Thêm dự án tiền ảo của người Việt chiếm đoạt tiền nhà đầu tư rồi bỏ trốn
Dựa trên các thông tin gồm ảnh chụp chân dung cận cảnh, ảnh chụp chứng minh nhân dân được PinkSale cung cấp công khai, nhiều người dùng đã nhận ra những người đứng sau dự án Floki Iron đều là người Việt.
Sáng 10/1/2022, PinkSale – một nền tảng launchpad chuyên đóng vai trò hỗ trợ cho các dự án blockchain mới có thể huy động được vốn – đã phát ra thông báo về một dự án có dấu hiệu lừa đảo có tên Floki Iron.
” Sau khi thực hiện một cuộc điều tra sâu rộng về các sự kiện hậu presale và đợt ra mắt dự án có tên Floki Iron, chúng tôi đã đưa ra kết luận rằng những người đứng sau dự án này đã cố tình lừa dối các nhà đầu tư của họ và rút trộm tiền từ thanh khoản“, thông báo của PinkSale trên nhóm Telegram chính thức của launchpad này.
Theo các tài liệu được dự án này cung cấp, Floki Iron được phát triển trên nền tảng Binance Smart Chain, thuộc lĩnh vực Defi (tài chính phi tập trung). Dựa biểu tượng và tên gọi, Floki Iron (tên token: FIT) được xếp vào nhóm “memecoin” có tên động vật, tương tự như các dự án Dogecoin, Shiba Inu coin, Aquagoat hay Dolphin coin. Đáng lưu ý, trên website của Floki Iron không công khai danh tính của nhóm phát triển đứng sau.
Trên website của Floki Iron, dự án này tự nhận mình là “công ty tiền điện tử đáng tin cậy nhất”
Được biết, vào ngày 22/12, Floki Iron đã tiến hành một đợt mở bán public sale (bán công khai) cho các nhà đầu tư trên PinkSale với số vốn cần huy động tối đa là 100 đồng Binance Coin (BNB). Số BNB này có giá trị quy đổi khoảng 53,5 nghìn USD vào thời điểm 22/12, tương đương hơn 1,2 tỷ đồng, và đã được huy động hết trong vòng vài tiếng.
Tuy nhiên, sau đó 1 ngày, khi được niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwaps, giá trị FIT (token của Floki Iron) đã lập tức mất toàn bộ giá trị do thanh khoản của đồng token này đã bị rút ra, theo số liệu từ PooCoin Chart. Sau đó, các kênh truyền thông của dự án này trên Twitter và Facebook đã lập tức bị xóa.
” Điều này đồng nghĩa với việc, 100 đồng BNB của các nhà đầu tư tham gia vòng public sale trước đó một ngày có thể đã bị nhóm phát triển Floki Iron chiếm đoạt và biến mất“, Nguyễn Hoàng Long, một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại Hà Nội nhận định về vụ việc.
Video đang HOT
Nhóm phát triển người Việt đứng sau dự án lừa đảo nhà đầu tư?
Theo PinkSale, đơn vị này đã thử nhiều lần liên lạc với nhóm phát triển Floki Iron nhưng không có kết quả. Do vậy, PinkSale đã quyết định công khai toàn bộ thông tin của một loạt những người (được cho là) đứng sau dự án này. Đây đều là những thông tin cá nhân được PinkSale tự động thu thập từ KYC (know you customer), vốn là quy trình để xác định và xác minh danh tính khi các dự án blockchain muốn đăng ký huy động vốn trên nền tảng launchpad này.
” Chúng tôi đã cố gắng bằng mọi cách có thể để liên hệ với chủ sở hữu và nhà phát triển, nhưng không có kết quả. Do đó, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc công khai giấy tờ tùy thân của họ để bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi sự kiện này đều có thể theo đuổi các hành động pháp lý. Chúng tôi rất coi trọng sự an toàn của người dùng PinkSale và sẽ không né tránh việc công bố thông tin cá nhân của những người sử dụng nền tảng của chúng tôi để tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp“, thông báo của PinkSale ghi rõ.
