Thêm hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng vào nhiều ngân hàng cuối năm
Bước vào quý cuối năm, nhiều ngân hàng liên tiếp ra thông báo tuyển dụng nhân sự cho nhiều vị trí làm việc trên cả nước.
Đáng chú ý, có ngân hàng tuyển dụng đến cả nghìn chỉ tiêu.
Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank) vừa đăng thông báo tuyển dụng 1.232 chỉ tiêu cho các chi nhánh trong hệ thống đợt 2 năm 2022.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh Cao Bằng. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Các vị trí tuyển dụng đợt này bao gồm: tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, pháp chế, thủ quỹ, kiểm ngân. Trong đó, tín dụng và kế toán là 2 vị trí có số lượng tuyển dụng cao nhất với lần lượt 638 và 444 chỉ tiêu.
Agribank yêu cầu ứng viên không quá 35 tuổi, một số trường hợp cần thu hút lao động giỏi, có kinh nghiệm thực tế hoặc trình độ đào tạo đạt loại giỏi, xuất sắc đúng chuyên ngành tại các trường đại học… thì không quá 40 tuổi.
Song song với đó, Agribank cũng đăng tuyển 21 chỉ tiêu làm việc cho các đơn vị thuộc Trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Trong đó có 20 chỉ tiêu cho các vị trí: kiểm toán viên lĩnh vực tín dụng, thanh toán quốc tế, chuyên viên phê duyệt tín dụng, chuyên viên giám sát làm việc tại TP Hồ Chí Minh và 1 kiểm toán viên về lĩnh vực tín dụng làm việc tại Cần Thơ.
Đối với các vị trí này, Agribank yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành phù hợp với các vị trí ứng tuyển thuộc các trường: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Ứng viên cần tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và giỏi hoặc tốt nghiệp loại khá thì cần có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phù hợp với vị trí đăng ký dự tuyển.
Không riêng Agribank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa đăng thông tin tuyển dụng hơn 200 chỉ tiêu tại nhiều khu vực trên cả nước.
Cụ thể, BIDV tuyển dụng 64 chỉ tiêu tại địa bàn miền núi phía Bắc, động lực phía Bắc ngoài Hà Nội, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên với 57 chỉ tiêu chuyên viên nghiệp vụ tín dụng (vị trí Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng); 2 chuyên viên nghiệp vụ kế toán (vị trí Kế toán, Giao dịch viên); 1 chuyên viên nghiệp vụ Tổ chức nhân sự; 1 chuyên viên nghiệp vụ Công nghệ thông tin; 1 nhân viên Nghiệp vụ tín dụng và 2 nhân viên Nghiệp vụ kế toán (vị trí Giao dịch viên).
Còn tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, động lực phía Nam ngoài TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, BIDV tuyển dụng 75 chỉ tiêu, bao gồm: 64 chuyên viên nghiệp vụ tín dụng (vị trí Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng); 10 chuyên viên nghiệp vụ kế toán (vị trí Kế toán, Giao dịch viên) và 1 nhân viên nghiệp vụ kế toán (vị trí Giao dịch viên).
Riêng tại Hà Nội, BIDV tuyển dụng 70 chỉ tiêu cho các vị trí: chuyên viên nghiệp vụ tín dụng (64 chỉ tiêu); chuyên viên nghiệp vụ Tổ chức nhân sự (1 chỉ tiêu); nhân viên Nghiệp vụ tín dụng (1 chỉ tiêu) và nhân viên Nghiệp vụ kế toán (4 chỉ tiêu).
Trước đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tuyển dụng nhân sự đợt 3 năm 2022 với 328 chỉ tiêu tại 84 chi nhánh hay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đợt tuyển dụng quy mô lớn lần thứ 6 trong năm cũng vừa kết thúc với 158 chỉ tiêu không yêu cầu kinh nghiệm và 26 chỉ tiêu có yêu cầu kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh các ngân hàng lớn, một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… cũng có nhu cầu cao về nhân sự.
Từ nay đến ngày 30/10/2022, SCB triển khai chương trình tuyển dụng tập trung “Vững sự nghiệp – Chắc tương lai” nhằm thu hút gần 300 nhân sự cho các vị trí chuyên viên, nhân viên khách hàng cá nhân; chuyên viên, nhân viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân và giao dịch viên trên toàn hệ thống.
Tương tự, Sacombank cũng vừa tuyển dụng tập trung 300 nhân sự trên toàn quốc, làm việc tại các điểm giao dịch với các vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân, doanh nghiệp; chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và đặc biệt là các vị trí thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Hội sở.
Từ đầu năm đến nay, hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng mới đã liên tục được nhiều ngân hàng công bố như tại: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)…
Nhu cầu nhân sự ngành ngân hàng tăng cao thời gian qua theo lí giải của một lãnh đạo ngân hàng là bởi nhiều vị trí đã bị khuyết sau đại dịch COVID-19, nhân viên chuyển vị trí công tác hoặc nghỉ việc… Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng đang triển khai mở rộng mạng lưới giao dịch và đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán tăng cao mùa cuối năm nên cần thiết phải bổ sung nhân sự cho các vị trí mới.
Tuy chỉ tiêu tuyển dụng lớn nhưng các ngân hàng cũng đưa ra nhiều yêu cầu cao về chuyên môn, nghiệp vụ… của ứng viên như phải tốt nghiệp đại học chính quy loại xuất sắc hoặc giỏi đối với chuyên ngành phù hợp vị trí ứng tuyển, hay phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương… Do đó, việc ngân hàng tuyển dụng được nhân sự có năng lực, chất lượng cao cũng như việc ứng viên trúng tuyển được vào các vị trí mong muốn sẽ không phải là việc dễ, nhất là với những ứng viên mới ra trường.
Room tín dụng nới thêm sẽ chảy về đâu?
Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm sẽ ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, giải quyết bài toán hỗ trợ khách hàng cá nhân khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả...
Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch VietinBank Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Đây là thông tin bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khẳng định với phóng viên TTXVN liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng.
Theo Tổng Giám đốc Sacombank, ngân hàng này vừa được cấp thêm room tín dụng là 4%, nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên 11%. Như vậy, từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ còn khoảng 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.
Bà Diễm nhấn mạnh room tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Còn với bất động sản, việc cho vay sẽ tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.
Thêm nữa, bà Diễm nhận định một số ngân hàng hiện rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, khan vốn nên phải cân đối tốt được dòng vốn mới có thể cho vay ra chứ không thể cho vay ào ào. Tại Sacombank, tuy thanh khoản dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng sẽ được kiểm soát chặt và chia ra cho 4 tháng cuối năm để đảm bảo tăng trưởng theo đúng mục tiêu.
Trước đó, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo báo chí cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với tổ chức tín dụng có đề nghị và gửi thông báo cho các đơn vị này. Việc điều chỉnh room tín dụng dựa trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Dù thông báo của Ngân hàng Nhà nước không đưa ra danh sách cụ thể các ngân hàng thương mại được nới room lần này, cũng như hạn mức nới cụ thể với mỗi ngân hàng, tuy nhiên, một số cái tên triển vọng được nới room lần này, ngoài Sacombank, còn có: Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank),
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)... Hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung cho các ngân hàng dao động từ 0,7-4%.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 26/8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay ở mức 14%. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" (Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng). Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch VietinBank...