Thêm hơn 1,4 triệu liều vaccine AstraZeneca về đến TP Hồ Chí Minh
Sáng 27/8, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC cho biết, AstraZeneca đã chuyển thêm hai lô vaccine phòng COVID-19 về TP Hồ Chí Minh với tổng số 1.442.300 liều.
Đây là lần giao vaccine thứ 10 và 11 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vaccine COVID-19 giữa Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Hơn 1,4 triệu liều vaccine của Astra Zeneca đã về đến TP Hồ Chí Minh tối 26/8. Ảnh: VNVC
Hiện hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam gần 8,2 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca, trên tổng số gần 17 triệu liều vaccine này tại Việt Nam, được cung cấp qua Hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước. Vaccine của AstraZeneca hiện chiếm khoảng 64% nguồn cung vaccine COVID-19 trên cả nước.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường Châu Á mới nổi cho biết, việc tăng tốc cung ứng này chứng minh cam kết của AstraZeneca trong việc hỗ trợ hệ thống y tế Việt Nam chống lại đại dịch.
Đây là lần giao vaccine thứ 10 và 11 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vaccine COVID-19 giữa Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Ảnh: VNVC
“Trong tuần này, chúng tôi cũng vinh dự được tiếp đón Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh, ông Nguyễn Hoàng Long và phái đoàn Đại sứ quán Việt Nam đến trụ sở chính của AstraZeneca tại Anh. Chúng tôi đã có cuộc thảo luận sâu sắc về các lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ở cả hai quốc gia”, ông Nitin Kapoor nói.
Video đang HOT
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, liên tiếp các tuần nhận số lượng lớn vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, VNVC đã nỗ lực tăng tốc đẩy nhanh các khâu thủ tục cần thiết để bàn giao vaccine cho Bộ Y tế kịp thời chống dịch.
Vaccine của AstraZeneca hiện chiếm khoảng 64% nguồn cung vaccine COVID-19 trên cả nước. Ảnh: VNVC
Theo Giám đốc Cung Ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, bên cạnh việc chuyển giao phi lợi nhuận toàn bộ 30 triệu liều vaccine này cho Bộ Y tế, VNVC cũng cam kết hỗ trợ, tự chi trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình mua, tiếp nhận, bàn giao vaccine, ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.
“Ở thời điểm cam go này, chúng ta càng thấy ý nghĩa quan trọng của vaccine, mỗi liều vaccine là một cơ hội cứu sống một người dân” bà Thu Hà cũng chia sẻ.
Vaccine COVID-19 của AstraZeneca là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam để hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế.
DHL Express hỗ trợ vận chuyển thành công lô vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: DHL
Trước đó, nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế DHL Express cũng cho biết vừa tiếp tục hỗ trợ vận chuyển thành công lô vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech về tới TP Hồ Chí Minh, do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX. DHL Express đã sắp xếp việc vận chuyển các vaccine này trên chuyến bay từ Hoa Kỳ về Việt Nam và sau đó giao vaccine đến các địa điểm được chỉ định trong nước.
Những quốc gia Đông Nam Á nào đang tự phát triển vaccine COVID-19?
Nguồn cung vaccine COVID-19 hạn chế khiến nhiều nước quyết định chủ động tự phát triển và điều chế vaccine.
Đông Nam Á cũng không nằm ngoài cuộc đua tự phát triển vaccine COVID-19.
Theo tờ Straits Times, hiện nay có 3 quốc gia Đông Nam Á tự triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trong nước là Việt Nam, Singapore và Thái Lan.
Việt Nam
Vaccine Covivac đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Ở thời điểm này, Việt Nam có 2 vaccine COVID-19 phát triển trong nước được thử nghiệm lâm sàng là Nanocovax và Covivac.
Ngày 14/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vaccine Covivac do Viện Vaccine và Ssinh phẩm y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế sản xuất. IVAC bắt đầu nghiên cứu và phát triển vaccine Covivac từ tháng 5/2020. Vaccine Covivac đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
Trong khi đó, vaccine Nanocovax do Học viện Quân y phối hợp với công ty cổ phần sinh học dược Nanogen nghiên cứu, sản xuất, đang thử nghiệm giai đoạn thứ ba. Nanocovax được thử nghiệm trên người giai đoạn một từ ngày 10/12/2020.
Thái Lan
Một điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP
Từ đầu năm nay, Thái Lan đã khởi động thử nghiệm lâm sàng 3 loại vaccine được phát triển và điều chế trong nước. Cho đến nay, các nhà khoa học đánh giá cao kết quả thử nghiệm của hai loại vaccine là ChulaCov-19 (công nghệ mRNA) và NDV-HXP-S (vaccine bất hoạt).
Nhà nghiên cứu Kiat Ruxrungtham tại Đại học Chulalongkorn cho biết ChulaCov-19 đạt tỷ lệ cao trong phòng chống lây nhiễm COVID-19 và bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai từ tuần tới.
NDV-HXP-S do Tổ chức Dược phẩm Chính phủ phát triển đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai. Trong khi đó, vaccine thứ 3 Covigen mang công nghệ ADN đang ở giai đoạn một thử nghiệm trên người.
Singapore
Singapore đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng 3 loại vaccine COVID-19 công nghệ mRNA. Vaccine đầu tiên có tên ARCT-021 do công ty Mỹ Arcturus Therapeutics bắt tay cùng Trường Y Duke-NUS (Singapore) phát triển. ARCT-021 đang ở giai đoạn thứ nghiệm lâm sàng thứ hai.
Hai vaccine mới hơn cũng do Arcturus phát triển là ARCT-154 và ARCT-165, hướng tới chống 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 là Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Điều đáng chú ý là mỗi liều vaccine của Arcturus chỉ chứa 5 mcg mRNA, trong khi vaccine của Pfizer có 30 mcg và Moderna có 100 mcg.
Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu đà giảm điểm ở châu Á Chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) đã dẫn đầu làn sóng giảm điểm trên hầu hết thị trường châu Á vào chiều 27/7, khi Chính phủ Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý đối với lĩnh vực công nghệ. Ảnh minh họa: Economic Times/TTXVN Phiên này, chứng khoán Hong Kong đã kéo dài những tổn thất "khổng lồ" của ngày hôm trước....