Toàn bộ thông tin bao gồm ảnh chân dung, ảnh chụp CMND của một loạt cá nhân (được cho là) đứng sau dự án Floki Iron. Những thông tin này được chính các cá nhân trên cung cấp cho PinkSale trong quá trình KYC.
Đáng chú ý, dựa trên các thông tin gồm ảnh chụp chân dung cận cảnh, ảnh chụp chứng minh nhân dân được PinkSale cung cấp công khai, nhiều người dùng đã nhận ra những người đứng sau dự án Floki Iron đều là người Việt. Việc phân tích địa chỉ IP cũng cho thấy các cá nhân này hiện đang sinh sống tại Hà Nội, TP.HCM và Thái Nguyên. Đặc biệt, bên cạnh Floki Iron, nhóm phát triển này cũng (được cho là) đang thực hiện một dự án blockchain khác có tên CyberTron Planet, theo thông tin được công bố bởi PinkSale.
” Chúng tôi đã phát hiện ra rằng dự án cybertrontoken.io có cùng chủ sở hữu với flokiiron.io, vui lòng không đầu tư vào vòng pre-sale của họ“, PinkSale khuyến cáo trong nhóm Telegram chính thức của mình.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, đã có tới 2 dự án tiền điện tử của người Việt bị tố cáo lừa đảo nhà đầu tư. Trước đó, dự án GameFi CryptoBike cũng bị tố dùng chiêu trò chiếm đoạt 1,4 triệu USD rồi bỏ trốn khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sau đó đã truy vết thành công được danh tính nhóm phát triển người Việt đứng sau CryptoBike, buộc những cá nhân này sau đó phải bồi thường.
Mặc dù vậy, những vụ việc của Floki Iron hay CryptoBike đang vô hình trung khiến một số dự án blockchain làm thật ăn thật tại Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt dư luận.
” Việc một số dự án GameFi đến từ Việt Nam gây mất niềm tin trong dư luận đang ảnh hưởng không nhỏ tới chiến dịch truyền thông của một số dự án blockchain do người Việt phát triển, vốn được đầu tư rất nghiêm túc. Mặc dù những dự án sắp ra mắt này đều đặt mục tiêu mang lại giá trị lớn nhất cho người dùng và không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, những định kiến có sẵn có thể sẽ khiến cộng đồng quốc tế cảm thấy e ngại ngay cả khi chưa thực hiện quyết định đầu tư“, ông Cảnh Hồ, co-founder người Việt của VerseHub, công ty đang phát triển dự án mạng xã hội 3.0 theo định hướng Metaverse mang tên NextVerse, nhận định.
Nhà đầu tư 'mất Tết' vì bị lừa đảo dự án tiền ảo
Ngay trước thềm năm mới, các nhà đầu tư dự án MetaDAO đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo trị giá 3,2 triệu USD.
Ngày 28/12, công ty bảo mật blockchain PeckShield cảnh báo MetaDAO đã "cuỗm" hơn 800 ETH (tương đương 3,2 triệu USD) của nhà đầu tư và chuyển chúng sang Tornado Cash. Đây là một giao thức bảo mật làm ẩn đi những giao dịch Ethereum của người dùng. Hành động của MetaDAO được gọi chung là Rug Pull hay "rút thảm".
Trước vụ MetaDAO, giới đầu tư quốc tế còn sốc trước màn "ăn cắp" hơn 58 triệu USD từ AnubisDAO. AnubisDAO từng tạo nên kỳ tích khi huy động được gần 60 triệu USD chỉ sau một đêm mặc dù dự án không hề có web hay sách trắng. Tuy nhiên, chỉ sau 20 giờ, tất cả số tiền đó đã "bay hơi" khỏi nhóm thanh khoản của AnubisDAO khiến các nhà đầu tư không kịp trở tay.
