Thêm một bệnh nhân mắc Covid-19 tiên lượng rất nặng, phổi trắng xoá phải can thiệp ECMO
Bệnh nhân 60 tuổi, đang điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 2, Đại học Kỹ thật Y tế Hải Dương, có hình ảnh tổn thương phổi trắng xóa, được can thiệp tim phổi nhân tạo ECMO.
Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo về trường hợp bệnh nhân nặng N.V.H (60 tuổi) đang điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 2, Đại học Kỹ thật Y tế Hải Dương.
Bệnh nhân đã được hội chẩn vào chiều ngày 19/2, do có những diễn biến nặng, hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi trắng xoá. Đội ngũ Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai tại đơn vị này đã hỗ trợ đặt tim phổi nhân tạo ECMO cho bệnh nhân. Sau khi can thiệp ECMO, bệnh nhân tạm thời ổn định.
Đây là trường hợp được phát hiện trong cộng đồng, là F2, tự cách ly tại nhà. Trong khi đó, F1 của bệnh nhân cách ly tập trung đã âm tính 3 lần.
Video đang HOT
Bệnh nhân diễn biến nặng đang điều trị tại Hải Dương, ảnh minh hoạ.
Ngày 17/2, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao kèm khó thở và được chuyển vào Trung tâm Y tế Kinh Môn làm xét nghiệm. Ngày 18/2, người này được chuyển tới Bệnh viện dã chiến số 2.
Hai bệnh nhân khác đang được can thiệp ECMO là BN1536 và 1823. Bệnh nhân 1536, 79 tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Trường hợp này được đánh giá rất nặng, tiên lượng tử vong do tuổi đã cao, có bệnh nền tăng huyết áp, tiểu đường type 2, suy tim; biến chứng rối loạn nhịp, rối loạn đông máu. Trong quá trình điều trị, cùng với nhiều giải pháp chuyên môn khác, bệnh nhân đã được chỉ định can thiệp ECMO.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân 1823, 65 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). BN1823 bị tiểu đường, bắt đầu suy hô hấp từ ngày 7/2. Đến ngày 9/2, bệnh nhân phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO. Bệnh nhân đã có 5 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được các bác sĩ tiên lượng nguy kịch.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám – chữa bệnh cho hay, tính đến ngày 19/2, Việt Nam hiện có 714 bệnh nhân mắc Covid-19 đang được điều trị trên cả nước.
Trong đó, 83,3% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng; 14,2% trường hợp gặp biểu hiện nhẹ. Đặc biệt, 15 ca bệnh tiên lượng nặng, chiếm 2,1%.
Bệnh nhân 1536 có chiều hướng diễn tiến giống phi công người Anh
Đây là bệnh nhân nữ 79 tuổi, từ Mỹ về, có tiền sử đái tháo đường, cao huyết áp, đã được đặt ECMO, hiện vẫn dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày 11/2, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế tiếp tục hội chẩn các ca Covid-19 nặng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị thì ca nặng nhất là bệnh nhân 1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Diễn tiến bệnh của bệnh nhân có vẻ sắp giống bệnh nhân 91, phi công người Anh. Ngoài ra, tại Quảng Ninh cũng có một số bệnh nhân nặng.
Vì thế, PGS Khuê đề nghị các bệnh viện rà soát lại tất các các bệnh nhân trước khi vào đêm 30 Tết; đặc biệt quan tâm đến các bệnh nhân có nguy cơ diễn biến bất thường.
Bệnh nhân 1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. GS.TS Ngô Quý Châu, nguyên Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam đề nghị Bệnh viện cần lấy lại mẫu dịch phế quản của bệnh nhân để xét nghiệm. Bệnh nhân này nặng, tuổi cao 79 tuổi, mắc bệnh đái tháo đường, kết quả xét nghiệm gần nhất vào ngày 7/2 vẫn dương tín với SARS-CoV-2.
Chung quan điểm này, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng rối loạn đông máu có vẻ trầm trọng hơn, tình trạng phổi của bệnh nhân có khá hơn. Bệnh viện cần xem xét tất cả các yếu tố để lý giải tình trạng này. Đồng thời, cần xem xét chiến lược về kháng sinh, thời gian qua đã điều trị bao vây nhưng tình trạng bệnh nhân không thay đổi; cân nhắc về thời gian thay quả lọc sớm...
Về đề xuất có nên dùng 2 mẫu huyết thanh của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 cho bệnh nhân này không, GS Kính cho biết hiện nay có 4 nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của huyết thanh song "có nơi bảo có thể tốt, có nơi lại không ăn thua". Ngoài ra, nồng độ kháng thể trong mẫu huyết thanh lưu trữ trong tủ lạnh cũng tự động thoái hóa. Vì thế, hai mẫu huyết thanh để từ lâu thì nồng độ huyết thanh đã giảm, nếu Bệnh viện muốn dùng thì cần định lượng lại lượng kháng thể.
"Chỉ với 2 mẫu huyết thanh này cũng không đủ vì thế Bệnh viện cố gắng xem xét lại toàn bộ quá trình điều trị để có", GS Kính nhấn mạnh.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đề xuất vì đã dùng nhiều loại kháng sinh nên việc các cấy bệnh phẩm khó mọc được vi khuẩn. Vì thế, Bệnh viện nên lấy mẫu gửi đi làm PCR. Ngoài ra cũng nên xem xét việc dùng thuốc an thần, giãn cơ.
BN 1536 là nữ 79 tuổi, từ Mỹ về ngày 13/1, có người nhà ở Mỹ mắc Covid-19, nhập viện ngày 15/1 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường túyp 2, tăng huyết áp. Theo các chuyên gia bệnh nhân diễn biến nhanh, tiên lượng tử vong cao. Bệnh nhân đã được nhiều lần hội chẩn quốc gia.
Bệnh nhân Covid-19 nặng ở Hà Nội cai ECMO "Bệnh nhân 793", 58 tuổi, quê Bắc Giang, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ổn định sức khỏe, cai ECMO sau 12 ngày can thiệp. Bộ Y tế chiều 7/9 cho biết bệnh nhân đã được kết thúc ECMO (tim phổi nhân tạo) từ ngày 4/9, rút ống nội khí quản ngày 5/9. Bệnh nhân đang thở oxy kính...