Thêm hai thành phố trong lòng Hà Nội để giảm tải cho các quận nội thành
Với việc tập trung nguồn lực xây dựng các thành phố mới ở khu vực phía Bắc và phía Tây, TP Hà Nội đặt mục tiêu giảm tải về dân cư, hạ tầng giao thông, xã hội cho các quận trong nội đô lịch sử.
Ngày 21/11, hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, quan điểm điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này bám sát các nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển đô thị, nhất là Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch để Hà Nội phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các công cụ để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị.
TP Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực xây dựng thành phố phía Bắc và phía Tây nhằm giảm áp lực cho nội đô lịch sử. Ảnh: Hoàng Hà.
Cùng với đó, TP Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho đô thị, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố.
Video đang HOT
Việc điều chỉnh quy hoạch còn nhằm quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm. Đồng thời ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị – nông thôn.
Về mặt không gian đô thị, ông Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội định hướng các trục đô thị chính ở khu vực nội đô, vùng ven và các thành phố trực thuộc tại các huyện phía Tây, phía Bắc.
Cụ thể, Hà Nội sẽ lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm với thiết kế đô thị hài hoà hai bên sông. Dọc đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô sẽ thiết lập trục đô thị vùng ven.
Trục đường Nhật Tân – Nội Bài sẽ phát triển các đô thị thông minh, đồng thời, xây dựng các đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng.
Trong quy hoạch, thành phố Hà Nội cũng tính đến phương án bố trí sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô tại khu vực phía Nam.
Cùng với đó, Hà Nội cũng tính đến xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại các huyện phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây ( vùng Hòa Lạc, Xuân Mai).
Phó Chủ tịch Hà Nội cho biết, bản điều chỉnh quy hoạch cũng nghiên cứu mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối tổng thể với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu các tuyến đường trục chính, cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và các tuyến sông chính khác.
Thành phố Hà Nội cũng định hướng các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, kế hoạch xây dựng thêm 2 thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, thành phố ở phía Bắc sông Hồng, gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn. Đây sẽ là thành phố dịch vụ, hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này.
Thành phố thứ hai trong lòng Thủ đô Hà Nội dự kiến được xây dựng ở phía Tây, khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.
Vữa trần rơi trúng người, làm bị thương hai học sinh ở Hà Nội
Ngày 6/9, hai học sinh Trường THPT Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) bị thương do vữa trần lớp học rơi trúng vào lưng.
Tối 6/9, bà Đào Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) xác nhận thông tin trên. Sự việc diễn ra vào trưa cùng ngày, khi các học sinh đang ra ngoài ăn trưa, chỉ có vài em trong lớp. Không may, vữa trần lớp học rơi trúng vào lưng hai học sinh khiến các em bị thương nhẹ. Nhà trường đang tiếp tục theo dõi sức khoẻ 2 học sinh này.
Vữa trần rơi trong lớp học của Trường THPT Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội).
Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà trường khẩn trương gửi báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh và Sở GD&ĐT Hà Nội, đồng thời cho rà soát lại toàn bộ trần nhà các lớp học để tránh trường hợp tương tự xảy ra.
Theo Hiệu trưởng, vữa trần rơi xuống là do trường xây dựng đã lâu, qua vài trận mưa nên vữa trần bị ngấm nước, bở ra và rơi xuống. Trước năm học mới, nhà trường thường xuyên đi chọc trần các lớp để kiểm tra.
Cô Lan cho biết thêm, huyện Mê Linh đang đưa trường vào dự án xây mới, vì thế tạm thời trường chỉ có thể khắc phục bằng cách chọc tường kiểm tra, không được cấp kinh phí để tu sửa mới.
Gần đây, các vụ tai nạn ở trường học liên tiếp xảy ra khiến phụ huynh, học sinh hoang mang về chất lượng cơ sở vật chất và sự an toàn trong trường. Cuối tháng 4, quạt trần rơi trúng người một học sinh lớp 6A7 - phòng học số 307 khu nhà A, Trường THCS Vĩnh Quỳnh, hanh Trì, Hà Nội khiến em này bị thương ở cằm. Nguyên nhân được xác định là do sơ suất trong việc lắp đặt quạt trần mới từ đầu năm học 2021-2022.
Giữa tháng 4/2021, tại Trường Tiểu học Hoàng Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn khi dùng thang máy để vận chuyển hàng khiến một nhân viên tử vong tại chỗ.
Ứng dụng công nghệ địa chỉ số Make in Vietnam chia chọn, phát hàng hóa tới khách hàng Mới đây, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đưa vào hoạt động Trung tâm Vận chuyển và Kho vận khu vực phía Bắc tại Mê Linh (Hà Nội) cùng hệ thống chia chọn tự động công nghệ Cross Belt hiện đại. Nhân viên bưu điện đưa bưu phẩm lên hệ thống để tự động kiểm phân chia tới các bưu...