Rug Pull là một loại lừa đảo phổ biến trong những thị trường tiền điện tử, khi đó các nhà điều hành dự án kêu gọi nhà đầu tư rót tiền trước khi "đem con bỏ chợ" và biển thủ tiền của "con mồi".
Rug Pull nguy hiểm như thế nào?
:Rút thảm" là mặt tối đáng sợ trong thị trường tiền điện tử. Tại bất kỳ nền tài chính nào, xuất hiện quá nhiều hiện tượng Rug Pull sẽ làm hạn chế sự phát triển tại thị trường đó.
Theo Kim Grauer, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Chainalysis, những vụ lừa đảo sẽ đe dọa việc xây dựng lòng tin trong hệ sinh thái điện tử. Điều này có thể khiến cho nhiều người e ngại khi đầu tư vào tài sản kỹ thuật số.
"Rug Pull khiến số vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền điện tử ghi nhận năm nay tăng nhanh. Cùng với gian lận tài chính, các vụ "rút thảm" khai thác triệt để những lỗ hổng khác nhau trong không gian tiền số. Tổng thiệt hại mà các nhà đầu tư phải nhận năm 2021 lên tới 2,8 tỷ USD", bà Grauer cho hay.
Dù Rug Pull là hình thức phạm tội tương đối mới mẻ, bà Grauer tin rằng chúng sẽ ngày càng phổ biến trong hệ sinh thái DeFi. Theo Chainalysis, "rút thảm" chiếm 37% tổng doanh thu từ các hoạt động lừa đảo tiền điện tử năm 2021, so với chỉ 1% vào năm 2020.
Rug Pull không chỉ tác động tới hệ thống DeFi, nó còn ảnh hưởng đến cả thị trường NFT. Gần đây nhất, cộng đồng CLB du thuyền Bored Ape đã trở thành nạn nhân trong một vụ Rug Pull khi một số thành viên quyết định kết nối ví của họ với NFT từ liên kết đăng trên kênh Discord của CLB.
Các nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình
Với bất kỳ nền tài chính nào, vấn nạn lừa đảo là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong thị trường tiền kỹ thuật số. Do đó, người dùng phải tự nghiên cứu để bảo vệ chính mình.
Nhiều nền tảng DeFi đã bị tấn công mà không cần mã xác thực, việc Rug Pull trở nên phổ biến là do cách tạo ra các mã token mới trên chuỗi khối Ethereum vô cùng dễ dàng. Chúng có thể được liệt kê trên các sàn giao dịch phi tập trung mà không cần mã xác nhận.
Thị trường tiền ảo là một loại hình đầu tư mới nên có rất ít dữ liệu để phân tích, do đó vẫn chưa có phương pháp cụ thể nào nhằm bảo vệ người dùng khỏi những chiêu trò lừa đảo.
Muốn tự bảo vệ mình trên thị trường số, các nhà đầu tư hãy bắt đầu bằng việc thẩm định càng nhiều càng tốt. Hãy nhìn vào hồ sơ mạng xã hội hay mã token để biết trải nghiệm của những người dùng khác, chú ý vào những đánh giá tiêu cực, tránh các đánh giá tự động. Đồng thời, kiểm tra kỹ mạng xã hội cá nhân của các nhà phát triển; xem xét những mối quan hệ trong ngành và nền tảng việc làm để đảm bảo lai lịch rõ ràng của họ.
Nếu đầu tư 1 tỷ vào đồng coin có dấu hiệu lừa đảo mà ViruSs từng kêu gọi mua, bạn sẽ bị "bốc hơi" bao nhiêu? Những drama xung quanh chuyện ViruSs kêu gọi đầu tư vào thị trường tiền số đang nhận được sự quan tâm của đông đảo netizen và các nhà đầu tư. Cách đây không lâu, "drama" giữa ViruSs và một chuyên gia đầu tư có tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính có tên Zet Under (tên thật: Trần Văn Phúc) nhận...