Thêm gần 68 triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm qua công bố một báo cáo mới ước tính đến năm 2022 có khoảng 155,2 triệu người ở châu Á và Thái Bình Dương sống trong tình trạng nghèo cùng cực.
Con số trên nhiều hơn 67,8 triệu người so với mức nếu không có đại dịch Covid-19 và tình trạng chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát.
Nghèo cùng cực được định nghĩa là sống với mức thu nhập dưới 2,15 USD (51.500 đồng)/ngày, dựa trên giá cả năm 2017 và đã được điều chỉnh theo sức mua và lạm phát, theo thông cáo báo chí được đăng trên trang web của ADB.
Bà mẹ cõng con nhỏ chờ lấy thực phẩm cứu trợ ở Ethiopia năm 2021. Ảnh REUTERS
Để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng, các chính phủ ở châu Á và Thái Bình Dương có thể tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và tăng cường hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, các chính phủ có thể cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ tài chính, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy đổi mới công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực, theo báo cáo.
Lạm phát phi mã, bếp ăn mót đồ thừa nấu cho người nghèo ở Argentina
Đại dịch COVID-19 đẩy lùi nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở châu Á thêm 2 năm
Đại dịch COVID-19 đã kéo lùi cuộc chiến chống đói nghèo ở châu Á và Thái Bình Dương ít nhất 2 năm và nhiều nơi tại khu vực này sẽ khó khăn hơn trước để thoát đói nghèo.
Đây là nhận định được đưa ra trong một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 24/8.
Người lao động nhập cư khai báo tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế khi trở lại tìm việc ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo Các Chỉ số chính châu Á - Thái Bình Dương 2022, tăng trưởng kinh tế của khu vực năm nay được chờ đợi sẽ giảm bớt tình trạng nghèo đói cùng cực (sống với mức dưới 1,90 USD/người/ngày) xuống mức đáng lẽ đã đạt được vào năm 2020 nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra. Báo cáo cho biết đại dịch đã làm gián đoạn xu hướng giảm nghèo lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao và việc hạn chế tiếp cận với mạng lưới an sinh xã hội.
ADB đã từng cảnh báo rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến sự chậm lại rõ rệt trong các Mục tiêu phát triển bền vững do khu vực này đặt ra. Điều này đồng nghĩa với việc không thể tránh khỏi sự chậm trễ trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội cũng như cải thiện tính dịch chuyển xã hội (sự di chuyển của các cá nhân, gia đình, hộ gia đình hoặc các tầng lớp trong một xã hội).
Báo cáo nêu rõ quá trình phục hồi có thể không phù hợp với nhiều nền kinh tế khu vực trong khi đại dịch có thể gây tác động nghiêm trọng hơn không chỉ đối với thu nhập của người dân mà còn tình trạng nghèo đói, như mất an ninh lương thực và việc tiếp cận thiếu bình đẳng với các dịch vụ y tế và giáo dục.
Nhà kinh tế trưởng Albert Park của ADB nhận định người nghèo và những người dễ bị tổn thương là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19, trong khi các nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, nhiều người có thể nhận thấy việc thoát khỏi đói nghèo trở nên khó khăn hơn trước đây.
Theo báo cáo, đến năm 2030, tỷ lệ nghèo cùng cực tại châu Á - Thái Bình Dương dự kiến giảm xuống dưới 1%. Cũng trong thời gian này, dự báo khoảng 25% dân số tại khu vực được coi là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, báo cáo cho biết triển vọng này đang bị đe dọa bởi sự khác biệt về tính dịch chuyển xã hội và những bất ổn khác, chẳng hạn như khả năng suy thoái, lạm phát, xung đột đang diễn ra liên quan đến các tác nhân chính trên toàn cầu, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng và các cú sốc về giá năng lượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo về kinh tế toàn cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng nhẹ ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023. Tuy nhiên, tổ chức này tiếp tục cảnh báo về những thách thức dai dẳng trong trung hạn. Container ở Frankfurt, Đức. Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã ngừng suy giảm nhưng đang gặp khó khăn trong tăng trưởng. Ảnh: AP Các ước...