine vẫn có thể là nguồn lây bệnh trong cộng đồng nếu họ không được kiểm soát kỹ về y tế trong thời gian di chuyển.
Video đang HOT
Do vậy, ngay cả khi đa số người dân được tiêm vaccine thì việc mở cửa trở lại vẫn phải cẩn trọng, huống hồ hiện nay chúng ta mới chỉ tiêm thử nghiệm ở một số ít người. Nhiều người có tâm lý thoáng và tự tin đến mức chủ quan trong phòng dịch là điều cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh hiện nay.
Quả thật, sự nguy hiểm đó đã được “chứng minh” khi tối 25/3, Bình Dương phải phong tỏa một tuyến đường ở Thuận An vì có người quốc tịch Trung Quốc nghi nhiễm. Người đàn ông này có tiếp xúc với người mang quốc tịch Campuchia gần đây, tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Trong khi đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước bạn.
Việt Nam đã xuất hiện những làn sóng bùng dịch – lây lan trong cộng đồng do sự chủ quan – kiểu như dịch vừa lắng đã tập trung đông người, lại sơ hở không khử khuẩn, không giữ khoảng cách an toàn, nhiều người có khi còn không đeo khẩu trang.
Tâm lý chủ quan dù trong phòng chống dịch hay bất cứ tình huống cần sự tập trung, nghiêm túc nào cũng đáng phê phán vì chính nó dẫn tới nguy cơ gây hại cho cộng đồng, phá hủy thành quả của cả tập thể nỗ lực trước đó.
Do vậy, ngoài 5K thì chữ K thứ 6 trong phòng chống Covid-19 thiết nghĩ đó chính là “không chủ quan”. Theo đó, với đề xuất này, có thể nghĩ tới nguyên tắc 6K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế – Không chủ quan).
Thực tế, chủ quan có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn, vụ ngộ độc pate chay ghi nhận ở TP. Hồ Chí Minh. Một phụ nữ tử vong, con gái và chị gái của bà trong tình trạng nguy kịch sau khi cả 3 ăn thực phẩm nghi có chứa độc tố botulinum.
Cẩn tắc vô áy náy. Cẩn tắc vô ưu. Câu này có nghĩa là cẩn thận thì khỏi lo, khỏi áy náy về sau, được mọi người dùng để nhắc nhở nhau sự cảnh giác trong lời nói, hành động. Bởi có những sơ suất nhỏ, ham vui một chút lại dẫn tới hậu quả lớn, có khi ân hận cả đời.
Từ chuyện ăn uống đến việc phòng dịch, giữ sự an ổn cho cộng đồng đều cần cẩn thận. Tất nhiên, nạn nhân pate chay là đáng thương, đáng trách vẫn là nhà sản xuất, cơ quan kiểm định thực phẩm khi để nó trôi nổi trong thị trường gây chết người. Nhưng, ở khía cạnh tự bảo vệ, nếu nắm bắt thông tin tốt hơn để ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn thì có lẽ đã tránh được họa.
Có nhiều bài học về sự chủ quan gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến việc tham gia giao thông. Trên đường, nhiều biển báo, khẩu hiệu tuyên truyền “nhanh một giây, chậm một đời” nhưng nhiều người chạy ẩu vẫn cứ ẩu.
Vì thế, họ có thể gây ra tai nạn cho bản thân, cho người khác. Sự liên lụy của nó phải kể đến gia đình, người thân thương, không chỉ đau đớn tinh thần mà còn thiệt hại vật chất. Nhiều trường hợp, khi nhận ra mình thiếu trách nhiệm thì sự việc đã đi quá xa, không thể cứu vãn.
Không chủ quan thực ra chính là sống có trách nhiệm với mình và mọi người nhưng ít ai nghĩ tới. Và kỹ năng này hình như cũng ít được trau dồi trong nhà trường!
Từ 2050, sẽ có 10 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk)
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng như phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Xuất phát từ thực tế này, trường Đại học Oxford của Anh đã nhận được khoản tiền 112 triệu euro (136 triệu USD) tài trợ của công ty hóa chất đa quốc gia Ineos để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.
Trong thông báo ngày 19/9, trường Đại học Oxford cho biết đây là khoản tiền tài trợ lớn nhất mà trường nhận được từ trước tới nay. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để thành lập một trung tâm mới có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.
Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng vẫn tồn tại và sinh trưởng trong cơ thể con người hay động vật ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo Đại học Oxford, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Dự báo đến năm 2050, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người tử vong mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh thông thường.
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Bà cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra một đại dịch khác, đồng thời nhấn mạnh đây không phải cảnh báo lần đầu nhưng con người vẫn chưa có sự chuẩn bị. Theo Giáo sư Richardson, các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng ít hiệu quả do tình trạng kháng thuốc gia tăng, do vậy cần phải hành động trước khi quá muộn.
Hiện một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã hợp tác với hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển một trong số vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên. Họ nhận định các vắcxin ngừa COVID-19 đã được phát triển và bào chế trong thời gian kỷ lục, áp dụng các kết quả nghiên cứu được thực hiện trước khi đại dịch bùng phát.
Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới cũng là nhiệm vụ cấp bách như bào chế vắcxin. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã nghiên cứu và phát triển thành công Penicillin -thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới, qua đó cứu sống hàng triệu người trên thế giới./.
Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19? Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, gần 35% bệnh nhân khỏi Covid-19 phải điều trị sức khỏe lâu dài. Trong số đó, nhiều người tử vong vì các biến chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu của Đại học Leicester và Văn phòng Thống kê Quốc gia tại Anh vừa công bố phát hiện cho thấy nhiều bệnh nhân tử...